Kiến nghị chưa thông qua đồ án quy hoạch Thủ đô
Vusta nhận xét đồ án quy hoạch Hà Nội còn nhiều vấn đề bất cập, không phù hợp và thiếu tính khả thi, cần phải tiếp tục nghiên cứu
Tại văn bản vừa được gửi đến Văn phòng Trung ương Đảng, Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (Vusta) đã kiến nghị chưa thông qua đồ án quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Bởi theo Vusta, đây là đồ án có quy mô lớn, yêu cầu phức tạp thuộc nhiều lĩnh vực, nhưng lại do tư vấn nước ngoài thực hiện trong thời gian quá ngắn, vì vậy còn nhiều vấn đề bất cập, không phù hợp và thiếu tính khả thi, cần phải tiếp tục nghiên cứu nhằm tránh những hậu quả không đáng có.
"Nếu không có các định hướng giải pháp phù hợp thì có thể bản đồ án không những không đáp ứng được lợi ích chính đáng có mà còn đi ngược lại lợi ích hợp lý của cộng đồng. Trong trường hợp như vậy có thể phát sinh nhiều vấn đề gây mất ổn định xã hội", Vusta lo ngại.
Sự lo ngại này còn là vì bản đồ án "được lập thiếu các căn cứ, khoa học từ các dự báo phát triển kinh tế, về công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ đến dự báo phát triển lĩnh vực xã hội về phát triển dân số, giáo dục, y tế, thể thao… Từ đó dẫn đến định hướng phát triển, quy mô, tính chất về các đô thị vệ tinh, các khu công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, hạ tầng cơ sở, hạ tầng xã hội… thiếu tính thuyết phục, thiếu khả thi và không có tính bền vững".
Giữ đất Ba Vì là không hợp lý
Một số vấn đề cụ thể, theo Vusta cần được cân nhắc kỹ. Đó là khẳng định không chuyển trung tâm hành chính nhưng vẫn đề xuất giữ đất Ba Vì làm quỹ dự trữ là không hợp lý, vì từ nay đến năm 2020 các bộ ngành đã ổn định, mặt khác với chính phủ điện tử chắc chắn chức năng quản lý nhà nước sẽ được cải thiện nhiều so với hiện nay.
Không nên dành quỹ đất ở đây cho việc xây dựng. Hà Nội mở rộng có diện tích rất lớn, vì vậy hoàn toàn có thể dự trữ đất xây dựng tại những khu vực khác, Vusta đưa ra quan điểm.
Còn khu Tây Hồ Tây, theo Vusta là “yếu địa quốc gia cần được quản lý chặt chẽ, kế thừa ưu điểm của các đồ án quy hoạch đã nghiên cứu tránh tình trạng giao trắng cho người nước ngoài tự quyết các chức năng nhiệm vụ vì bất cứ lý do gì”.
Với quan điểm phát triển nhà ở là định hướng phát triển quan trọng nhất tại đồ án, Vusta cho rằng đồ án còn thiếu hẳn định hướng cải tạo, chỉnh trang đô thị. Định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 bộ mặt đô thị, tổ chức không gian khu vực lõi Hà Nội thay đổi như thế nào chưa được phản ánh trong quy hoạch, nhất là các không gian cao tầng.
Việc định hướng cải tạo các chung cư của Hà Nội rất sơ sài, thiếu các chỉ tiêu cơ bản không có tính thuyết phục và không khả thi khi đưa ra quy định về các khu chung cư và các khu nhà ở đã xây dựng. Ví dụ có 21 khu khống chế 8 tầng, 2 khu khống chế 10 tầng (trong đó có cả các khu trong vành đai 2, 3) là không hợp lý, bản góp ý nêu rõ.
Trục Hồ Tây - Ba Vì thiếu căn cứ khoa học
Với trục Hồ Tây - Ba Vì, vấn đề đang có quan điểm trái chiều giữa Bộ Xây dựng và thành phố Hà Nội, Vusta cho rằng đề xuất làm trục này còn thiếu căn cứ khoa học. Nhất là khi đang tập trung đầu tư xây dựng Đại lộ Thăng Long, đường mới Tây Thăng Long, đường sắt Láng - Hòa Lạc, nâng cấp đường 32.
