Lạm phát 2012 “không làm gì cũng xuống”
Sau 4-5 năm vật lộn với bất ổn vĩ mô và thay đổi chính sách, sức khỏe của nhiều doanh nghiệp đã yếu đi nhiều
Với chỉ tiêu lạm phát năm 2012 ở mức dưới 10%, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia Lê Xuân Nghĩa cho rằng, “cứ đắp chiếu ngủ, không làm gì cũng xuống”.
Trong góc nhìn của ông, từ cơ sở chính sách thắt chặt tại Nghị quyết 11 kéo dài sang năm nay, cùng với giá cả trên thế giới giảm xuống, nhập siêu dự báo sẽ tiếp tục ở mức thấp, tỷ giá sẽ không có điều chỉnh lớn…, kinh tế Việt Nam dường như không có gì đáng nguy ngại.
Nhiều vị chuyên gia kinh tế tham dự buổi tọa đàm “Triển vọng kinh tế 2012: Cơ hội và thách thức” do Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia tổ chức ngày 9/1 cũng chia sẻ quan điểm của ông Nghĩa.
Bởi lẽ, năm 2012, nền kinh tế Việt Nam khởi động với một nền tảng lạm phát tương đối ổn định, mức tăng CPI theo tháng của tháng 12/2011 rất thấp so với nhiều năm gần đây. Trong khi đó, tỷ giá, nỗi lo luôn thường trực cùng lạm phát, cũng khá ổn định kể từ cuối năm ngoái.
Trong khi đó, đánh giá tác động từ thị trường thế giới, nhiều tổ chức gần đây cho rằng, giá thương mại hàng hóa nói chung trong năm 2012 có thể giảm khoảng 10% so với năm 2011. TS. Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) lưu ý rằng, đây là “bệ đỡ” cho lạm phát có thể không tăng mạnh trong năm 2012 này.
Lưu ý về vấn đề tỷ giá, Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia cho rằng, VND so với USD hiện đang đắt hơn khoảng 20%. Tuy nhiên, cũng nguồn tin này cho biết, nếu so sánh trong rổ tiền tệ của 19 thị trường có quan hệ thương mại lớn với Việt Nam, con số chỉ còn là 5%.
Ở điểm này, TS. Nguyễn Đức Thành thêm rằng, với thặng dư cán cân thanh toán khoảng 3 tỷ USD trong năm 2011, và dự kiến tiếp tục thặng dư trong năm nay, sẽ là cơ sở để giữ ổn định tỷ giá.
Chia sẻ quan điểm này, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) Võ Trí Thành nêu một số dự báo của các tổ chức quốc tế rằng, giá đồng nội tệ trong năm nay sẽ khó vượt quá mức 22.000 đồng/USD, tức là phá giá khoảng 4-5% so với năm 2011.
Theo tính toán của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, trong khoảng 6 tháng đầu năm 2012, CPI có thể chỉ tăng khoảng 3-4%, nếu như loại trừ yếu tố biến động do điều chỉnh tỷ giá. Chủ tịch Ủy ban Vũ Viết Ngoạn khẳng định, CPI cả năm ở mức dưới 10% là khả thi.
Nhưng, có nên lạc quan với lạm phát đã thấp hay không? TS. Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, mới chỉ có thể “rung đùi nhẹ”. Nhiều dẫn chứng được đưa ra tại buổi tọa đàm cho thấy nền kinh tế chưa phải đã hết rủi ro.
Sau 4 năm bất ổn liên tục, đặc biệt là lạm phát không những cao mà còn dao động mạnh, TS. Nguyễn Đức Thành cho rằng, đây là biểu hiện của việc không thể kiểm soát được lạm phát.
Kể từ năm 2007, cùng giai đoạn Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), lạm phát của Việt Nam liên tục tăng cao và biến động rất bất thường với hai lần tiến sát mức 20%. “Năm nay dự kiến lạm phát do đặc thù có thể đạt khoảng 10%, nhưng tôi cho là tiềm ẩn dao động khó kiểm soát”, TS. Nguyễn Đức Thành bình luận thêm.
Quan điểm của ông Thành được Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam lý giải. Theo ông Trần Đình Thiên, cơ sở chính sách để ổn định vĩ mô, chống lạm phát hiện nay đã yếu đi. Ông cho rằng, dư địa để ổn định cho năm 2012 thậm chí đã khó hơn nhiều.
Lãi suất đã “găng” quá lâu nhưng chưa thể rút tiền khỏi lưu thông một cách hiệu quả. Trong khi đó, tăng trưởng tín dụng và cung tiền trong năm 2011, nếu loại trừ yếu tố giá đã âm khá lớn so với tăng trưởng GDP thực tế, dẫn tới thiếu tiền cục bộ cho sản xuất.
