Không quy định “vùng cấm” về kiểm toán
Dự thảo Luật Kiểm toán (sửa đổi) không quy định “vùng cấm” về kiểm toán lĩnh vực an ninh, quốc phòng
Sau khi tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và cơ quan thẩm tra, dự thảo Luật Kiểm toán (sửa đổi) đã được chỉnh lý và gửi đến các vị đại biểu Quốc hội.
Theo Kiểm toán Nhà nước, cơ quan trình dự án luật, một trong các nguyên tắc sửa đổi Luật Kiểm toán Nhà nước là phù hợp với quy định của Hiến pháp, tương xứng vị trí, vai trò của Kiểm toán Nhà nước với tư cách là cơ quan kiểm tra tài chính công cao nhất của Nhà nước do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.
Đồng thời, hoạt động kiểm toán doanh nghiệp cũng được mở rộng cả đến việc quản lý và sử dụng phần vốn và tài sản nhà nước tại các doanh nghiệp mà Nhà nước không giữ cổ phần chi phối.
Thực tế có trường hợp số vốn của nhà nước tại doanh nghiệp nhiều nhưng tỷ lệ cổ phần không quá 50% cổ phần của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc quản lý, sử dụng số vốn góp của nhà nước trong doanh nghiệp này cũng cần được kiểm soát, đánh giá, cơ quan soạn thảo luật giải thích.
Sự cần thiết mở rộng như trên còn được nhấn mạnh với lý do việc cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước đang được đẩy mạnh, số doanh nghiệp mà nhà nước có vốn góp nhưng không giữ cổ phần chi phối sẽ tăng lên.
Tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dự thảo không quy định “vùng cấm” về kiểm toán lĩnh vực an ninh, quốc phòng, Kiểm toán Nhà nước cho biết.
Tuy nhiên, ban soạn thảo cho rằng đối với những vấn đề thuộc lĩnh vực bí mật nhà nước thì vẫn cần có những quy định giới hạn.
Do đó, dự thảo luật quy định: “Báo cáo kiểm toán của cuộc kiểm toán sau khi phát hành được công bố công khai cùng với báo cáo tài chính theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và Luật Kế toán, trừ những nội dung thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật”.
Đáng chú ý, dự thảo luật đã bổ sung một chương mới quy định về trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đối với hoạt động kiểm toán nhà nước như Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan điều tra, viện kiểm sát nhân dân, toà án nhân dân…
Theo đó, cơ quan điều tra, viện kiểm sát nhân dân, toà án nhân dân có trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết theo thẩm quyền các vụ việc có dấu hiệu tội phạm do Kiểm toán Nhà nước phát hiện và kiến nghị. Kết quả giải quyết kiến nghị phải được thông báo cho Kiểm toán Nhà nước, trường hợp không giải quyết phải nêu rõ lý do.
Gồm 9 chương, 80 điều, tăng 1 chương, 4 điều so với Luật Kiểm toán Nhà nước hiện hành, dự thảo luật sửa đổi sẽ được Quốc hội thảo luận tại kỳ họp thứ 8, sẽ khai mạc vào ngày 20/10 tới.
Theo Kiểm toán Nhà nước, cơ quan trình dự án luật, một trong các nguyên tắc sửa đổi Luật Kiểm toán Nhà nước là phù hợp với quy định của Hiến pháp, tương xứng vị trí, vai trò của Kiểm toán Nhà nước với tư cách là cơ quan kiểm tra tài chính công cao nhất của Nhà nước do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.
Đồng thời, hoạt động kiểm toán doanh nghiệp cũng được mở rộng cả đến việc quản lý và sử dụng phần vốn và tài sản nhà nước tại các doanh nghiệp mà Nhà nước không giữ cổ phần chi phối.
Thực tế có trường hợp số vốn của nhà nước tại doanh nghiệp nhiều nhưng tỷ lệ cổ phần không quá 50% cổ phần của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc quản lý, sử dụng số vốn góp của nhà nước trong doanh nghiệp này cũng cần được kiểm soát, đánh giá, cơ quan soạn thảo luật giải thích.
Sự cần thiết mở rộng như trên còn được nhấn mạnh với lý do việc cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước đang được đẩy mạnh, số doanh nghiệp mà nhà nước có vốn góp nhưng không giữ cổ phần chi phối sẽ tăng lên.
Tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dự thảo không quy định “vùng cấm” về kiểm toán lĩnh vực an ninh, quốc phòng, Kiểm toán Nhà nước cho biết.
Tuy nhiên, ban soạn thảo cho rằng đối với những vấn đề thuộc lĩnh vực bí mật nhà nước thì vẫn cần có những quy định giới hạn.
Do đó, dự thảo luật quy định: “Báo cáo kiểm toán của cuộc kiểm toán sau khi phát hành được công bố công khai cùng với báo cáo tài chính theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và Luật Kế toán, trừ những nội dung thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật”.
Đáng chú ý, dự thảo luật đã bổ sung một chương mới quy định về trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đối với hoạt động kiểm toán nhà nước như Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan điều tra, viện kiểm sát nhân dân, toà án nhân dân…
Theo đó, cơ quan điều tra, viện kiểm sát nhân dân, toà án nhân dân có trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết theo thẩm quyền các vụ việc có dấu hiệu tội phạm do Kiểm toán Nhà nước phát hiện và kiến nghị. Kết quả giải quyết kiến nghị phải được thông báo cho Kiểm toán Nhà nước, trường hợp không giải quyết phải nêu rõ lý do.
Gồm 9 chương, 80 điều, tăng 1 chương, 4 điều so với Luật Kiểm toán Nhà nước hiện hành, dự thảo luật sửa đổi sẽ được Quốc hội thảo luận tại kỳ họp thứ 8, sẽ khai mạc vào ngày 20/10 tới.