“Việc đặt vấn đề xây dựng đường Hồ Tây - Ba Vì đến trung tâm Hành chính quốc gia tương lai nay đã không còn lý do tồn tại, chưa nói đến việc gây lãng phí đất đai, không phù hợp với tổ chức giao thông và cảnh quan đô thị”.
Cũng cần cân nhắc kỹ, theo Vusta là định hướng quy hoạch lĩnh vực môi trường còn chưa rõ, thiếu các giải pháp cụ thể cho năm 2030 và đến năm 2050. Trong bản đồ án thực chất chưa có đánh giá môi trường chiến lược, chưa đánh giá sự tác động qua lại của quy hoạch Hà Nội với các tỉnh và các vùng xung quanh.
Vì vậy, “với tầm cỡ như bản đồ án này đánh giá môi trường chiến lược là việc làm bắt buộc thay vì chỉ tiến hành đánh giá tác động môi trường như một đô thị thông thường”.
Theo Vusta, hành lang xanh là một ý tưởng hay nhưng chưa cụ thể hoá các nội dung, thiếu các định hướng cho các chức năng trong khu vực nên sẽ rất khó cụ thể hoá trong các đồ án quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết.
Với rất nhiều phân tích về những bất cập của đồ án, quan điểm của Vusta là cần tiếp tục hoàn chỉnh, bổ sung lấy ý kiến thống nhất về đồ án. Đồng thời kiến nghị khi có đồ án chính thức giao cho Vusta tham gia làm một trong các bên của Việt Nam phản biện độc lập cho đồ án (hiện mới chỉ có hai cơ quan phản biện nước ngoài).
Như vậy, thời điểm dự kiến đồ án sẽ được phê duyệt đã cận kề song nhiều nội dung quan trọng vẫn chưa tạo được sự đồng thuận cao. Trước đó, tại văn bản góp ý được gửi tới Văn phòng Trung ương Đảng ngày 26/8, Hội Kiến trúc sư Việt Nam cũng cho rằng, Đồ án quy hoạch xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 chưa đạt yêu cầu.
Cơ quan này đã kiến nghị Bộ Chính trị chỉ đạo việc tổ chức nghiên cứu, lấy ý kiến và thẩm định Quy hoạch chung xây dựng thủ đô phải đảm bảo chất lượng và phù hợp với các quy định của pháp luật.
Bởi theo Vusta, đây là đồ án có quy mô lớn, yêu cầu phức tạp thuộc nhiều lĩnh vực, nhưng lại do tư vấn nước ngoài thực hiện trong thời gian quá ngắn, vì vậy còn nhiều vấn đề bất cập, không phù hợp và thiếu tính khả thi, cần phải tiếp tục nghiên cứu nhằm tránh những hậu quả không đáng có.
"Nếu không có các định hướng giải pháp phù hợp thì có thể bản đồ án không những không đáp ứng được lợi ích chính đáng có mà còn đi ngược lại lợi ích hợp lý của cộng đồng. Trong trường hợp như vậy có thể phát sinh nhiều vấn đề gây mất ổn định xã hội", Vusta lo ngại.
Sự lo ngại này còn là vì bản đồ án "được lập thiếu các căn cứ, khoa học từ các dự báo phát triển kinh tế, về công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ đến dự báo phát triển lĩnh vực xã hội về phát triển dân số, giáo dục, y tế, thể thao… Từ đó dẫn đến định hướng phát triển, quy mô, tính chất về các đô thị vệ tinh, các khu công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, hạ tầng cơ sở, hạ tầng xã hội… thiếu tính thuyết phục, thiếu khả thi và không có tính bền vững".
Giữ đất Ba Vì là không hợp lý
Một số vấn đề cụ thể, theo Vusta cần được cân nhắc kỹ. Đó là khẳng định không chuyển trung tâm hành chính nhưng vẫn đề xuất giữ đất Ba Vì làm quỹ dự trữ là không hợp lý, vì từ nay đến năm 2020 các bộ ngành đã ổn định, mặt khác với chính phủ điện tử chắc chắn chức năng quản lý nhà nước sẽ được cải thiện nhiều so với hiện nay.
