Khi quyền cổ đông sáng lập bị tước bỏ
Những ngày này, Công trường Thủy điện Hương Sơn (Hà Tĩnh) bị đình trệ do chính những tranh chấp trong nội bộ cổ đông
Những ngày này, Công trường Thủy điện Hương Sơn (Hà Tĩnh) dầm trong mưa, tuyến đường duy nhất men theo vách núi lầy lội và nguy hiểm, tiến độ thi công gián đoạn.
Nhưng sự đình trệ và phức tạp nhất lại xuất phát từ chính những tranh chấp trong nội bộ cổ đông.
Những trường hợp tương tự đã xảy ra ở một số công ty cổ phần, nhưng với các ban ngành chức năng Hà Tĩnh, đây là một bài toán mới. Vụ việc kéo dài và có khả năng phải nhờ đến sự can thiệp của tòa án.
Giấy phép kinh doanh: lập, hủy rồi tái lập
Ngày 14/11/2003, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Tĩnh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho Công ty Cổ phần Thủy điện Hương Sơn (Thủy điện Hương Sơn) với vốn điều lệ 80 tỷ đồng, do 4 thành viên tham gia góp vốn, gồm:
Tổng công ty Cơ khí xây dựng (408.000 cổ phần), Công ty Điện lực I (200.000 cổ phần), Tổng công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh (112.000 cổ phần) và Công ty Đầu tư xây dựng hạ tầng và giao thông đô thị (80.000 cổ phần).
Trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thay đổi lần thứ nhất ngày 15/12/2005, vốn điều lệ được tăng lên 161,7 tỷ đồng, cổ đông Công ty Điện lực I được thay bằng Tổng công ty Sông Đà (452.760 cổ phần), các cổ đông còn lại được giữ nguyên, gồm Tổng công ty Cơ khi Xây dựng (517.440 cổ phần), Tổng công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh (323.400 cổ phần) và Công ty Đầu tư Xây dựng hạ tầng và giao thông đô thị (323.400 cổ phần).
Những thay đổi trên diễn ra bình thường và thuận lợi. Câu chuyện chỉ bắt đầu khi ngày 8/6/2006, Công ty Đầu tư Xây dựng hạ tầng và giao thông đô thị (Công ty Hạ tầng) có đơn xin thôi tham gia cổ đông Thủy điện Hương Sơn. Trong đơn nêu: “Do một số mục tiêu sản xuất kinh doanh của công ty có thay đổi nên công ty không tiếp tục đầu tư vào dự án công trình Thủy điện Hương Sơn, để tập trung vào dự án khác”.
Theo đó, công ty này “xin không tham gia cổ đông sáng lập Thủy điện Hương Sơn nữa và đồng ý chuyển nhượng số cổ phần đang sở hữu cho các cổ đông khác trong Thủy điện Hương Sơn hoặc các nhà đầu tư khác có nhu cầu”.
Ngày 1/12/2006, căn cứ hồ sơ của Thủy điện Hương Sơn, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Tĩnh đã cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thay đổi lần 2 cho Thủy điện Hương Sơn, trong đó chỉ còn 3 thành viên sáng lập, không còn Công ty Hạ tầng.
Công ty Hạ tầng biết được thay đổi này qua website của Công ty Chứng khoán Bảo Việt và có đơn phản đối với lý do số cổ phần của họ chưa được chuyển nhượng nên không thể bị loại khỏi danh sách cổ đông sáng lập.
Ngày 29/3/2007, Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Tĩnh có Quyết định số 10/QĐ-ĐKKD, khôi phục giá trị và hiệu lực pháp lý của giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thay đổi lần 1, hủy thay đổi lần 2 của Thủy điện Hương Sơn; vị trí cổ đông sáng lập của Công ty Hạ tầng được trả lại.
Mất quyền cổ đông sáng lập, tranh chấp kéo dài
Sau những thay đổi trên, ngày 10/7/2007, Thủy điện Hương Sơn có đơn khiếu nại. Đoàn thanh tra được thành lập. Và ngày 28/9/2007, UBND tỉnh Hà Tĩnh chính thức có Quyết định số 2570/QĐ-UBND giải quyết khiếu nại của Thủy điện Hương Sơn, trong đó khẳng định:
“Việc Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư ban hành Quyết định số 10/QĐ-ĐKKD ngày 29/3/2007 hủy bỏ các nội dung Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh ngày 1/12/2006 (thay đổi lần 2) của Thủy điện Hương Sơn là không cần thiết, chưa đủ cơ sở và chưa đúng thẩm quyền”.