Chính sách tài khóa thu quá cao so với tình hình thực tế doanh nghiệp khó khăn hơn, nhưng chi tiếp tục “ra” mạnh… Trong khi đó, tổng đầu tư toàn xã hội đã xuống khá thấp ở mức khoảng 34-35% GDP, đường lùi tiếp dường như không còn dư địa lớn.
Trong khi đó, TS. Nguyễn Đức Thành cũng lưu ý thêm, ở tình thế lạm phát đã xuống thấp, năm 2012 có thể được “lợi dụng” để điều chỉnh giá một số mặt hàng cơ bản như điện, nước… Việc điều chỉnh này, theo ông, có thể góp vào lạm phát khoảng 3%.
Nhiều quan điểm khác cũng nhìn nhận rằng, mặc dù cán cân thanh toán thặng dư trong năm qua, nhưng tính ổn định chưa vững do nhiều ngân hàng, doanh nghiệp thời gian qua vay nợ ngắn hạn nước ngoài, khiến các khoản ngoại tệ này có thể nhanh chóng đảo chiều.
TS. Vũ Viết Ngoạn cho rằng, căng thẳng tỷ giá vẫn có thể xảy ra ở thời điểm nào đó, đặc biệt trong khoảng nửa đầu năm, trước khi có thể ổn định hơn trong giai đoạn sau đó.
Liên quan đến lãi suất, ông Ngoạn tính toán rằng với điều kiện lạm phát cả năm khoảng 9%, lãi suất huy động khoảng 10-11% là thực dương thì lãi suất cho vay năm nay có thể giảm khoảng 4 điểm phần trăm so với năm ngoái.
Từ thực tế trên, quan ngại lớn hơn là liệu với kịch bản lạm phát tăng khoảng 9% trong năm nay có đủ để nền kinh tế tiếp tục hoạt động bình thường?
Sau 4-5 năm vật lộn với bất ổn vĩ mô và thay đổi chính sách, sức khỏe của nhiều doanh nghiệp đã yếu đi nhiều. Ông Trần Đình Thiên cho rằng, nếu lãi suất ít nhất cũng khoảng 15% vào cuối năm nay, chuyện bao nhiêu doanh nghiệp còn sống được sẽ rất khó đo đếm...
Cho nên, TS. Lê Xuân Nghĩa cho rằng, nền kinh tế đang rơi vào thế “kẹt”, để kiểm soát lạm phát, nếu thắt chặt chính sách sẽ dẫn tới đình đốn sản xuất, nhưng nếu kích thích kinh tế và dùng đòn bẩy tài chính hỗ trợ thì lại ngay lập tức dẫn đến lạm phát.
Trong góc nhìn của ông, từ cơ sở chính sách thắt chặt tại Nghị quyết 11 kéo dài sang năm nay, cùng với giá cả trên thế giới giảm xuống, nhập siêu dự báo sẽ tiếp tục ở mức thấp, tỷ giá sẽ không có điều chỉnh lớn…, kinh tế Việt Nam dường như không có gì đáng nguy ngại.
Nhiều vị chuyên gia kinh tế tham dự buổi tọa đàm “Triển vọng kinh tế 2012: Cơ hội và thách thức” do Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia tổ chức ngày 9/1 cũng chia sẻ quan điểm của ông Nghĩa.
Bởi lẽ, năm 2012, nền kinh tế Việt Nam khởi động với một nền tảng lạm phát tương đối ổn định, mức tăng CPI theo tháng của tháng 12/2011 rất thấp so với nhiều năm gần đây. Trong khi đó, tỷ giá, nỗi lo luôn thường trực cùng lạm phát, cũng khá ổn định kể từ cuối năm ngoái.
Trong khi đó, đánh giá tác động từ thị trường thế giới, nhiều tổ chức gần đây cho rằng, giá thương mại hàng hóa nói chung trong năm 2012 có thể giảm khoảng 10% so với năm 2011. TS. Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) lưu ý rằng, đây là “bệ đỡ” cho lạm phát có thể không tăng mạnh trong năm 2012 này.
Lưu ý về vấn đề tỷ giá, Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia cho rằng, VND so với USD hiện đang đắt hơn khoảng 20%. Tuy nhiên, cũng nguồn tin này cho biết, nếu so sánh trong rổ tiền tệ của 19 thị trường có quan hệ thương mại lớn với Việt Nam, con số chỉ còn là 5%.
Ở điểm này, TS. Nguyễn Đức Thành thêm rằng, với thặng dư cán cân thanh toán khoảng 3 tỷ USD trong năm 2011, và dự kiến tiếp tục thặng dư trong năm nay, sẽ là cơ sở để giữ ổn định tỷ giá.
