Lạm dụng lao động nước ngoài: “Không phòng ngừa, tác động sẽ xấu hơn”
Việc lao động nước ngoài được sử dụng nhiều tại các công trường, dự án là có thật và báo chí cảnh báo cũng không thừa
Việc lao động nước ngoài được sử dụng nhiều tại các công trường, dự án là có thật và báo chí cảnh báo cũng không thừa.
Đó là khẳng định của ông Lê Văn Tăng, Cục trưởng Cục Quản lý đấu thầu (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) với VnEconomy, xung quanh tình trạng nhiều nhà thầu nước ngoài lạm dụng lao động ngoài nước tại các dự án trên lãnh thổ Việt Nam.
Thưa ông, có ý kiến cho rằng, tình trạng “đi đêm” giữa chủ đầu tư với nhà thầu với nhau đang có xu hướng tăng lên, đặc biệt là các điều khoản về sử dụng lao động, tiến độ đang bị xem nhẹ?
Hiện tượng này trên thực tế là có, còn ở mức độ bao nhiêu thì nhận xét của mỗi cơ quan, tổ chức, cá nhân khác nhau.
Chúng tôi thừa nhận tình trạng này cũng không phải là ít, còn mức độ như thế nào thì phải có đánh giá nghiêm túc.
Tôi cho rằng, để khắc phục được tiêu cực này chỉ còn cách đầu thấu rộng rãi thông qua mạng để làm sao nhà thầu không có cơ hội trực tiếp cận nhà thầu. Tất nhiên không có điều gì hoàn hảo 100% nhưng nó sẽ góp phần triệt tiêu dần những tiêu cực trong đấu thầu. Quan trọng nhất vẫn là ở chủ đầu tư, nếu họ nghiêm túc biết đặt lợi ích quốc gia lên trên hết thì sẽ khó mà có tiêu cực.
Ông nhìn nhận thế nào trước những phản ánh của báo chí về sự lạm dụng lao động nước ngoài của các nhà thầu tại một số dự án?
Đúng là có thực tế đó. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cũng đã tổ chức hai đoàn đi kiểm tra, sắp tới lại tiếp tục. Chúng tôi cũng đã có văn bản đôn đốc bộ này để kiến nghị kiểm tra những vụ việc báo chí nêu trong thời gian qua.
Khi kiểm tra xuất hiện tình huống là các dự án có sử dụng lao động nước ngoài thì hợp đồng với nhà thầu lại được ký trước thời điểm trước có quy định về hạn chế sử dụng lao động nước ngoài có hiệu lực. Do vậy, có thể hiểu thực tế đang diễn ra hiện nay chỉ là hậu quả! Hiện chúng ta cũng đang ý thức được và quản khá chặt vấn đề này.
Trước đây luật chúng ta chỉ có 17 nội dung, hành vi bị cấm đối với nhà thầu, sau đó bổ sung thêm hai hành vi, trong đó có việc cấm sử dụng lao động nước ngoài khi mà lao động trong nước có thể đảm nhận được. Nghị định 85/CP Chính phủ tiếp tục hướng dẫn việc này.
Các mẫu hồ sơ mời thầu sau đó đều đề cập đến vấn đề đưa lao động nước ngoài vào, chỉ cho phép khi thực sự cần với những lao động có chuyên môn cao. Nếu chủ đầu tư để lọt lưới, thì có nghĩa hồ sơ mời thầu không chặt chẽ, hoặc không giám sát chặt chẽ.
Hiện nay, để thẩm định năng lực nhà thầu phải qua rất nhiều khâu, ngay từ khi lập hồ sơ mời thầu. Còn sau đó nếu để xảy ra sai phạm thì sẽ truy đến cùng do khâu nào.
Một số doanh nghiệp đã vi phạm điều này, song vì lần đầu chúng tôi cũng thông cảm, bỏ qua. Còn khi các phương tiện truyền thông phản ánh nhiều, tình trạng phổ biến thì với các văn bản sắp ban hành, chúng tôi sẽ làm mạnh tay hơn.
Tuy nhiên, vấn đề này cũng khá nhạy cảm vì còn liên quan đến quan hệ quốc tế.
Vậy cơ quan quản lý đánh giá thế nào về hậu quả của việc lạm dụng này?
Để đánh giá một cách tổng thể ngay thì cũng khó vì nó tùy từng dự án cụ thể. Nếu chúng ta không phòng ngừa thì tôi nghĩ tác động sẽ xấu hơn. Có thể tác động mà báo chí nêu có thể chưa đến mức đó, song cảnh báo thì không bao giờ thừa.
Hơn nữa, các nhà thầu châu Âu không bao giờ mang công nhân của họ đi theo. Thậm chí như nhà thầu Hàn Quốc cũng ít.
Nếu chỉ tách riêng về kinh tế thì đơn giản hơn, nhưng nếu nhìn tổng thể thì phải nhìn dài hạn hơn, có thể họ sang rồi sẽ lấy vợ, lập gia đình... thì mới phức tạp.
Đến thời điểm này, chúng ta đã có đủ hết các điều luật nhằm ngăn chặn tình trạng đó. Nếu để xảy ra tình trạng này chỉ có lỗi của chủ đầu tư.
Được biết, trong dự thảo Luật Đầu tư công, mua sắm công thay thế cho Luật Đấu thầu hiện tại, sẽ có điều khoản hạn chế lao động nước ngoài...
Thực tế luật cũ đã có quy định này rồi. Song cái gì cũng có hai mặt, một mặt phải hội nhập mở cửa, song chúng ta phải nâng đỡ các nhà thầu trong nước. Chúng ta nên nhớ mở cửa cũng là vì lợi ích quốc gia, mà hạn chế cũng là vì lợi ích quốc gia. Tất nhiên là nó phải phù hợp với từng giai đoạn.
