Kinh tế Mỹ kéo giá dầu tăng mạnh, đẩy vàng hạ nhẹ
Số liệu sản xuất tại Mỹ trong tháng 4 vừa qua đã giúp giá dầu thô tăng mạnh, trong khi đẩy giá vàng hạ nhẹ trong phiên 1/5
Việc khu vực sản xuất của Mỹ trong tháng 4 tăng trưởng với nhịp độ nhanh nhất đã tác động mạnh mẽ lên kết quả giao dịch của các thị trường hàng hóa quốc tế trong phiên giao dịch đầu tiên của tháng 5.
Hôm qua, Viện Quản lý nguồn cung Mỹ công bố số liệu cho thấy, chỉ số sản xuất trog tháng 4 của nền kinh tế này đã tăng 54,8%, từ mức 53,4% trong tháng 3. Đây là mức tăng trưởng nhanh nhất trong vòng 10 tháng qua (tính từ tháng 6/2011) của chỉ số kinh tế quan trọng này.
Các thị trường hàng hóa cũng chịu sự tác động nhẹ bởi hoạt động sản xuất tăng thấp tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Theo công bố, chỉ số quản lý sức mua chính thức của Trung Quốc tăng lên mức 53,3 điểm trong tháng 4, từ mức 53,1% trong tháng liền trước.
Dầu thô tăng 1,2%
Chốt phiên giao dịch ngày 1/5, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 6 tăng khá mạnh với 1,29 USD, tương ứng 1,2%, lên mức 106,16 USD/thùng. Đây là mức giá chốt cao nhất của dầu thô hợp đồng giao sau loại này kể từ ngày 27/3 và mức tăng theo ngày cao nhất trong 2 tuần.
Giới đầu cơ dầu thô hiện đang chờ đợi báo cáo trữ lượng xăng dầu hàng tuần. Theo kế hoạch, Viện Dầu khí Mỹ sẽ công bố số liệu nghiên cứu hàng tuần vào cuối ngày 1/5, sau đó Cơ quan Thông tin Năng lượng thuộc Bộ Năng lượng Mỹ sẽ công bố bản báo cáo chính thức.
Cùng đi lên với dầu thô, giá khí tự nhiên giao tháng 6 bật mạnh với 9 cent, tương ứng 3,8%, lên 2,37 USDD/ triệu BTU. Đây là mức chốt cao nhất của mặt hàng năng lượng này kể từ ngày 2/3 tới nay. Như vậy, giá khí tự nhiên đã có ba ngày tăng liên tiếp nhờ số liệu kinh tế.
Trong khi đó, giá xăng hợp đồng tháng 6 kết thúc phiên giao dịch đêm qua lại suy giảm 3 cent, tương ứng 0,9%, xuống còn 3,1 USD/gallon. Dầu sưởi giao cùng kỳ hạn cũng giảm khoảng 1 cent, tương ứng mức giảm 0,2%, xuống chốt ngày ở giá 3,18 USD trên mỗi gallon.
Vàng hạ giá nhẹ
Cùng chịu tác động bởi số liệu sản xuất tháng 4 tại Mỹ, thị trường vàng quốc tế đêm qua giảm thấp sau khi đã tăng khá cao vào đầu phiên. Cụ thể, chốt phiên 1/5, giá vàng giao tháng 6 giảm 1,8 USD, tương ứng 0,1%, xuống đóng cửa ở 1.662,4 USD/ounce trên sàn New York.
Nhiều chuyên gia phân tích cho rằng, có vẻ như vàng không còn nhiều cơ hội để tăng giá tiếp. Giá vàng đêm qua đã cố gắng vượt qua ngưỡng kỹ thuật 1.670 USD mỗi ounce, nhưng không thành công. Nếu vàng vượt qua mốc này, thị trường có thể đi lên được đôi phiên nữa.
Tăng giá cùng chiều với vàng, giá bạc giao tháng 7 giảm 9 cent, tương ứng 0,3%, xuống 30,93 USD/ounce. Bạch kim giao tháng 7 tăng được 40 cent, lên 1.572,3 USD trên mỗi ounce. Giá palladium giao tháng 6 giảm 1,30 USD, tương ứng 0,2%, xuống còn 681,05 USD/ounce.
Trong khi đó, chịu ảnh hưởng từ số liệu sản xuất tại Trung Quốc, giá đồng kỳ hạn tăng nhẹ 1 cent, tương ứng 0,4%, lên 3,84 USD/lb. Trung Quốc hiện là nhà mua kim loại đồng lớn nhất thế giới. Triển vọng của thị trường kim loại này đã gắn chặt với tăng trưởng kinh tế Trung Quốc.
Cacao tăng vọt
Trên thị trường nông sản, chốt phiên giao dịch ngày 1/5, giá cacao giao sau tăng mạnh tới 100 USD, tương ứng 4,51% lên 2.319 USD/tấn. Giá cà phê arabica cũng tăng khá mạnh, với 4,6 cent, tương ứng 2,56% lên 184,15 cent/lb. Ngược lại, đường thô hạ còn 20,95 cent/lb.
