“Không có chuyện nhà thu nhập thấp bị ế”
Lãnh đạo Bộ Xây dựng khẳng định không có chuyện nhà thu nhập thấp bị ế hoặc bị người dân tẩy chay
“Ở Hà Nội có tất cả khoảng 4 triệu hộ gia đình, trong khi chỉ có 15 nghìn căn hộ đã và đang triển khai, còn số đã hoàn thành bán ra cũng mới chỉ 5 nghìn căn nên không thể có chuyện nhà thu nhập thấp bị ế được”.
Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam với VnEconomy trước một số thông tin cho rằng, tình trạng các dự án nhà thu nhập thấp trên địa bàn Hà Nội đang bị ế, thậm chí bị khách hàng tẩy chay vì giá bán quá cao, cộng với các điều kiện ràng buộc khá ngặt nghèo.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam, trong thời gian qua một số cơ quan truyền thông đưa tin nhà thu nhập thấp bị ế là không chính xác, có thể do không nắm rõ thông tin hoặc thiếu thiện chí.
Bởi lẽ, theo ông Nam, cả nước hiện có gần 90 triệu dân, trong đó 30 triệu dân số sống ở đô thị. Và trong đó có 80% là người nghèo, thiếu nhà ở.
Còn tại Hà Nội và Tp.HCM, hiện vẫn có gần 200 nghìn hộ ở dưới 5m2/người. Thậm chí có đại biểu Quốc hội của đoàn Hà Nội đang ở nhà 6m2/người. Hà Nội chỉ có 15 nghìn căn hộ thu nhập thấp, trong khi có 4 triệu hộ gia đình, tức chiếm 0,5%. Số căn hoàn thành bán ra thị trường cũng chỉ khoảng 5 nghìn căn.
Trong khi nhiều nước trên thế giới đều có chương trình xây hàng triệu căn hộ cho người thu nhập thấp. Ở Singapore, ông Nam cho biết, quốc gia này dân số chỉ có 4,5 triệu dân nhưng có đến 90% dân số ở nhà ở xã hội (!?).
Tuy nhiên, đại diện lãnh đạo Bộ Xây dựng cũng thừa nhận, hiện có tình trạng một số dự án phát triển theo cơ chế thị trường, doanh nghiệp tự bỏ vốn ra là chính, còn nhà nước chỉ hỗ trợ về chính sách. Nhưng do số lượng căn hộ còn ít nên nhà nước khống chế rất chặt chẽ điều kiện và đối tượng, do đó số người đủ điều kiện được mua bị hạn chế, dẫn tới một số dự án hiện chưa bán hết.
“Chính phủ quy định người dân Hà Nội có thể mua nhà ở bất kỳ khu vực nào, thế nhưng UBND Hà Nội lại quy định chỉ có người ở khu vực huyện Gia Lâm mới được mua các dự án trên địa bàn huyện này đã vô tình làm hạn chế số người mua”, ông Nam nói.
Để tháo gỡ các vướng mắc về thủ tục, quy định, Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam cho hay, trong nghị định của Bộ Xây dựng trình Chính phủ sắp tới sẽ nới rộng điều kiện được mua nhà thu nhập thấp ra rất nhiều: chẳng hạn về thu nhập thì nới từ 4 triệu đồng/tháng lên 9 triệu/tháng, diện tích nhà ở hiện tại từ 5m2/người lên 8m2/người, được bán sau 5 năm…sẽ tạo ra một nguồn cầu rất lớn cho phân khúc này.
Ngoài ra, theo ông Nam, sắp tới Bộ Xây dựng cũng sẽ trình Chính phủ ban hành thêm một số chính sách hỗ trợ để giá nhà thu nhập thấp có thể giảm thêm nữa, chỉ tối đa từ 10 -11 triệu đồng/m2, với diện tích phổ biến từ 30 – 40 m2.
“Tôi xin khẳng định lại không có chuyện nhà thu nhập thấp bị ế. Chẳng hạn như 980 căn của Tổng công ty Viglacera thì đã bán được 780 căn, 200 căn còn lại sẽ bán trọn gói cho Bộ Công an để làm nhà ở cho cán bộ, chiến sỹ. Còn một số dự án của Handico 3, Handico 5… thì một số người đã đăng ký mua nhưng chưa đủ tiền để đóng. Phóng viên nào đưa ra được bằng chứng dự án nhà thu nhập thấp nào bị ế chúng tôi sẽ xem xét, giải quyết ngay”, ông Nam nói.
Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam với VnEconomy trước một số thông tin cho rằng, tình trạng các dự án nhà thu nhập thấp trên địa bàn Hà Nội đang bị ế, thậm chí bị khách hàng tẩy chay vì giá bán quá cao, cộng với các điều kiện ràng buộc khá ngặt nghèo.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam, trong thời gian qua một số cơ quan truyền thông đưa tin nhà thu nhập thấp bị ế là không chính xác, có thể do không nắm rõ thông tin hoặc thiếu thiện chí.
Bởi lẽ, theo ông Nam, cả nước hiện có gần 90 triệu dân, trong đó 30 triệu dân số sống ở đô thị. Và trong đó có 80% là người nghèo, thiếu nhà ở.
Còn tại Hà Nội và Tp.HCM, hiện vẫn có gần 200 nghìn hộ ở dưới 5m2/người. Thậm chí có đại biểu Quốc hội của đoàn Hà Nội đang ở nhà 6m2/người. Hà Nội chỉ có 15 nghìn căn hộ thu nhập thấp, trong khi có 4 triệu hộ gia đình, tức chiếm 0,5%. Số căn hoàn thành bán ra thị trường cũng chỉ khoảng 5 nghìn căn.
Trong khi nhiều nước trên thế giới đều có chương trình xây hàng triệu căn hộ cho người thu nhập thấp. Ở Singapore, ông Nam cho biết, quốc gia này dân số chỉ có 4,5 triệu dân nhưng có đến 90% dân số ở nhà ở xã hội (!?).
Tuy nhiên, đại diện lãnh đạo Bộ Xây dựng cũng thừa nhận, hiện có tình trạng một số dự án phát triển theo cơ chế thị trường, doanh nghiệp tự bỏ vốn ra là chính, còn nhà nước chỉ hỗ trợ về chính sách. Nhưng do số lượng căn hộ còn ít nên nhà nước khống chế rất chặt chẽ điều kiện và đối tượng, do đó số người đủ điều kiện được mua bị hạn chế, dẫn tới một số dự án hiện chưa bán hết.
“Chính phủ quy định người dân Hà Nội có thể mua nhà ở bất kỳ khu vực nào, thế nhưng UBND Hà Nội lại quy định chỉ có người ở khu vực huyện Gia Lâm mới được mua các dự án trên địa bàn huyện này đã vô tình làm hạn chế số người mua”, ông Nam nói.
Để tháo gỡ các vướng mắc về thủ tục, quy định, Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam cho hay, trong nghị định của Bộ Xây dựng trình Chính phủ sắp tới sẽ nới rộng điều kiện được mua nhà thu nhập thấp ra rất nhiều: chẳng hạn về thu nhập thì nới từ 4 triệu đồng/tháng lên 9 triệu/tháng, diện tích nhà ở hiện tại từ 5m2/người lên 8m2/người, được bán sau 5 năm…sẽ tạo ra một nguồn cầu rất lớn cho phân khúc này.
Ngoài ra, theo ông Nam, sắp tới Bộ Xây dựng cũng sẽ trình Chính phủ ban hành thêm một số chính sách hỗ trợ để giá nhà thu nhập thấp có thể giảm thêm nữa, chỉ tối đa từ 10 -11 triệu đồng/m2, với diện tích phổ biến từ 30 – 40 m2.
“Tôi xin khẳng định lại không có chuyện nhà thu nhập thấp bị ế. Chẳng hạn như 980 căn của Tổng công ty Viglacera thì đã bán được 780 căn, 200 căn còn lại sẽ bán trọn gói cho Bộ Công an để làm nhà ở cho cán bộ, chiến sỹ. Còn một số dự án của Handico 3, Handico 5… thì một số người đã đăng ký mua nhưng chưa đủ tiền để đóng. Phóng viên nào đưa ra được bằng chứng dự án nhà thu nhập thấp nào bị ế chúng tôi sẽ xem xét, giải quyết ngay”, ông Nam nói.