Đó là khẳng định của ông Lê Văn Tăng, Cục trưởng Cục Quản lý đấu thầu (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) với VnEconomy, xung quanh tình trạng nhiều nhà thầu nước ngoài lạm dụng lao động ngoài nước tại các dự án trên lãnh thổ Việt Nam.
Thưa ông, có ý kiến cho rằng, tình trạng “đi đêm” giữa chủ đầu tư với nhà thầu với nhau đang có xu hướng tăng lên, đặc biệt là các điều khoản về sử dụng lao động, tiến độ đang bị xem nhẹ?
Hiện tượng này trên thực tế là có, còn ở mức độ bao nhiêu thì nhận xét của mỗi cơ quan, tổ chức, cá nhân khác nhau.
Chúng tôi thừa nhận tình trạng này cũng không phải là ít, còn mức độ như thế nào thì phải có đánh giá nghiêm túc.
Tôi cho rằng, để khắc phục được tiêu cực này chỉ còn cách đầu thấu rộng rãi thông qua mạng để làm sao nhà thầu không có cơ hội trực tiếp cận nhà thầu. Tất nhiên không có điều gì hoàn hảo 100% nhưng nó sẽ góp phần triệt tiêu dần những tiêu cực trong đấu thầu. Quan trọng nhất vẫn là ở chủ đầu tư, nếu họ nghiêm túc biết đặt lợi ích quốc gia lên trên hết thì sẽ khó mà có tiêu cực.
Ông nhìn nhận thế nào trước những phản ánh của báo chí về sự lạm dụng lao động nước ngoài của các nhà thầu tại một số dự án?
Đúng là có thực tế đó. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cũng đã tổ chức hai đoàn đi kiểm tra, sắp tới lại tiếp tục. Chúng tôi cũng đã có văn bản đôn đốc bộ này để kiến nghị kiểm tra những vụ việc báo chí nêu trong thời gian qua.
Khi kiểm tra xuất hiện tình huống là các dự án có sử dụng lao động nước ngoài thì hợp đồng với nhà thầu lại được ký trước thời điểm trước có quy định về hạn chế sử dụng lao động nước ngoài có hiệu lực. Do vậy, có thể hiểu thực tế đang diễn ra hiện nay chỉ là hậu quả! Hiện chúng ta cũng đang ý thức được và quản khá chặt vấn đề này.
Trước đây luật chúng ta chỉ có 17 nội dung, hành vi bị cấm đối với nhà thầu, sau đó bổ sung thêm hai hành vi, trong đó có việc cấm sử dụng lao động nước ngoài khi mà lao động trong nước có thể đảm nhận được. Nghị định 85/CP Chính phủ tiếp tục hướng dẫn việc này.
Các mẫu hồ sơ mời thầu sau đó đều đề cập đến vấn đề đưa lao động nước ngoài vào, chỉ cho phép khi thực sự cần với những lao động có chuyên môn cao. Nếu chủ đầu tư để lọt lưới, thì có nghĩa hồ sơ mời thầu không chặt chẽ, hoặc không giám sát chặt chẽ.
Hiện nay, để thẩm định năng lực nhà thầu phải qua rất nhiều khâu, ngay từ khi lập hồ sơ mời thầu. Còn sau đó nếu để xảy ra sai phạm thì sẽ truy đến cùng do khâu nào.
Một số doanh nghiệp đã vi phạm điều này, song vì lần đầu chúng tôi cũng thông cảm, bỏ qua. Còn khi các phương tiện truyền thông phản ánh nhiều, tình trạng phổ biến thì với các văn bản sắp ban hành, chúng tôi sẽ làm mạnh tay hơn.
Tuy nhiên, vấn đề này cũng khá nhạy cảm vì còn liên quan đến quan hệ quốc tế.
Vậy cơ quan quản lý đánh giá thế nào về hậu quả của việc lạm dụng này?
Để đánh giá một cách tổng thể ngay thì cũng khó vì nó tùy từng dự án cụ thể. Nếu chúng ta không phòng ngừa thì tôi nghĩ tác động sẽ xấu hơn. Có thể tác động mà báo chí nêu có thể chưa đến mức đó, song cảnh báo thì không bao giờ thừa.
Hơn nữa, các nhà thầu châu Âu không bao giờ mang công nhân của họ đi theo. Thậm chí như nhà thầu Hàn Quốc cũng ít.
Nếu chỉ tách riêng về kinh tế thì đơn giản hơn, nhưng nếu nhìn tổng thể thì phải nhìn dài hạn hơn, có thể họ sang rồi sẽ lấy vợ, lập gia đình... thì mới phức tạp.
Đến thời điểm này, chúng ta đã có đủ hết các điều luật nhằm ngăn chặn tình trạng đó. Nếu để xảy ra tình trạng này chỉ có lỗi của chủ đầu tư.
Được biết, trong dự thảo Luật Đầu tư công, mua sắm công thay thế cho Luật Đấu thầu hiện tại, sẽ có điều khoản hạn chế lao động nước ngoài...
Thực tế luật cũ đã có quy định này rồi. Song cái gì cũng có hai mặt, một mặt phải hội nhập mở cửa, song chúng ta phải nâng đỡ các nhà thầu trong nước. Chúng ta nên nhớ mở cửa cũng là vì lợi ích quốc gia, mà hạn chế cũng là vì lợi ích quốc gia. Tất nhiên là nó phải phù hợp với từng giai đoạn.