Làm gì với cơ hội quá lớn từ Samsung?
“Đầu vào 20 tỷ USD” từ Samsung khiến nhiều doanh nghiệp Việt không thể ngồi yên
Năm 2013, các nhà máy của tập đoàn Samsung tại Việt Nam đã đạt doanh số xuất khẩu 23 tỷ USD. Để tạo ra doanh số đó đồng thời phục vụ việc mở rộng sản xuất kinh doanh, Samsung cũng đã chi ra tổng cộng gần 20 tỷ USD.
Còn năm 2014, Samsung dự kiến đạt doanh số xuất khẩu khoảng 30 tỷ USD, về lý thuyết, khoản chi tương ứng cũng sẽ tăng theo và chắc chắn tiếp tục được duy trì, thậm chí tăng tiếp trong nhiều năm nữa.
Đáng tiếc, cho đến nay, nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn rất khó chạm được vào khoản "đầu vào" khổng lồ này, bỏ lỡ một cơ hội làm ăn ngay trên sân nhà, đồng thời tranh thủ cơ hội phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ còn non trẻ.
Cơ hội chung
Nhiều năm trăn trở với công cuộc thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam, GS. Nguyễn Mại là một trong những người "kém vui" nhất với thực trạng của ngành công nghiệp phụ trợ hiện nay.
Ông kể, nhiều năm trước, đại kế hoạch xây dựng hai khu công nghiệp phụ trợ tập trung ở Vũng Tàu và Hải Phòng đã được khởi động, nhưng cho đến nay, mọi thứ vẫn chỉ dừng ở con số không.
Hệ quả là giá trị gia tăng của sản phẩm còn thấp, chẳng hạn trong ngành may mặc chỉ khoảng 35-40%, giày dép 30%, hàng điện tử 30% và phần lớn là của doanh nghiệp FDI. Trong khi đó, so sánh với bên ngoài, tỉ lệ linh kiện, phụ kiện nội địa trong sản phẩm công nghiệp của Trung Quốc và Thái Lan đã ở mức 50-60%, trong khi Việt Nam chỉ là 27.8%
Mãi cho đến gần đây, khi hoạt động sản xuất của Samsung bùng nổ, kéo theo khoảng 100 doanh nghiệp Hàn Quốc vào Việt Nam mở nhà máy, các doanh nghiệp Việt Nam mới giật mình.
Tín hiệu lành đáng kể nhất để cải thiện tình hình chính là việc gần đây chính phủ đã chủ trương lập quỹ phát triển công nghiệp hỗ trợ, đồng thời sửa đổi bổ sung chính sách ưu tiên phát triển ngành này. Bản thân các địa phương cũng đã quan tâm hơn đến phát triển công nghiệp hỗ trợ và có chính sách khuyến khích, như trường hợp Bắc Ninh.
Mặt khác, bản thân các doanh nghiệp FDI cũng chủ động tìm kiếm đối tác Việt Nam, trong khi các doanh nghiệp Việt Nam cảm thấy đã đến lúc cần quan tâm nhiều hơn đến mối liên kết với doanh nghiệp FDI về công nghiệp phụ trợ.
Vẫn theo GS. Nguyễn Mại, sự bùng nổ của Samsung đưa tới cơ hội thúc đẩy ngành công nghiệp phụ trợ trong lĩnh vực điện tử. Đó là lý do cả về phía Chính phủ lẫn các doanh nghiệp cần coi trọng mối quan hệ với tập đoàn này, theo đó doanh nghiệp Việt Nam cần đối chiếu với thực trạng và đòi hỏi của Samsung để biết được yêu cầu cung cấp cụ thể.
Về phía Chính phủ, có thể lựa chọn một số doanh nghiệp có thể đầu tư công nghệ đáp ứng điều kiện của Samsung để làm thí điểm, từ đó mở rộng diện thí điểm trên cơ sở chính sách ưu đãi của chính phủ thông qua quỹ phát triển công nghiệp hỗ trợ, một định chế có nguồn vốn 2.000 tỷ đồng đã được thông qua.
