Kinh tế Trung Quốc đón thêm tin xấu
Trung Quốc đối mặt với áp lực ngày càng lớn phải tăng cường các biện pháp kích thích tăng trưởng kinh tế
Trung Quốc đối mặt với áp lực ngày càng lớn phải tăng cường các biện pháp kích thích tăng trưởng kinh tế sau khi đón nhận một loạt thống kê u ám vào cuối tuần vừa rồi.
Hãng tin Reuters dẫn số liệu do Tổng cục Thống kê Trung Quốc công bố ngày 9/8 cho biết, chỉ số giá nhà sản xuất (PPI) của Trung Quốc trong tháng 7 đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ cuối năm 2009. Chỉ số này đã liên tục sụt giảm trong vòng hơn 3 năm qua.
Cũng trong tháng 7, xuất khẩu của Trung Quốc sụt 8,3%, mức giảm mạnh nhất trong 4 tháng, do nhu cầu toàn cầu đối với hàng hóa do nước này sản xuất suy giảm. Ngoài ra, đồng Nhân dân tệ tăng giá cũng khiến các nhà xuất khẩu của Trung Quốc gặp khó.
“Trọng tâm chính sách của Trung Quốc thời điểm này chắc chắn là giảm phát PPI”, nhà kinh tế học Zhou Hao thuộc ngân hàng Commerzbank ở Singapore nhận xét.
Theo ông Zhou, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) có thể sẽ cắt giảm thêm lãi suất sau 4 lần cắt giảm liên tiếp kể từ tháng 11 - đợt cắt giảm lãi suất quyết liệt nhất của nước này trong vòng gần 7 năm.
Tuần này sẽ có thêm một loạt dữ liệu kinh tế của Trung Quốc được công bố. Giới quan sát lo ngại loạt dữ liệu này sẽ tiếp tục cho thấy sa sút tăng trưởng ở nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới, thể hiện trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, đầu tư và tiêu dùng nội địa.
Mục tiêu tăng trưởng GDP của Trung Quốc năm nay là 7%, vẫn là một mức cao so với tiêu chuẩn toàn cầu. Tuy vậy, một số chuyên gia tin rằng kinh tế Trung Quốc đang tăng trưởng chậm hơn nhiều so với mục tiêu đề ra.
Kết quả một cuộc thăm dò ý kiến chuyên gia do hãng tin Reuters thực hiện vào tháng trước dự báo PBoC sẽ cắt giảm lãi suất thêm ít nhất 0,25 điểm phần trong trong năm nay và tiếp tục hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc thêm 1 điểm phần trăm.
So với cùng kỳ năm ngoái, chỉ số PPI tháng 7 của Trung Quốc giảm 5,4%, mạnh hơn mức giảm 5% mà các chuyên gia dự báo, xuống mức thấp nhất từ tháng 10/2009 và đánh dấu tháng giảm thứ 40 liên tục.
PPI suy giảm gây lo ngại vì gây thiệt hại lợi nhuận cho các doanh nghiệp sản xuất và làm gia tăng gánh nặng nợ nần của các công ty. Lợi nhuận giảm, các công ty Trung Quốc đã liên tục sa thải nhân sự trong 21 tháng qua. Nợ doanh nghiệp của Trung Quốc hiện ở mức 160% GDP, tỷ lệ cao gấp đôi so với của Mỹ - theo một nghiên cứu của Reuters.
Cùng với xu hướng suy giảm chung của nền kinh tế, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Trung quốc trong tháng 7 chỉ tăng 1,6% so với cùng kỳ năm ngoái bất chấp giá thịt lợn tăng mạnh. Trong tháng 6, CPI của Trung Quốc tăng 1,4%.
Thị trường bất động sản ế ẩm, tăng trưởng xuất khẩu không đều, và đầu tư yếu đang là những nhân tố trở ngại lớn nhất đối với kinh tế Trung Quốc. Năm nay được dự báo sẽ là năm mà kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm nhất trong 1/4 thế kỷ.
Chính sách đồng Nhân dân tệ mạnh - nhằm mục đích hỗ trợ tiêu dùng trong nước và giúp các công ty Trung Quốc vay vốn và đầu tư ra nước ngoài - đang khiến các nhà xuất khẩu của nước này gặp khó. Dữ liệu công bố cuối tuần vừa rồi cho thấy nhu cầu đối với hàng xuất khẩu của Trung Quốc tại châu Âu bị kìm hãm.
Cùng với đó, xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ, thị trường xuất khẩu lớn nhất của nước này, lần đầu tiên giảm kể từ tháng 3.
Thị trường chứng khoán Trung Quốc đã sụt giảm chóng mặt sâu khi đạt đỉnh vào tháng 6, khiến chính phủ nước này thêm phần lo ngại bởi sự bất ổn của hệ thống tài chính có thể cản trở những nỗ lực phục hồi tăng trưởng. Một loạt biện pháp chưa từng có tiền lệ đã được Bắc Kinh tung ra để cứu thị trường chứng khoán.
Tuy vậy, PBoC đã cảnh báo rằng nới lỏng chính sách có thể sẽ không phát huy hiệu quả hỗ trợ các công ty. Các doanh nghiệp Trung Quốc hiện đang hạn chế chi tiêu, trong khi các ngân hàng cũng không muốn cho vay rộng rãi vì lo ngại nợ xấu gia tăng.
