Lại “sốt” giá mía nguyên liệu
Tình trạng tranh mua tranh bán mía nguyên liệu đang đẩy giá mía nguyên liệu trên thị trường tăng đột biến
Hàng năm cứ vào thời điểm giáp hạt, nguồn mía nguyên liệu ở đồng bằng sông Cửu Long còn rất ít trong khi nhu cầu sản xuất của các nhà máy đường lại rất lớn, khiến cho tình trạng tranh mua tranh bán mía nguyên liệu xảy ra, đẩy giá mía nguyên liệu trên thị trường tăng đột biến.
Song, các nhà hoạch định chiến lược cho ngành mía đường vẫn chưa có giải pháp khả thi để giải quyết tình trạng này.
Hiện nay giá mía nguyên liệu tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long dao động từ 1.200 - 1.300đồng/kg tại rẫy, giá mua tại nhà máy là 1.400 đồng/kg. Đây là mức giá cao nhất từ trước tới nay trong lịch sử trồng mía của khu vực này.
Tuy giá mía tăng cao nhưng các nhà máy đường vẫn thiếu nguyên liệu sản xuất. Nhà máy đường Phụng Hiệp có công suất 2.500 tấn/ngày, chỉ hoạt động được từ 1.800 - 2.000 tấn/ngày, nhà máy đường Vị Thanh công suất 3.500 tấn/ngày cũng chạy không không quá 2.000 tấn/ngày.
Hiện toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long chỉ còn khoảng 300.000 tấn mía nguyên liệu, trong đó huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng còn khoảng 200.000 tấn, tỉnh Trà Vinh còn khoảng 100.000 tấn, nhưng có tới 6 nhà máy đường đang hoạt động, nên các nhà máy sẽ hết nguyên liệu và ngừng hoạt động trong tháng 3 này.
Theo ông Võ Thanh Sơn, Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ, sau Tết Nguyên đán, tình hình thiếu mía nguyên liệu càng trở nên gay gắt hơn, các nhà máy đường đang chạy đua tìm mua mía nguyên liệu khiến giá mía tăng lên từng ngày. Diện tích trồng mía trước đây ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long khoảng 77.000 ha, nhưng niên vụ mía năm 2009/2010 đã giảm hơn 10.000 ha.
Khu vực đồng bằng sông Cửu Long chỉ trừ An Giang, Đồng Tháp, các tỉnh còn lại đều trồng mía, tuy nhiên vùng mía nguyên liệu tập trung nhiều nhất ở Hậu Giang và Sóc Trăng, trong đó Hậu Giang có diện tích trồng mía lớn nhất nhưng đã dứt vụ từ lâu. Do vậy tình trạng khan hiếm mía nguyên liệu là không thể tránh khỏi.
Ông Nguyễn Văn Đồng, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang cho biết: “Tình trạng thiếu mía nguyên liệu trong thời điểm chuyển vụ là không mới, tuy nhiên năm nay trầm trọng hơn là do giá đường trong nước đang ở mức cao, càng khiến cho các nhà máy tranh mua, tranh bán mía nguyên liệu”.
Do thiếu mía nguyên liệu các nhà máy đường phải đẩy giá mua lên cao. Dự báo giá mía nguyên liệu sẽ được đẩy lên khoảng 1.500đồng/kg trong thời gian tới. Trong khi nông dân trồng mía đang “say” giá thì các nhà hoạch định sản xuất lo ngại cho niên vụ mía 2010-2011.
Theo ông Trần Thành Nghiệp, Phó chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng, mặc dù giá mía nguyên liệu tăng cao nhưng do thị trường mía nguyên liệu không ổn định khi lên, lúc xuống rất bấp bênh, chủ trương của tỉnh không tăng diện tích trồng mía, vẫn giữ ở con số 12.000 ha. UBND tỉnh yêu cầu ngành nông nghiệp khuyến cáo nông dân không tăng diện tích. Vì đặc điểm sản xuất của nông dân Việt Nam khi thấy thị trường cây, con gì có giá tốt thì ồ ạt sản xuất, gây mất cân đối cung cầu.
Ông Nghiệp cũng đề nghị Hiệp hội mía đường nên tính toán cho kỹ và cố gắng giữ giá mía đường thế nào cho phù hợp. Nếu như đầu vào quá cao, giá đường sẽ tăng cao, Nhà nước sẽ nhập khẩu đường vào để phục vụ cho nhu cầu trong nước, khi nhập khẩu sẽ kéo giá đường xuống, lúc đó có khi các doanh nghiệp bị lỗ. Do vậy cần tính toán kỹ giữ giá mía ở mức độ vừa phải, nếu đẩy lên quá sẽ không ổn định, gây thiệt hại cho người tiêu dùng.