Trên cơ sở thí điểm, cuối năm 2015, sẽ tổng kết quá trình hợp tác với Samsung để kiến nghị hệ thống giải pháp bao gồm chính sách, quỹ phát triển, mô hình nhằm mở rộng diện các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ông Nguyễn Văn Hiếu chia sẻ quan điểm này và cho rằng chính những dự án đầu tư của Samsung đã đưa Hàn Quốc trở thành nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp điện tử lớn nhất tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư dự kiến sẽ vượt ngưỡng 10 tỷ USD vào cuối năm 2014.
Chính vì vậy, các dự án này đã bước đầu hình thành chuỗi sản xuất, cung ứng linh kiện điện tử tại Việt Nam với sự tham gia của hơn 100 doanh nghiệp vệ tinh nước ngoài và một số doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp phụ trợ.
Theo ông Hiếu, đến nay Việt Nam đã thu hút được khoảng 500 doanh nghiệp FDI từ các quốc gia có nền sản xuất tiên tiến đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp phụ trợ, chủ yếu sản xuất linh kiện điện tử, phụ tùng kim loại, linh kiện cao su...
Tuy nhiên, do những đòn bày về cơ chế, chính sách từ Chính phủ còn chưa thực sự mang tính đột phá cũng như các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam với những hạn chế chủ quan về công nghệ, vốn, năng lực sản xuất, kinh nghiệm quản lý, nguồn nhân lực... nên hầu như chưa tham gia vào chuỗi sản xuất linh kiện này.
Trước tình hình đó, Việt Nam đang triển khai 3 nhóm giải pháp để khuyến khích, phát triển lĩnh vực này, trong đó có việc xây dựng, ban hành nghị định về khuyến khích và phát triển công nghiệp hỗ trợ phù hợp với thực tiễn; đồng thời xây dựng môi trường, hạ tầng kinh doanh thuận lợi để khuyến khích, thu hút từ các tập đoàn lớn đến doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư, sản xuất linh kiện, bán thành phẩm tại Việt Nam.
Đủ "chuẩn" thì chơi
Đến dự hội thảo chuyên đề về công nghiệp phụ trợ và hợp tác với Samsung được tổ chức sáng 11/9 tại Hà Nội, hàng loạt doanh nghiệp Việt Nam nhận được thông điệp khá "hữu hảo" từ ban lãnh đạo Samsung, theo đó doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có cơ hội tham gia nhiều hơn vào chuỗi cung ứng của tập đoàn này.
Nhưng các lãnh đạo của Samsung cũng nhấn mạnh đến các tiêu chuẩn mà doanh nghiệp Việt Nam cần đáp ứng, bởi vì các sản phẩm của Samsung luôn đòi hỏi chất lượng linh kiện cao nhất, nói nôm na là "đủ chuẩn thì chơi"
Theo ông Shim Won Hwan, Tổng giám đốc Tổ hợp Samsung Complex tại Việt Nam, vào tháng 8/2012, trong buổi làm việc giữa Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh với các lãnh đạo cấp cao của Samsung tại Hàn Quốc, hai bên đã thống nhất cùng hợp tác nhằm phát triển ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam.
Luôn giữ đúng những cam kết của mình, trong thời gian qua, Samsung đã bàn bạc và thảo luận về phương án hợp tác cụ thể, mang lại hiệu quả thực tiễn với các Bộ ban ngành của Việt Nam để triển khai cam kết này.
Hiện nay, tổng số vốn đầu tư đăng ký của Samsung tại Việt Nam trong lĩnh vực điện tử và công nghiệp phụ trợ đã lên tới gần 8 tỷ USD, với những dự án có quy mô lớn đã và đang được triển khai và do đó, theo ông Shim Won Hwan, "không khó để nói rằng Samsung sẽ tiếp tục mở rộng đầu tư trong thời gian sắp tới".
Tuy nhiên, dù Samsung có mở rộng quy mô đầu tư và mong muốn được đóng góp vào sự phát triển của Việt Nam đến đâu chăng nữa thì vẫn cần có những điều kiện làm tiền đề, và một trong số đó là Việt Nam phải phát triển ngành công nghiệp phụ trợ trong lĩnh vực tương ứng.