Chia sẻ quan điểm này, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) Võ Trí Thành nêu một số dự báo của các tổ chức quốc tế rằng, giá đồng nội tệ trong năm nay sẽ khó vượt quá mức 22.000 đồng/USD, tức là phá giá khoảng 4-5% so với năm 2011.
Theo tính toán của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, trong khoảng 6 tháng đầu năm 2012, CPI có thể chỉ tăng khoảng 3-4%, nếu như loại trừ yếu tố biến động do điều chỉnh tỷ giá. Chủ tịch Ủy ban Vũ Viết Ngoạn khẳng định, CPI cả năm ở mức dưới 10% là khả thi.
Nhưng, có nên lạc quan với lạm phát đã thấp hay không? TS. Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, mới chỉ có thể “rung đùi nhẹ”. Nhiều dẫn chứng được đưa ra tại buổi tọa đàm cho thấy nền kinh tế chưa phải đã hết rủi ro.
Sau 4 năm bất ổn liên tục, đặc biệt là lạm phát không những cao mà còn dao động mạnh, TS. Nguyễn Đức Thành cho rằng, đây là biểu hiện của việc không thể kiểm soát được lạm phát.
Kể từ năm 2007, cùng giai đoạn Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), lạm phát của Việt Nam liên tục tăng cao và biến động rất bất thường với hai lần tiến sát mức 20%. “Năm nay dự kiến lạm phát do đặc thù có thể đạt khoảng 10%, nhưng tôi cho là tiềm ẩn dao động khó kiểm soát”, TS. Nguyễn Đức Thành bình luận thêm.
Quan điểm của ông Thành được Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam lý giải. Theo ông Trần Đình Thiên, cơ sở chính sách để ổn định vĩ mô, chống lạm phát hiện nay đã yếu đi. Ông cho rằng, dư địa để ổn định cho năm 2012 thậm chí đã khó hơn nhiều.
Lãi suất đã “găng” quá lâu nhưng chưa thể rút tiền khỏi lưu thông một cách hiệu quả. Trong khi đó, tăng trưởng tín dụng và cung tiền trong năm 2011, nếu loại trừ yếu tố giá đã âm khá lớn so với tăng trưởng GDP thực tế, dẫn tới thiếu tiền cục bộ cho sản xuất.
Chính sách tài khóa thu quá cao so với tình hình thực tế doanh nghiệp khó khăn hơn, nhưng chi tiếp tục “ra” mạnh… Trong khi đó, tổng đầu tư toàn xã hội đã xuống khá thấp ở mức khoảng 34-35% GDP, đường lùi tiếp dường như không còn dư địa lớn.
Trong khi đó, TS. Nguyễn Đức Thành cũng lưu ý thêm, ở tình thế lạm phát đã xuống thấp, năm 2012 có thể được “lợi dụng” để điều chỉnh giá một số mặt hàng cơ bản như điện, nước… Việc điều chỉnh này, theo ông, có thể góp vào lạm phát khoảng 3%.
Nhiều quan điểm khác cũng nhìn nhận rằng, mặc dù cán cân thanh toán thặng dư trong năm qua, nhưng tính ổn định chưa vững do nhiều ngân hàng, doanh nghiệp thời gian qua vay nợ ngắn hạn nước ngoài, khiến các khoản ngoại tệ này có thể nhanh chóng đảo chiều.
TS. Vũ Viết Ngoạn cho rằng, căng thẳng tỷ giá vẫn có thể xảy ra ở thời điểm nào đó, đặc biệt trong khoảng nửa đầu năm, trước khi có thể ổn định hơn trong giai đoạn sau đó.
Liên quan đến lãi suất, ông Ngoạn tính toán rằng với điều kiện lạm phát cả năm khoảng 9%, lãi suất huy động khoảng 10-11% là thực dương thì lãi suất cho vay năm nay có thể giảm khoảng 4 điểm phần trăm so với năm ngoái.
Từ thực tế trên, quan ngại lớn hơn là liệu với kịch bản lạm phát tăng khoảng 9% trong năm nay có đủ để nền kinh tế tiếp tục hoạt động bình thường?
Sau 4-5 năm vật lộn với bất ổn vĩ mô và thay đổi chính sách, sức khỏe của nhiều doanh nghiệp đã yếu đi nhiều. Ông Trần Đình Thiên cho rằng, nếu lãi suất ít nhất cũng khoảng 15% vào cuối năm nay, chuyện bao nhiêu doanh nghiệp còn sống được sẽ rất khó đo đếm...
Cho nên, TS. Lê Xuân Nghĩa cho rằng, nền kinh tế đang rơi vào thế “kẹt”, để kiểm soát lạm phát, nếu thắt chặt chính sách sẽ dẫn tới đình đốn sản xuất, nhưng nếu kích thích kinh tế và dùng đòn bẩy tài chính hỗ trợ thì lại ngay lập tức dẫn đến lạm phát.