Song, các nhà hoạch định chiến lược cho ngành mía đường vẫn chưa có giải pháp khả thi để giải quyết tình trạng này.
Hiện nay giá mía nguyên liệu tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long dao động từ 1.200 - 1.300đồng/kg tại rẫy, giá mua tại nhà máy là 1.400 đồng/kg. Đây là mức giá cao nhất từ trước tới nay trong lịch sử trồng mía của khu vực này.
Tuy giá mía tăng cao nhưng các nhà máy đường vẫn thiếu nguyên liệu sản xuất. Nhà máy đường Phụng Hiệp có công suất 2.500 tấn/ngày, chỉ hoạt động được từ 1.800 - 2.000 tấn/ngày, nhà máy đường Vị Thanh công suất 3.500 tấn/ngày cũng chạy không không quá 2.000 tấn/ngày.
Hiện toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long chỉ còn khoảng 300.000 tấn mía nguyên liệu, trong đó huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng còn khoảng 200.000 tấn, tỉnh Trà Vinh còn khoảng 100.000 tấn, nhưng có tới 6 nhà máy đường đang hoạt động, nên các nhà máy sẽ hết nguyên liệu và ngừng hoạt động trong tháng 3 này.
Theo ông Võ Thanh Sơn, Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ, sau Tết Nguyên đán, tình hình thiếu mía nguyên liệu càng trở nên gay gắt hơn, các nhà máy đường đang chạy đua tìm mua mía nguyên liệu khiến giá mía tăng lên từng ngày. Diện tích trồng mía trước đây ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long khoảng 77.000 ha, nhưng niên vụ mía năm 2009/2010 đã giảm hơn 10.000 ha.
Khu vực đồng bằng sông Cửu Long chỉ trừ An Giang, Đồng Tháp, các tỉnh còn lại đều trồng mía, tuy nhiên vùng mía nguyên liệu tập trung nhiều nhất ở Hậu Giang và Sóc Trăng, trong đó Hậu Giang có diện tích trồng mía lớn nhất nhưng đã dứt vụ từ lâu. Do vậy tình trạng khan hiếm mía nguyên liệu là không thể tránh khỏi.
Ông Nguyễn Văn Đồng, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang cho biết: “Tình trạng thiếu mía nguyên liệu trong thời điểm chuyển vụ là không mới, tuy nhiên năm nay trầm trọng hơn là do giá đường trong nước đang ở mức cao, càng khiến cho các nhà máy tranh mua, tranh bán mía nguyên liệu”.
Do thiếu mía nguyên liệu các nhà máy đường phải đẩy giá mua lên cao. Dự báo giá mía nguyên liệu sẽ được đẩy lên khoảng 1.500đồng/kg trong thời gian tới. Trong khi nông dân trồng mía đang “say” giá thì các nhà hoạch định sản xuất lo ngại cho niên vụ mía 2010-2011.
Theo ông Trần Thành Nghiệp, Phó chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng, mặc dù giá mía nguyên liệu tăng cao nhưng do thị trường mía nguyên liệu không ổn định khi lên, lúc xuống rất bấp bênh, chủ trương của tỉnh không tăng diện tích trồng mía, vẫn giữ ở con số 12.000 ha. UBND tỉnh yêu cầu ngành nông nghiệp khuyến cáo nông dân không tăng diện tích. Vì đặc điểm sản xuất của nông dân Việt Nam khi thấy thị trường cây, con gì có giá tốt thì ồ ạt sản xuất, gây mất cân đối cung cầu.
Ông Nghiệp cũng đề nghị Hiệp hội mía đường nên tính toán cho kỹ và cố gắng giữ giá mía đường thế nào cho phù hợp. Nếu như đầu vào quá cao, giá đường sẽ tăng cao, Nhà nước sẽ nhập khẩu đường vào để phục vụ cho nhu cầu trong nước, khi nhập khẩu sẽ kéo giá đường xuống, lúc đó có khi các doanh nghiệp bị lỗ. Do vậy cần tính toán kỹ giữ giá mía ở mức độ vừa phải, nếu đẩy lên quá sẽ không ổn định, gây thiệt hại cho người tiêu dùng.