"Nếu không thể phát triển được công nghiệp phụ trợ trong nước, chắc chắn mức độ phụ thuộc lớn vào bên ngoài là không thể tránh khỏi, tương ứng với đó là sự suy yếu về sức cạnh tranh và hệ quả của nó là sẽ rất khó để phát triển kinh tế bền vững và lâu dài", ông nói, nhấn mạnh rằng "nếu chỉ có sự cố gắng của bản thân các doanh nghiệp mua hàng như Samsung, hay hỗ trợ của Chính phủ là chưa đủ mà trước hết, bản thân doanh nghiệp phụ trợ phải tự lực thì chúng ta mới có thể giành được lợi thế cạnh tranh hơn so với các công ty khác về chất lượng, giá thành và thời hạn giao hàng".
Vị lãnh đạo này nói ông cảm thấy vui mừng trước những tín hiệu gần đây khi Chính phủ Việt nam đã chuẩn bị nhiều phương án hỗ trợ cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ về mở rộng hỗ trợ về thuế, giảm thuế thu nhập cá nhân đối với nguồn nhân lực công nghệ cao, đưa ra các chính sách ưu đãi như thuê đất và vay vốn đầu tư…
Còn năm 2014, Samsung dự kiến đạt doanh số xuất khẩu khoảng 30 tỷ USD, về lý thuyết, khoản chi tương ứng cũng sẽ tăng theo và chắc chắn tiếp tục được duy trì, thậm chí tăng tiếp trong nhiều năm nữa.
Đáng tiếc, cho đến nay, nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn rất khó chạm được vào khoản "đầu vào" khổng lồ này, bỏ lỡ một cơ hội làm ăn ngay trên sân nhà, đồng thời tranh thủ cơ hội phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ còn non trẻ.
Cơ hội chung
Nhiều năm trăn trở với công cuộc thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam, GS. Nguyễn Mại là một trong những người "kém vui" nhất với thực trạng của ngành công nghiệp phụ trợ hiện nay.
Ông kể, nhiều năm trước, đại kế hoạch xây dựng hai khu công nghiệp phụ trợ tập trung ở Vũng Tàu và Hải Phòng đã được khởi động, nhưng cho đến nay, mọi thứ vẫn chỉ dừng ở con số không.
Hệ quả là giá trị gia tăng của sản phẩm còn thấp, chẳng hạn trong ngành may mặc chỉ khoảng 35-40%, giày dép 30%, hàng điện tử 30% và phần lớn là của doanh nghiệp FDI. Trong khi đó, so sánh với bên ngoài, tỉ lệ linh kiện, phụ kiện nội địa trong sản phẩm công nghiệp của Trung Quốc và Thái Lan đã ở mức 50-60%, trong khi Việt Nam chỉ là 27.8%
Mãi cho đến gần đây, khi hoạt động sản xuất của Samsung bùng nổ, kéo theo khoảng 100 doanh nghiệp Hàn Quốc vào Việt Nam mở nhà máy, các doanh nghiệp Việt Nam mới giật mình.
Tín hiệu lành đáng kể nhất để cải thiện tình hình chính là việc gần đây chính phủ đã chủ trương lập quỹ phát triển công nghiệp hỗ trợ, đồng thời sửa đổi bổ sung chính sách ưu tiên phát triển ngành này. Bản thân các địa phương cũng đã quan tâm hơn đến phát triển công nghiệp hỗ trợ và có chính sách khuyến khích, như trường hợp Bắc Ninh.
Mặt khác, bản thân các doanh nghiệp FDI cũng chủ động tìm kiếm đối tác Việt Nam, trong khi các doanh nghiệp Việt Nam cảm thấy đã đến lúc cần quan tâm nhiều hơn đến mối liên kết với doanh nghiệp FDI về công nghiệp phụ trợ.
Vẫn theo GS. Nguyễn Mại, sự bùng nổ của Samsung đưa tới cơ hội thúc đẩy ngành công nghiệp phụ trợ trong lĩnh vực điện tử. Đó là lý do cả về phía Chính phủ lẫn các doanh nghiệp cần coi trọng mối quan hệ với tập đoàn này, theo đó doanh nghiệp Việt Nam cần đối chiếu với thực trạng và đòi hỏi của Samsung để biết được yêu cầu cung cấp cụ thể.
Về phía Chính phủ, có thể lựa chọn một số doanh nghiệp có thể đầu tư công nghệ đáp ứng điều kiện của Samsung để làm thí điểm, từ đó mở rộng diện thí điểm trên cơ sở chính sách ưu đãi của chính phủ thông qua quỹ phát triển công nghiệp hỗ trợ, một định chế có nguồn vốn 2.000 tỷ đồng đã được thông qua.
