Kinh tế 2011: Được vừa vừa, lo nhiều thứ
Nhiều vị đại biểu Quốc hội "phê" các giải pháp tái cấu trúc nền kinh tế chưa cụ thể
Thảo luận tại tổ về tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội chiều 21/10, nhiều vị đại biểu Quốc hội tỏ ra sốt ruột khi các giải pháp để khắc phục, hạn chế yếu kém trong điều hành, đặc biệt là giải pháp để tái cơ cấu nền kinh tế còn quá chung chung, mờ nhạt.
GDP: Chấp nhận được
Đại biểu Trịnh Thanh Thiết (Hà Nội) cho rằng, GDP trong 5 năm đạt được 7% là một nỗ lực rất lớn của cả xã hội. Đây là một kết quả khá cao so với nhiều nước trong khu vực. Một số yếu kém của nền kinh tế cũng đã được Chính phủ chỉ ra và từng bước khắc phục.
Tuy nhiên, trong năm 2011 nói riêng và cả thời gian dài trước đó, nền kinh tế đã bộc lộ khá nhiều những bất ổn khiến cho đời sống nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nổi lên trong đó là giá cả từ xăng dầu, điện, nguyên vật liệu, thực phẩm... liên tục tăng cao đã tác động trực tiếp vào sức khỏe của hầu hết các doanh nghiệp cũng như bữa cơm của mỗi gia đình.
Đại biểu Bùi Thị An (Hà Nội) đúc kết trong 3 từ “chấp nhận được” đối với nhiều con số của nền kinh tế, đặc biệt là đối với tăng trưởng GDP.
Còn theo đại biểu Trương Trọng Nghĩa (Tp.HCM) nhìn nhận, báo cáo của Chính phủ khá đầy đủ về thành tựu và khuyết điểm của nền kinh tế, đặc biệt là đánh giá khuyết điểm đã nhìn được bản chất của vấn đề.
Mừng là quyết tâm tái cơ cấu nền kinh tế đã được thể hiện mạnh mẽ hơn, song theo đại biểu Nguyễn Ngọc Hòa (Tp.HCM) và một số ý kiến khác thì những giải pháp tái cơ cấu nền kinh tế của Chính phủ còn hơi mang nặng tính khẩu hiệu, chưa có lộ trình, nội dung cụ thể.
Ông Hòa đề nghị, trước mắt phải đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước lớn, tạo ra hàng hóa hấp dẫn để thu hút các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư chiến lược, hút lượng tiền nhàn rỗi trong dân, lúc đó sẽ giảm áp lực vay lên ngân hàng. Bởi nếu các doanh nghiệp làm ăn hiệu quả từ kênh này sẽ giảm vay tín dụng, hệ thống ngân hàng có dư để cho vay các đối tượng khác trong xã hội.
“Cách này sẽ giải quyết bài toán khát vốn của doanh nghiệp, đồng thời giảm dần lãi suất cho vay. Muốn vậy, Chính phủ cần rà soát, nhanh chóng ban hành, điều chỉnh, sửa đổi các quy định, chính sách hiện hành vốn đang làm chậm quá trình cổ phần hóa lại”, ông Hòa nói.
Cũng liên quan đến tái cơ cấu nền kinh tế, đại biểu Trần Du Lịch (TPp.HCM) đề nghị phải sắp xếp nguồn lực ưu tiên cho tái cấu trúc đầu tư công dựa vào nguyên tắc lĩnh vực nào, địa bàn nào tạo ra nguồn thu hiệu quả mới đầu tư và đầu tư mang tính "vốn mồi" để đẩy mạnh xã hội hóa.
Về tái cấu trúc tập đoàn, tổng công ty nhà nước, theo đại biểu Lịch phải bắt đầu từ việc công khai minh bạch công bố thông tin như các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán. Thời gian nào phải cụ thể lộ trình, chọn doanh nghiệp nào phải có phương án rõ, ông Lịch đề nghị.
Với các vấn đề ngắn hạn, đặc biệt, với con số lạm phát lên đến khoảng 18% của năm nay, nhiều đại biểu cho rằng, nguyên nhân chủ quan là chính và cần được làm rõ để có thể kiềm chế lạm phát 1 con số trong năm sau.
Tài chính, tiền tệ: Chưa an tâm
Đánh giá về diễn biến của hệ thống tài chính, tiền tệ trong nền kinh tế, không ít đại biểu của đoàn Hà Nội đều khẳng định, có gì đó “không ổn”. Đại biểu Nguyễn Đình Quyền cho rằng, một nền kinh tế như Việt Nam mà tồn tại hàng nghìn tổ chức tín dụng thì chắc chắn đó là một điều “bất bình thường”.