“Duy trì tốc độ tăng trưởng 7% trong nửa sau của năm nay sẽ là một thách thức. Chính sách tiền tệ sẽ cần phải hỗ trợ tăng trưởng hơn nữa”, ngân hàng ANZ đánh giá về kinnh tế Trung Quốc trong một báo cáo ra cuối tuần.
Hãng tin Reuters dẫn số liệu do Tổng cục Thống kê Trung Quốc công bố ngày 9/8 cho biết, chỉ số giá nhà sản xuất (PPI) của Trung Quốc trong tháng 7 đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ cuối năm 2009. Chỉ số này đã liên tục sụt giảm trong vòng hơn 3 năm qua.
Cũng trong tháng 7, xuất khẩu của Trung Quốc sụt 8,3%, mức giảm mạnh nhất trong 4 tháng, do nhu cầu toàn cầu đối với hàng hóa do nước này sản xuất suy giảm. Ngoài ra, đồng Nhân dân tệ tăng giá cũng khiến các nhà xuất khẩu của Trung Quốc gặp khó.
“Trọng tâm chính sách của Trung Quốc thời điểm này chắc chắn là giảm phát PPI”, nhà kinh tế học Zhou Hao thuộc ngân hàng Commerzbank ở Singapore nhận xét.
Theo ông Zhou, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) có thể sẽ cắt giảm thêm lãi suất sau 4 lần cắt giảm liên tiếp kể từ tháng 11 - đợt cắt giảm lãi suất quyết liệt nhất của nước này trong vòng gần 7 năm.
Tuần này sẽ có thêm một loạt dữ liệu kinh tế của Trung Quốc được công bố. Giới quan sát lo ngại loạt dữ liệu này sẽ tiếp tục cho thấy sa sút tăng trưởng ở nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới, thể hiện trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, đầu tư và tiêu dùng nội địa.
Mục tiêu tăng trưởng GDP của Trung Quốc năm nay là 7%, vẫn là một mức cao so với tiêu chuẩn toàn cầu. Tuy vậy, một số chuyên gia tin rằng kinh tế Trung Quốc đang tăng trưởng chậm hơn nhiều so với mục tiêu đề ra.
Kết quả một cuộc thăm dò ý kiến chuyên gia do hãng tin Reuters thực hiện vào tháng trước dự báo PBoC sẽ cắt giảm lãi suất thêm ít nhất 0,25 điểm phần trong trong năm nay và tiếp tục hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc thêm 1 điểm phần trăm.
So với cùng kỳ năm ngoái, chỉ số PPI tháng 7 của Trung Quốc giảm 5,4%, mạnh hơn mức giảm 5% mà các chuyên gia dự báo, xuống mức thấp nhất từ tháng 10/2009 và đánh dấu tháng giảm thứ 40 liên tục.
PPI suy giảm gây lo ngại vì gây thiệt hại lợi nhuận cho các doanh nghiệp sản xuất và làm gia tăng gánh nặng nợ nần của các công ty. Lợi nhuận giảm, các công ty Trung Quốc đã liên tục sa thải nhân sự trong 21 tháng qua. Nợ doanh nghiệp của Trung Quốc hiện ở mức 160% GDP, tỷ lệ cao gấp đôi so với của Mỹ - theo một nghiên cứu của Reuters.
Cùng với xu hướng suy giảm chung của nền kinh tế, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Trung quốc trong tháng 7 chỉ tăng 1,6% so với cùng kỳ năm ngoái bất chấp giá thịt lợn tăng mạnh. Trong tháng 6, CPI của Trung Quốc tăng 1,4%.
Thị trường bất động sản ế ẩm, tăng trưởng xuất khẩu không đều, và đầu tư yếu đang là những nhân tố trở ngại lớn nhất đối với kinh tế Trung Quốc. Năm nay được dự báo sẽ là năm mà kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm nhất trong 1/4 thế kỷ.
Chính sách đồng Nhân dân tệ mạnh - nhằm mục đích hỗ trợ tiêu dùng trong nước và giúp các công ty Trung Quốc vay vốn và đầu tư ra nước ngoài - đang khiến các nhà xuất khẩu của nước này gặp khó. Dữ liệu công bố cuối tuần vừa rồi cho thấy nhu cầu đối với hàng xuất khẩu của Trung Quốc tại châu Âu bị kìm hãm.
Cùng với đó, xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ, thị trường xuất khẩu lớn nhất của nước này, lần đầu tiên giảm kể từ tháng 3.
Thị trường chứng khoán Trung Quốc đã sụt giảm chóng mặt sâu khi đạt đỉnh vào tháng 6, khiến chính phủ nước này thêm phần lo ngại bởi sự bất ổn của hệ thống tài chính có thể cản trở những nỗ lực phục hồi tăng trưởng. Một loạt biện pháp chưa từng có tiền lệ đã được Bắc Kinh tung ra để cứu thị trường chứng khoán.
Tuy vậy, PBoC đã cảnh báo rằng nới lỏng chính sách có thể sẽ không phát huy hiệu quả hỗ trợ các công ty. Các doanh nghiệp Trung Quốc hiện đang hạn chế chi tiêu, trong khi các ngân hàng cũng không muốn cho vay rộng rãi vì lo ngại nợ xấu gia tăng.
“Duy trì tốc độ tăng trưởng 7% trong nửa sau của năm nay sẽ là một thách thức. Chính sách tiền tệ sẽ cần phải hỗ trợ tăng trưởng hơn nữa”, ngân hàng ANZ đánh giá về kinnh tế Trung Quốc trong một báo cáo ra cuối tuần.