Trên cơ sở thí điểm, cuối năm 2015, sẽ tổng kết quá trình hợp tác với Samsung để kiến nghị hệ thống giải pháp bao gồm chính sách, quỹ phát triển, mô hình nhằm mở rộng diện các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ông Nguyễn Văn Hiếu chia sẻ quan điểm này và cho rằng chính những dự án đầu tư của Samsung đã đưa Hàn Quốc trở thành nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp điện tử lớn nhất tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư dự kiến sẽ vượt ngưỡng 10 tỷ USD vào cuối năm 2014.
Chính vì vậy, các dự án này đã bước đầu hình thành chuỗi sản xuất, cung ứng linh kiện điện tử tại Việt Nam với sự tham gia của hơn 100 doanh nghiệp vệ tinh nước ngoài và một số doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp phụ trợ.
Theo ông Hiếu, đến nay Việt Nam đã thu hút được khoảng 500 doanh nghiệp FDI từ các quốc gia có nền sản xuất tiên tiến đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp phụ trợ, chủ yếu sản xuất linh kiện điện tử, phụ tùng kim loại, linh kiện cao su...
Tuy nhiên, do những đòn bày về cơ chế, chính sách từ Chính phủ còn chưa thực sự mang tính đột phá cũng như các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam với những hạn chế chủ quan về công nghệ, vốn, năng lực sản xuất, kinh nghiệm quản lý, nguồn nhân lực... nên hầu như chưa tham gia vào chuỗi sản xuất linh kiện này.
Trước tình hình đó, Việt Nam đang triển khai 3 nhóm giải pháp để khuyến khích, phát triển lĩnh vực này, trong đó có việc xây dựng, ban hành nghị định về khuyến khích và phát triển công nghiệp hỗ trợ phù hợp với thực tiễn; đồng thời xây dựng môi trường, hạ tầng kinh doanh thuận lợi để khuyến khích, thu hút từ các tập đoàn lớn đến doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư, sản xuất linh kiện, bán thành phẩm tại Việt Nam.
Đủ "chuẩn" thì chơi
Đến dự hội thảo chuyên đề về công nghiệp phụ trợ và hợp tác với Samsung được tổ chức sáng 11/9 tại Hà Nội, hàng loạt doanh nghiệp Việt Nam nhận được thông điệp khá "hữu hảo" từ ban lãnh đạo Samsung, theo đó doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có cơ hội tham gia nhiều hơn vào chuỗi cung ứng của tập đoàn này.
Nhưng các lãnh đạo của Samsung cũng nhấn mạnh đến các tiêu chuẩn mà doanh nghiệp Việt Nam cần đáp ứng, bởi vì các sản phẩm của Samsung luôn đòi hỏi chất lượng linh kiện cao nhất, nói nôm na là "đủ chuẩn thì chơi"
Theo ông Shim Won Hwan, Tổng giám đốc Tổ hợp Samsung Complex tại Việt Nam, vào tháng 8/2012, trong buổi làm việc giữa Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh với các lãnh đạo cấp cao của Samsung tại Hàn Quốc, hai bên đã thống nhất cùng hợp tác nhằm phát triển ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam.
Luôn giữ đúng những cam kết của mình, trong thời gian qua, Samsung đã bàn bạc và thảo luận về phương án hợp tác cụ thể, mang lại hiệu quả thực tiễn với các Bộ ban ngành của Việt Nam để triển khai cam kết này.
Hiện nay, tổng số vốn đầu tư đăng ký của Samsung tại Việt Nam trong lĩnh vực điện tử và công nghiệp phụ trợ đã lên tới gần 8 tỷ USD, với những dự án có quy mô lớn đã và đang được triển khai và do đó, theo ông Shim Won Hwan, "không khó để nói rằng Samsung sẽ tiếp tục mở rộng đầu tư trong thời gian sắp tới".
Tuy nhiên, dù Samsung có mở rộng quy mô đầu tư và mong muốn được đóng góp vào sự phát triển của Việt Nam đến đâu chăng nữa thì vẫn cần có những điều kiện làm tiền đề, và một trong số đó là Việt Nam phải phát triển ngành công nghiệp phụ trợ trong lĩnh vực tương ứng.