Không nên dành quỹ đất ở đây cho việc xây dựng. Hà Nội mở rộng có diện tích rất lớn, vì vậy hoàn toàn có thể dự trữ đất xây dựng tại những khu vực khác, Vusta đưa ra quan điểm.
Còn khu Tây Hồ Tây, theo Vusta là “yếu địa quốc gia cần được quản lý chặt chẽ, kế thừa ưu điểm của các đồ án quy hoạch đã nghiên cứu tránh tình trạng giao trắng cho người nước ngoài tự quyết các chức năng nhiệm vụ vì bất cứ lý do gì”.
Với quan điểm phát triển nhà ở là định hướng phát triển quan trọng nhất tại đồ án, Vusta cho rằng đồ án còn thiếu hẳn định hướng cải tạo, chỉnh trang đô thị. Định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 bộ mặt đô thị, tổ chức không gian khu vực lõi Hà Nội thay đổi như thế nào chưa được phản ánh trong quy hoạch, nhất là các không gian cao tầng.
Việc định hướng cải tạo các chung cư của Hà Nội rất sơ sài, thiếu các chỉ tiêu cơ bản không có tính thuyết phục và không khả thi khi đưa ra quy định về các khu chung cư và các khu nhà ở đã xây dựng. Ví dụ có 21 khu khống chế 8 tầng, 2 khu khống chế 10 tầng (trong đó có cả các khu trong vành đai 2, 3) là không hợp lý, bản góp ý nêu rõ.
Trục Hồ Tây - Ba Vì thiếu căn cứ khoa học
Với trục Hồ Tây - Ba Vì, vấn đề đang có quan điểm trái chiều giữa Bộ Xây dựng và thành phố Hà Nội, Vusta cho rằng đề xuất làm trục này còn thiếu căn cứ khoa học. Nhất là khi đang tập trung đầu tư xây dựng Đại lộ Thăng Long, đường mới Tây Thăng Long, đường sắt Láng - Hòa Lạc, nâng cấp đường 32.
“Việc đặt vấn đề xây dựng đường Hồ Tây - Ba Vì đến trung tâm Hành chính quốc gia tương lai nay đã không còn lý do tồn tại, chưa nói đến việc gây lãng phí đất đai, không phù hợp với tổ chức giao thông và cảnh quan đô thị”.
Cũng cần cân nhắc kỹ, theo Vusta là định hướng quy hoạch lĩnh vực môi trường còn chưa rõ, thiếu các giải pháp cụ thể cho năm 2030 và đến năm 2050. Trong bản đồ án thực chất chưa có đánh giá môi trường chiến lược, chưa đánh giá sự tác động qua lại của quy hoạch Hà Nội với các tỉnh và các vùng xung quanh.
Vì vậy, “với tầm cỡ như bản đồ án này đánh giá môi trường chiến lược là việc làm bắt buộc thay vì chỉ tiến hành đánh giá tác động môi trường như một đô thị thông thường”.
Theo Vusta, hành lang xanh là một ý tưởng hay nhưng chưa cụ thể hoá các nội dung, thiếu các định hướng cho các chức năng trong khu vực nên sẽ rất khó cụ thể hoá trong các đồ án quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết.
Với rất nhiều phân tích về những bất cập của đồ án, quan điểm của Vusta là cần tiếp tục hoàn chỉnh, bổ sung lấy ý kiến thống nhất về đồ án. Đồng thời kiến nghị khi có đồ án chính thức giao cho Vusta tham gia làm một trong các bên của Việt Nam phản biện độc lập cho đồ án (hiện mới chỉ có hai cơ quan phản biện nước ngoài).
Như vậy, thời điểm dự kiến đồ án sẽ được phê duyệt đã cận kề song nhiều nội dung quan trọng vẫn chưa tạo được sự đồng thuận cao. Trước đó, tại văn bản góp ý được gửi tới Văn phòng Trung ương Đảng ngày 26/8, Hội Kiến trúc sư Việt Nam cũng cho rằng, Đồ án quy hoạch xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 chưa đạt yêu cầu.
Cơ quan này đã kiến nghị Bộ Chính trị chỉ đạo việc tổ chức nghiên cứu, lấy ý kiến và thẩm định Quy hoạch chung xây dựng thủ đô phải đảm bảo chất lượng và phù hợp với các quy định của pháp luật.