Trong khi đó, những bất cập của thị trường chứng khoán thì sách đã “dạy” từ hàng trăm năm nay nhưng nó vẫn xảy ra đối với các doanh nghiệp, thậm chí trở thành những căn bệnh trầm kha. “Rõ ràng là do năng lực quản lý yếu kém”.
Đại biểu - doanh nhân Nguyễn Thị Nguyệt Hường (Hà Nội) lưu ý, hiện nay lãi suất liên ngân hàng đang có xu hướng tăng cao, điều này phản ánh khả năng thanh khoản của các ngân hàng “có vấn đề”. Đã thế, tăng trưởng tín dụng từ 30% xuống còn xấp xỉ 12% đã khiến nhiều doanh nghiệp bị hụt hơi.
Đại biểu cũng nhấn mạnh, cắt giảm đầu tư công dù đã được Chính phủ “tô đậm” trong báo cáo song cũng chỉ dừng ở mức 81 nghìn tỷ đồng, một con số chưa phải là lớn. Đặc biệt, với chủ trương tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, đại biểu Hường lưu ý đây là lĩnh vực nhạy cảm, nếu thông tin không đầy đủ, sai lệch sẽ gây hệ lụy không nhỏ cho cả nền kinh tế.
Dẫn chứng thêm cho những bất ổn của lĩnh vực tài chính, đại biểu Nguyễn Đức Trung (Hà Nội) cho hay, công tác quản lý tiền mặt của chúng ta hiện quá lỏng lẻo, thói quen dùng tiền mặt trong nền kinh tế vẫn chưa khắc phục được bao nhiêu. Chính vì thế mới dẫn đến nạn tín dụng đen, đi đêm giữa các tổ chức tín dụng, tổ chức... và kết quả là không ít cá nhân, doanh nghiệp thu nhập bất hợp pháp, gây bất ổn cho xã hội.
“Chúng ta có báo động nợ xấu ngân hàng song mới chỉ nói nhẹ chứ tình trạng nặng hơn nhiều, bất động sản và chứng khoán đang rất ảm đạm, không biết bao giờ mới ấm lên được. Các doanh nghiệp, nhà đầu tư đang phải nín thở vượt qua giai đoạn khó khăn này nhưng nín nhưng lâu quá coi chừng tắt thở. Nếu sức mua giảm thì kịch bản cuối 2008 rất dễ xảy ra”, đại biểu Trần Du Lịch (Tp.HCM) nói.
Tình hình thực hiện kinh tế - xã hội năm 2011 và kế hoạch cho năm 2012 sẽ tiếp tục được Quốc hội thảo luận tại hội trường trong hai ngày 27 và 28/10 tới.
GDP: Chấp nhận được
Đại biểu Trịnh Thanh Thiết (Hà Nội) cho rằng, GDP trong 5 năm đạt được 7% là một nỗ lực rất lớn của cả xã hội. Đây là một kết quả khá cao so với nhiều nước trong khu vực. Một số yếu kém của nền kinh tế cũng đã được Chính phủ chỉ ra và từng bước khắc phục.
Tuy nhiên, trong năm 2011 nói riêng và cả thời gian dài trước đó, nền kinh tế đã bộc lộ khá nhiều những bất ổn khiến cho đời sống nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nổi lên trong đó là giá cả từ xăng dầu, điện, nguyên vật liệu, thực phẩm... liên tục tăng cao đã tác động trực tiếp vào sức khỏe của hầu hết các doanh nghiệp cũng như bữa cơm của mỗi gia đình.
Đại biểu Bùi Thị An (Hà Nội) đúc kết trong 3 từ “chấp nhận được” đối với nhiều con số của nền kinh tế, đặc biệt là đối với tăng trưởng GDP.
Còn theo đại biểu Trương Trọng Nghĩa (Tp.HCM) nhìn nhận, báo cáo của Chính phủ khá đầy đủ về thành tựu và khuyết điểm của nền kinh tế, đặc biệt là đánh giá khuyết điểm đã nhìn được bản chất của vấn đề.
Mừng là quyết tâm tái cơ cấu nền kinh tế đã được thể hiện mạnh mẽ hơn, song theo đại biểu Nguyễn Ngọc Hòa (Tp.HCM) và một số ý kiến khác thì những giải pháp tái cơ cấu nền kinh tế của Chính phủ còn hơi mang nặng tính khẩu hiệu, chưa có lộ trình, nội dung cụ thể.
Ông Hòa đề nghị, trước mắt phải đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước lớn, tạo ra hàng hóa hấp dẫn để thu hút các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư chiến lược, hút lượng tiền nhàn rỗi trong dân, lúc đó sẽ giảm áp lực vay lên ngân hàng. Bởi nếu các doanh nghiệp làm ăn hiệu quả từ kênh này sẽ giảm vay tín dụng, hệ thống ngân hàng có dư để cho vay các đối tượng khác trong xã hội.