"Nếu không thể phát triển được công nghiệp phụ trợ trong nước, chắc chắn mức độ phụ thuộc lớn vào bên ngoài là không thể tránh khỏi, tương ứng với đó là sự suy yếu về sức cạnh tranh và hệ quả của nó là sẽ rất khó để phát triển kinh tế bền vững và lâu dài", ông nói, nhấn mạnh rằng "nếu chỉ có sự cố gắng của bản thân các doanh nghiệp mua hàng như Samsung, hay hỗ trợ của Chính phủ là chưa đủ mà trước hết, bản thân doanh nghiệp phụ trợ phải tự lực thì chúng ta mới có thể giành được lợi thế cạnh tranh hơn so với các công ty khác về chất lượng, giá thành và thời hạn giao hàng".
Vị lãnh đạo này nói ông cảm thấy vui mừng trước những tín hiệu gần đây khi Chính phủ Việt nam đã chuẩn bị nhiều phương án hỗ trợ cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ về mở rộng hỗ trợ về thuế, giảm thuế thu nhập cá nhân đối với nguồn nhân lực công nghệ cao, đưa ra các chính sách ưu đãi như thuê đất và vay vốn đầu tư…
"Tôi nghĩ rằng đây sẽ là đòn bẩy vô cùng to lớn đối với các doanh nghiệp phụ trợ", ông nói.
Theo ông Jang Hoyoung, Tổng giám đốc Bộ phận mua hàng của Samsung Vietnam cho hay trên thực tế công nghiệp hỗ trợ trong lĩnh vực điện tử còn tương đối lạc hậu. "Ngay tại thời điểm này, các doanh nghiệp trong nước cũng chỉ cung cấp các loại mặt hàng như sản phẩm in ấn, bao bì cho chúng tôi. Chúng ta bắt buộc phải phát triển ngành công nghiệp sản xuất và chế tạo có sức cạnh tranh và để làm được điều này, thì phát triển công nghiệp phụ trợ là điều kiện tiên quyết", ông Jang Hoyoung nhấn mạnh.
Một tài liệu khá chi tiết đã được vị này lần đầu tiên trình bày trước đông đảo các doanh nghiệp Việt Nam, trong đó đưa ra các tiêu chuẩn khá chi tiết đối với các nhà cung cấp.
Theo ghi nhận của VnEconomy, hệ thống các tiêu chuẩn này là khá chặt chẽ, và có thể làm nản lòng những doanh nghiệp nhỏ, chưa có sự đầu tư bài bản. Tuy nhiên, với các doanh nghiệp đã có bề dày nhất định trong lĩnh vực điện tử, nếu quyết tâm và có ít nhiều thiện chí hỗ trợ từ Samsung thì cũng có thể tiếp cận được.
Theo ông Jang Hoyoung, Tổng giám đốc Bộ phận mua hàng của Samsung Vietnam cho hay trên thực tế công nghiệp hỗ trợ trong lĩnh vực điện tử còn tương đối lạc hậu. "Ngay tại thời điểm này, các doanh nghiệp trong nước cũng chỉ cung cấp các loại mặt hàng như sản phẩm in ấn, bao bì cho chúng tôi. Chúng ta bắt buộc phải phát triển ngành công nghiệp sản xuất và chế tạo có sức cạnh tranh và để làm được điều này, thì phát triển công nghiệp phụ trợ là điều kiện tiên quyết", ông Jang Hoyoung nhấn mạnh.
Một tài liệu khá chi tiết đã được vị này lần đầu tiên trình bày trước đông đảo các doanh nghiệp Việt Nam, trong đó đưa ra các tiêu chuẩn khá chi tiết đối với các nhà cung cấp.
Theo ghi nhận của VnEconomy, hệ thống các tiêu chuẩn này là khá chặt chẽ, và có thể làm nản lòng những doanh nghiệp nhỏ, chưa có sự đầu tư bài bản. Tuy nhiên, với các doanh nghiệp đã có bề dày nhất định trong lĩnh vực điện tử, nếu quyết tâm và có ít nhiều thiện chí hỗ trợ từ Samsung thì cũng có thể tiếp cận được.