Giá ngô loại kỳ hạn giảm 0,56% xuống còn 625,5 cent/bushel. Giá đậu tương giao sau giảm 0,3% xuống mức 1.499 cent/bushel. Giá yến mạch đi ngang ở mức 345,25 cent/bushel. Giá gạo chưa xay, xát trên sàn CBOT tăng nhẹ 0,1% lên chốt ở 15,035 USD/cwt.
Hôm qua, Viện Quản lý nguồn cung Mỹ công bố số liệu cho thấy, chỉ số sản xuất trog tháng 4 của nền kinh tế này đã tăng 54,8%, từ mức 53,4% trong tháng 3. Đây là mức tăng trưởng nhanh nhất trong vòng 10 tháng qua (tính từ tháng 6/2011) của chỉ số kinh tế quan trọng này.
Các thị trường hàng hóa cũng chịu sự tác động nhẹ bởi hoạt động sản xuất tăng thấp tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Theo công bố, chỉ số quản lý sức mua chính thức của Trung Quốc tăng lên mức 53,3 điểm trong tháng 4, từ mức 53,1% trong tháng liền trước.
Dầu thô tăng 1,2%
Chốt phiên giao dịch ngày 1/5, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 6 tăng khá mạnh với 1,29 USD, tương ứng 1,2%, lên mức 106,16 USD/thùng. Đây là mức giá chốt cao nhất của dầu thô hợp đồng giao sau loại này kể từ ngày 27/3 và mức tăng theo ngày cao nhất trong 2 tuần.
Giới đầu cơ dầu thô hiện đang chờ đợi báo cáo trữ lượng xăng dầu hàng tuần. Theo kế hoạch, Viện Dầu khí Mỹ sẽ công bố số liệu nghiên cứu hàng tuần vào cuối ngày 1/5, sau đó Cơ quan Thông tin Năng lượng thuộc Bộ Năng lượng Mỹ sẽ công bố bản báo cáo chính thức.
Cùng đi lên với dầu thô, giá khí tự nhiên giao tháng 6 bật mạnh với 9 cent, tương ứng 3,8%, lên 2,37 USDD/ triệu BTU. Đây là mức chốt cao nhất của mặt hàng năng lượng này kể từ ngày 2/3 tới nay. Như vậy, giá khí tự nhiên đã có ba ngày tăng liên tiếp nhờ số liệu kinh tế.
Trong khi đó, giá xăng hợp đồng tháng 6 kết thúc phiên giao dịch đêm qua lại suy giảm 3 cent, tương ứng 0,9%, xuống còn 3,1 USD/gallon. Dầu sưởi giao cùng kỳ hạn cũng giảm khoảng 1 cent, tương ứng mức giảm 0,2%, xuống chốt ngày ở giá 3,18 USD trên mỗi gallon.
Vàng hạ giá nhẹ
Cùng chịu tác động bởi số liệu sản xuất tháng 4 tại Mỹ, thị trường vàng quốc tế đêm qua giảm thấp sau khi đã tăng khá cao vào đầu phiên. Cụ thể, chốt phiên 1/5, giá vàng giao tháng 6 giảm 1,8 USD, tương ứng 0,1%, xuống đóng cửa ở 1.662,4 USD/ounce trên sàn New York.
Nhiều chuyên gia phân tích cho rằng, có vẻ như vàng không còn nhiều cơ hội để tăng giá tiếp. Giá vàng đêm qua đã cố gắng vượt qua ngưỡng kỹ thuật 1.670 USD mỗi ounce, nhưng không thành công. Nếu vàng vượt qua mốc này, thị trường có thể đi lên được đôi phiên nữa.
Tăng giá cùng chiều với vàng, giá bạc giao tháng 7 giảm 9 cent, tương ứng 0,3%, xuống 30,93 USD/ounce. Bạch kim giao tháng 7 tăng được 40 cent, lên 1.572,3 USD trên mỗi ounce. Giá palladium giao tháng 6 giảm 1,30 USD, tương ứng 0,2%, xuống còn 681,05 USD/ounce.
Trong khi đó, chịu ảnh hưởng từ số liệu sản xuất tại Trung Quốc, giá đồng kỳ hạn tăng nhẹ 1 cent, tương ứng 0,4%, lên 3,84 USD/lb. Trung Quốc hiện là nhà mua kim loại đồng lớn nhất thế giới. Triển vọng của thị trường kim loại này đã gắn chặt với tăng trưởng kinh tế Trung Quốc.
Cacao tăng vọt
Trên thị trường nông sản, chốt phiên giao dịch ngày 1/5, giá cacao giao sau tăng mạnh tới 100 USD, tương ứng 4,51% lên 2.319 USD/tấn. Giá cà phê arabica cũng tăng khá mạnh, với 4,6 cent, tương ứng 2,56% lên 184,15 cent/lb. Ngược lại, đường thô hạ còn 20,95 cent/lb.
Giá ngô loại kỳ hạn giảm 0,56% xuống còn 625,5 cent/bushel. Giá đậu tương giao sau giảm 0,3% xuống mức 1.499 cent/bushel. Giá yến mạch đi ngang ở mức 345,25 cent/bushel. Giá gạo chưa xay, xát trên sàn CBOT tăng nhẹ 0,1% lên chốt ở 15,035 USD/cwt.