Ai quản lao động nước ngoài tại Việt Nam?
Ở Việt Nam, khi hỏi cơ quan quản lý rằng lao động nước ngoài làm gì, đi đâu, có hợp pháp không thì khó như “mò kim đáy biển”
Ở Việt Nam, khi hỏi cơ quan quản lý rằng lao động nước ngoài làm gì, đi đâu, có hợp pháp không thì khó như “mò kim đáy biển”.
Trong khi đó, mỗi lao động Việt Nam được đưa ra nước ngoài làm việc phải đáp ứng rất nhiều loại giấy tờ, khi lao động chuyển sang làm việc cho chủ sử dụng khác cũng phải được sự đồng ý của cơ quan quản lý nước sở tại. Phần lớn lao động ở đâu, làm gì cơ quan quản lý của họ đều biết.
Một lãnh đạo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã than thở như vậy khi nói đến sự khó khăn trong việc quản lý lao động nước ngoài tại Việt Nam. Bởi vậy mới có chuyện lao động nước ngoài vào Việt Nam làm việc liên tục tăng, từ 52.633 người (năm 2008), tăng lên 55.428 người (2009) đến 56.929 người (2010).
Năm 2011, tính đến hết tháng 9, số người nước ngoài làm việc tại Việt Nam tăng vọt lên 78.440 người; trong đó, số người được cấp phép là 41.529, không thuộc diện cấp phép 5.581 người và chưa được cấp phép 31.330 người (chiếm 39,9%).
Việc quản lý thiếu đồng bộ cũng là nguyên nhân khiến lao động nước ngoài làm việc không phép ở Việt Nam gia tăng. Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Nghị định 34/2008 và Nghị định 46/2011 đã quy định rõ trách nhiệm của các bộ, ngành liên quan, tuy nhiên, đến nay Bộ Y tế chưa có hướng dẫn mẫu và cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận sức khoẻ cho người nước ngoài. Bộ Công Thương chưa hướng dẫn trình tự, thủ tục để xác định đối tượng là người nước ngoài di chuyển nội bộ doanh nghiệp thuộc phạm vi các ngành trong biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam với Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Cũng theo quy định, cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng đều có thẩm quyền cho phép người nước ngoài vào Việt Nam (trong đó có mục đích làm việc), nhưng lại chưa có sự phối hợp chặt chẽ, thiếu kịp thời.
Tuy nhiên, có một thực tế về tổng thể, những văn bản chỉ thị này chỉ mang tính tạm thời, nó sẽ không thể giúp việc quản lý lao động nước ngoài tại Việt Nam đi vào trật tự, kỷ cương. Một cán bộ công an tại PA17 thuộc Công an Hà Nội cho biết, rất khó để “bắt” được lao động lúc đang làm việc. Nhiều lần vào tới công trình, công ty nhưng phải qua nhiều tầng nấc bảo vệ. Tới khi vào đến nơi thì những người nước ngoài họ không làm việc nữa.
Bên cạnh đó, việc chứng minh lao động trong nước không đáp ứng được nhu cầu của chủ sử dụng lao động tới mức chủ doanh nghiệp đành phải tuyển dụng người nước ngoài cũng rất đơn giản. Theo cách thông thường, chủ sử dụng lao động chỉ cần đăng thông báo tuyển dụng trên một số phương tiện truyền thông và sau đó kết luận không tìm được người đúng như nhu cầu sử dụng của mình và buộc phải sử dụng lao động nước ngoài. Kể cả việc sử dụng lao động phổ thông cũng rất dễ dàng bị biến thành các “chuyên gia” như một doanh nghiệp đầu tư tại Hải Phòng đã từng tự hào xây nhà ở cho mấy nghìn “chuyên gia” nước ngoài sang làm việc.
Tại hội nghị tổng kết mới đây của ngành lao động, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân chỉ đạo: năm 2012, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cần quản chặt và tìm kiếm biện pháp khắc phục những bất cập trong việc quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Trong đó, nhiệm vụ quan trọng của là cần tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật liên quan người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
Phó thủ tướng cũng gợi ý, ngành lao động nên tổ chức hội nghị chuyên đề đánh giá kết quả một năm thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về quản lý lao động nước ngoài, phổ biến kinh nghiệm của các địa phương cũng như những doanh nghiệp đã thực hiện tốt trong quý 2/2012.
Có thể thấy, việc quản lý lao động nước ngoài không phải chỉ quản nhiều loại giấy tờ mà người lao động phải đáp ứng mà rất cần cách phối hợp giữa các cơ quan có liên quan và việc kiểm tra, xử lý kiên quyết vi phạm. Câu chuyện này giống như chuyện quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm, Bộ Y tế nói chỉ quản lý bàn ăn, còn quản lý chuyện nuôi trồng, sản xuất... lại ở những bộ khác. Cuối cùng Chính phủ phải quyết định Bộ Y tế chủ trì về an toàn vệ sinh thực phẩm thì “quả bóng trách nhiệm” mới không được đá đi đá lại.