“Cách này sẽ giải quyết bài toán khát vốn của doanh nghiệp, đồng thời giảm dần lãi suất cho vay. Muốn vậy, Chính phủ cần rà soát, nhanh chóng ban hành, điều chỉnh, sửa đổi các quy định, chính sách hiện hành vốn đang làm chậm quá trình cổ phần hóa lại”, ông Hòa nói.
Cũng liên quan đến tái cơ cấu nền kinh tế, đại biểu Trần Du Lịch (TPp.HCM) đề nghị phải sắp xếp nguồn lực ưu tiên cho tái cấu trúc đầu tư công dựa vào nguyên tắc lĩnh vực nào, địa bàn nào tạo ra nguồn thu hiệu quả mới đầu tư và đầu tư mang tính "vốn mồi" để đẩy mạnh xã hội hóa.
Về tái cấu trúc tập đoàn, tổng công ty nhà nước, theo đại biểu Lịch phải bắt đầu từ việc công khai minh bạch công bố thông tin như các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán. Thời gian nào phải cụ thể lộ trình, chọn doanh nghiệp nào phải có phương án rõ, ông Lịch đề nghị.
Với các vấn đề ngắn hạn, đặc biệt, với con số lạm phát lên đến khoảng 18% của năm nay, nhiều đại biểu cho rằng, nguyên nhân chủ quan là chính và cần được làm rõ để có thể kiềm chế lạm phát 1 con số trong năm sau.
Tài chính, tiền tệ: Chưa an tâm
Đánh giá về diễn biến của hệ thống tài chính, tiền tệ trong nền kinh tế, không ít đại biểu của đoàn Hà Nội đều khẳng định, có gì đó “không ổn”. Đại biểu Nguyễn Đình Quyền cho rằng, một nền kinh tế như Việt Nam mà tồn tại hàng nghìn tổ chức tín dụng thì chắc chắn đó là một điều “bất bình thường”.
Trong khi đó, những bất cập của thị trường chứng khoán thì sách đã “dạy” từ hàng trăm năm nay nhưng nó vẫn xảy ra đối với các doanh nghiệp, thậm chí trở thành những căn bệnh trầm kha. “Rõ ràng là do năng lực quản lý yếu kém”.
Đại biểu - doanh nhân Nguyễn Thị Nguyệt Hường (Hà Nội) lưu ý, hiện nay lãi suất liên ngân hàng đang có xu hướng tăng cao, điều này phản ánh khả năng thanh khoản của các ngân hàng “có vấn đề”. Đã thế, tăng trưởng tín dụng từ 30% xuống còn xấp xỉ 12% đã khiến nhiều doanh nghiệp bị hụt hơi.
Đại biểu cũng nhấn mạnh, cắt giảm đầu tư công dù đã được Chính phủ “tô đậm” trong báo cáo song cũng chỉ dừng ở mức 81 nghìn tỷ đồng, một con số chưa phải là lớn. Đặc biệt, với chủ trương tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, đại biểu Hường lưu ý đây là lĩnh vực nhạy cảm, nếu thông tin không đầy đủ, sai lệch sẽ gây hệ lụy không nhỏ cho cả nền kinh tế.
Dẫn chứng thêm cho những bất ổn của lĩnh vực tài chính, đại biểu Nguyễn Đức Trung (Hà Nội) cho hay, công tác quản lý tiền mặt của chúng ta hiện quá lỏng lẻo, thói quen dùng tiền mặt trong nền kinh tế vẫn chưa khắc phục được bao nhiêu. Chính vì thế mới dẫn đến nạn tín dụng đen, đi đêm giữa các tổ chức tín dụng, tổ chức... và kết quả là không ít cá nhân, doanh nghiệp thu nhập bất hợp pháp, gây bất ổn cho xã hội.
“Chúng ta có báo động nợ xấu ngân hàng song mới chỉ nói nhẹ chứ tình trạng nặng hơn nhiều, bất động sản và chứng khoán đang rất ảm đạm, không biết bao giờ mới ấm lên được. Các doanh nghiệp, nhà đầu tư đang phải nín thở vượt qua giai đoạn khó khăn này nhưng nín nhưng lâu quá coi chừng tắt thở. Nếu sức mua giảm thì kịch bản cuối 2008 rất dễ xảy ra”, đại biểu Trần Du Lịch (Tp.HCM) nói.
Tình hình thực hiện kinh tế - xã hội năm 2011 và kế hoạch cho năm 2012 sẽ tiếp tục được Quốc hội thảo luận tại hội trường trong hai ngày 27 và 28/10 tới.