UBND tỉnh Hà Tĩnh cũng chấp nhận khiếu nại của Thủy điện Hương Sơn về việc yêu cầu hủy bỏ Quyết định số 10/QĐ-ĐKKD của Phòng Đăng ký kinh doanh nói trên, đồng thời yêu cầu phục hồi Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh thay đổi lần 2 của Thủy điện Hương Sơn. Từ đây, quyền cổ đông sáng lập của Công ty Hạ tầng chính thức bị tước bỏ.
Ngày 21/11/2007, Công ty Hạ tầng tiếp tục có đơn khiếu nại chính UBND tỉnh Hà Tĩnh với lập luận: “Đến thời điểm hiện nay, việc chuyển nhượng cổ phần của Công ty Hạ tầng tạo Thủy điện Hương Sơn vẫn chưa diễn ra, chưa có bản án, quyết định nào của tòa án làm chấm dứt quyền sở hữu cổ phần của chúng tôi tại Thủy điện Hương Sơn. Như vậy tư cách cổ đông sáng lập và quyền sở hữu cổ phần của chúng tôi tại Thủy điện Hương Sơn chưa chấm dứt”.
Trên thực tế, ngày 11/7/2006, Đại hội cổ đông Thủy điện Hương Sơn đã có Nghị quyết đồng ý cho Công ty Hạ tầng rút khỏi cổ đông sáng lập và phân chia tỷ lệ vốn góp cho các cổ đông còn lại.
Nhưng theo Công ty Hạ tầng, đó là đại hội cổ đông bất thường và lãnh đạo công ty không thể tham dự vì đi công tác nước ngoài; Nghị quyết cũng không được chuyển tới Công ty Hạ tầng trong vòng 15 ngày kể từ ngày bế mạc như quy định trong Điều lệ.
Đại hội cổ đông nói trên cũng đã quyết định “trả lại số tiền mà Công ty Hạ tầng đã góp vốn điều lệ” và “thống nhất phân chia số cổ phần của Công ty Hạ tầng”.
Sự việc nhùng nhằng khi Công ty Hạ tầng không chấp nhận lấy lại tiền vốn góp, cộng với lãi suất và trượt giá. Công ty này cũng cho rằng quyền và lợi ích của họ bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi tư cách cổ đông sáng lập bị tước bỏ, dù trên thực tế chưa có chuyển nhượng.
Khiếu nại và tranh chấp nội bộ vẫn tiếp tục kéo dài, tiến độ công trình Thủy điện Hương Sơn vẫn bị níu kéo; ước tính, mỗi tháng chậm phát điện, thiệt hại sẽ cộng thêm 10 tỷ đồng.
Nhưng sự đình trệ và phức tạp nhất lại xuất phát từ chính những tranh chấp trong nội bộ cổ đông.
Những trường hợp tương tự đã xảy ra ở một số công ty cổ phần, nhưng với các ban ngành chức năng Hà Tĩnh, đây là một bài toán mới. Vụ việc kéo dài và có khả năng phải nhờ đến sự can thiệp của tòa án.
Giấy phép kinh doanh: lập, hủy rồi tái lập
Ngày 14/11/2003, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Tĩnh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho Công ty Cổ phần Thủy điện Hương Sơn (Thủy điện Hương Sơn) với vốn điều lệ 80 tỷ đồng, do 4 thành viên tham gia góp vốn, gồm:
Tổng công ty Cơ khí xây dựng (408.000 cổ phần), Công ty Điện lực I (200.000 cổ phần), Tổng công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh (112.000 cổ phần) và Công ty Đầu tư xây dựng hạ tầng và giao thông đô thị (80.000 cổ phần).
Trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thay đổi lần thứ nhất ngày 15/12/2005, vốn điều lệ được tăng lên 161,7 tỷ đồng, cổ đông Công ty Điện lực I được thay bằng Tổng công ty Sông Đà (452.760 cổ phần), các cổ đông còn lại được giữ nguyên, gồm Tổng công ty Cơ khi Xây dựng (517.440 cổ phần), Tổng công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh (323.400 cổ phần) và Công ty Đầu tư Xây dựng hạ tầng và giao thông đô thị (323.400 cổ phần).
Những thay đổi trên diễn ra bình thường và thuận lợi. Câu chuyện chỉ bắt đầu khi ngày 8/6/2006, Công ty Đầu tư Xây dựng hạ tầng và giao thông đô thị (Công ty Hạ tầng) có đơn xin thôi tham gia cổ đông Thủy điện Hương Sơn. Trong đơn nêu: “Do một số mục tiêu sản xuất kinh doanh của công ty có thay đổi nên công ty không tiếp tục đầu tư vào dự án công trình Thủy điện Hương Sơn, để tập trung vào dự án khác”.