Hiện thời, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cũng nói mình chỉ quản lý thị trường lao động, cấp phép cho lao động nước ngoài, còn chuyện thực thi thế nào thì quan trọng hơn phải là cơ quan xuất nhập cảnh và ngành công an. Điều này đúng nhưng vì thiếu sự phối hợp nên tới thời điểm này “quả bóng trách nhiệm” xem ra vẫn còn lơ lửng...
Trong khi đó, mỗi lao động Việt Nam được đưa ra nước ngoài làm việc phải đáp ứng rất nhiều loại giấy tờ, khi lao động chuyển sang làm việc cho chủ sử dụng khác cũng phải được sự đồng ý của cơ quan quản lý nước sở tại. Phần lớn lao động ở đâu, làm gì cơ quan quản lý của họ đều biết.
Một lãnh đạo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã than thở như vậy khi nói đến sự khó khăn trong việc quản lý lao động nước ngoài tại Việt Nam. Bởi vậy mới có chuyện lao động nước ngoài vào Việt Nam làm việc liên tục tăng, từ 52.633 người (năm 2008), tăng lên 55.428 người (2009) đến 56.929 người (2010).
Năm 2011, tính đến hết tháng 9, số người nước ngoài làm việc tại Việt Nam tăng vọt lên 78.440 người; trong đó, số người được cấp phép là 41.529, không thuộc diện cấp phép 5.581 người và chưa được cấp phép 31.330 người (chiếm 39,9%).
Việc quản lý thiếu đồng bộ cũng là nguyên nhân khiến lao động nước ngoài làm việc không phép ở Việt Nam gia tăng. Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Nghị định 34/2008 và Nghị định 46/2011 đã quy định rõ trách nhiệm của các bộ, ngành liên quan, tuy nhiên, đến nay Bộ Y tế chưa có hướng dẫn mẫu và cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận sức khoẻ cho người nước ngoài. Bộ Công Thương chưa hướng dẫn trình tự, thủ tục để xác định đối tượng là người nước ngoài di chuyển nội bộ doanh nghiệp thuộc phạm vi các ngành trong biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam với Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Cũng theo quy định, cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng đều có thẩm quyền cho phép người nước ngoài vào Việt Nam (trong đó có mục đích làm việc), nhưng lại chưa có sự phối hợp chặt chẽ, thiếu kịp thời.
Tuy nhiên, có một thực tế về tổng thể, những văn bản chỉ thị này chỉ mang tính tạm thời, nó sẽ không thể giúp việc quản lý lao động nước ngoài tại Việt Nam đi vào trật tự, kỷ cương. Một cán bộ công an tại PA17 thuộc Công an Hà Nội cho biết, rất khó để “bắt” được lao động lúc đang làm việc. Nhiều lần vào tới công trình, công ty nhưng phải qua nhiều tầng nấc bảo vệ. Tới khi vào đến nơi thì những người nước ngoài họ không làm việc nữa.
Bên cạnh đó, việc chứng minh lao động trong nước không đáp ứng được nhu cầu của chủ sử dụng lao động tới mức chủ doanh nghiệp đành phải tuyển dụng người nước ngoài cũng rất đơn giản. Theo cách thông thường, chủ sử dụng lao động chỉ cần đăng thông báo tuyển dụng trên một số phương tiện truyền thông và sau đó kết luận không tìm được người đúng như nhu cầu sử dụng của mình và buộc phải sử dụng lao động nước ngoài. Kể cả việc sử dụng lao động phổ thông cũng rất dễ dàng bị biến thành các “chuyên gia” như một doanh nghiệp đầu tư tại Hải Phòng đã từng tự hào xây nhà ở cho mấy nghìn “chuyên gia” nước ngoài sang làm việc.
Tại hội nghị tổng kết mới đây của ngành lao động, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân chỉ đạo: năm 2012, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cần quản chặt và tìm kiếm biện pháp khắc phục những bất cập trong việc quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Trong đó, nhiệm vụ quan trọng của là cần tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật liên quan người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
Phó thủ tướng cũng gợi ý, ngành lao động nên tổ chức hội nghị chuyên đề đánh giá kết quả một năm thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về quản lý lao động nước ngoài, phổ biến kinh nghiệm của các địa phương cũng như những doanh nghiệp đã thực hiện tốt trong quý 2/2012.
Có thể thấy, việc quản lý lao động nước ngoài không phải chỉ quản nhiều loại giấy tờ mà người lao động phải đáp ứng mà rất cần cách phối hợp giữa các cơ quan có liên quan và việc kiểm tra, xử lý kiên quyết vi phạm. Câu chuyện này giống như chuyện quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm, Bộ Y tế nói chỉ quản lý bàn ăn, còn quản lý chuyện nuôi trồng, sản xuất... lại ở những bộ khác. Cuối cùng Chính phủ phải quyết định Bộ Y tế chủ trì về an toàn vệ sinh thực phẩm thì “quả bóng trách nhiệm” mới không được đá đi đá lại.
Hiện thời, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cũng nói mình chỉ quản lý thị trường lao động, cấp phép cho lao động nước ngoài, còn chuyện thực thi thế nào thì quan trọng hơn phải là cơ quan xuất nhập cảnh và ngành công an. Điều này đúng nhưng vì thiếu sự phối hợp nên tới thời điểm này “quả bóng trách nhiệm” xem ra vẫn còn lơ lửng...