Theo đó, công ty này “xin không tham gia cổ đông sáng lập Thủy điện Hương Sơn nữa và đồng ý chuyển nhượng số cổ phần đang sở hữu cho các cổ đông khác trong Thủy điện Hương Sơn hoặc các nhà đầu tư khác có nhu cầu”.
Ngày 1/12/2006, căn cứ hồ sơ của Thủy điện Hương Sơn, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Tĩnh đã cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thay đổi lần 2 cho Thủy điện Hương Sơn, trong đó chỉ còn 3 thành viên sáng lập, không còn Công ty Hạ tầng.
Công ty Hạ tầng biết được thay đổi này qua website của Công ty Chứng khoán Bảo Việt và có đơn phản đối với lý do số cổ phần của họ chưa được chuyển nhượng nên không thể bị loại khỏi danh sách cổ đông sáng lập.
Ngày 29/3/2007, Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Tĩnh có Quyết định số 10/QĐ-ĐKKD, khôi phục giá trị và hiệu lực pháp lý của giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thay đổi lần 1, hủy thay đổi lần 2 của Thủy điện Hương Sơn; vị trí cổ đông sáng lập của Công ty Hạ tầng được trả lại.
Mất quyền cổ đông sáng lập, tranh chấp kéo dài
Sau những thay đổi trên, ngày 10/7/2007, Thủy điện Hương Sơn có đơn khiếu nại. Đoàn thanh tra được thành lập. Và ngày 28/9/2007, UBND tỉnh Hà Tĩnh chính thức có Quyết định số 2570/QĐ-UBND giải quyết khiếu nại của Thủy điện Hương Sơn, trong đó khẳng định:
“Việc Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư ban hành Quyết định số 10/QĐ-ĐKKD ngày 29/3/2007 hủy bỏ các nội dung Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh ngày 1/12/2006 (thay đổi lần 2) của Thủy điện Hương Sơn là không cần thiết, chưa đủ cơ sở và chưa đúng thẩm quyền”.
UBND tỉnh Hà Tĩnh cũng chấp nhận khiếu nại của Thủy điện Hương Sơn về việc yêu cầu hủy bỏ Quyết định số 10/QĐ-ĐKKD của Phòng Đăng ký kinh doanh nói trên, đồng thời yêu cầu phục hồi Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh thay đổi lần 2 của Thủy điện Hương Sơn. Từ đây, quyền cổ đông sáng lập của Công ty Hạ tầng chính thức bị tước bỏ.
Ngày 21/11/2007, Công ty Hạ tầng tiếp tục có đơn khiếu nại chính UBND tỉnh Hà Tĩnh với lập luận: “Đến thời điểm hiện nay, việc chuyển nhượng cổ phần của Công ty Hạ tầng tạo Thủy điện Hương Sơn vẫn chưa diễn ra, chưa có bản án, quyết định nào của tòa án làm chấm dứt quyền sở hữu cổ phần của chúng tôi tại Thủy điện Hương Sơn. Như vậy tư cách cổ đông sáng lập và quyền sở hữu cổ phần của chúng tôi tại Thủy điện Hương Sơn chưa chấm dứt”.
Trên thực tế, ngày 11/7/2006, Đại hội cổ đông Thủy điện Hương Sơn đã có Nghị quyết đồng ý cho Công ty Hạ tầng rút khỏi cổ đông sáng lập và phân chia tỷ lệ vốn góp cho các cổ đông còn lại.
Nhưng theo Công ty Hạ tầng, đó là đại hội cổ đông bất thường và lãnh đạo công ty không thể tham dự vì đi công tác nước ngoài; Nghị quyết cũng không được chuyển tới Công ty Hạ tầng trong vòng 15 ngày kể từ ngày bế mạc như quy định trong Điều lệ.
Đại hội cổ đông nói trên cũng đã quyết định “trả lại số tiền mà Công ty Hạ tầng đã góp vốn điều lệ” và “thống nhất phân chia số cổ phần của Công ty Hạ tầng”.
Sự việc nhùng nhằng khi Công ty Hạ tầng không chấp nhận lấy lại tiền vốn góp, cộng với lãi suất và trượt giá. Công ty này cũng cho rằng quyền và lợi ích của họ bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi tư cách cổ đông sáng lập bị tước bỏ, dù trên thực tế chưa có chuyển nhượng.
Khiếu nại và tranh chấp nội bộ vẫn tiếp tục kéo dài, tiến độ công trình Thủy điện Hương Sơn vẫn bị níu kéo; ước tính, mỗi tháng chậm phát điện, thiệt hại sẽ cộng thêm 10 tỷ đồng.