Lạm phát: Cơ quan điều hành lạc quan, chuyên gia lo ngại
Chắc hẳn là các chuyên gia không một ai muốn những cảnh báo của mình sẽ trở thành sự thật
Trong khi các cơ quan điều hành khá
lạc quan khi cho rằng lạm phát năm 2010 sẽ đạt được mục tiêu mà Quốc
hội đã thông qua là dưới 7% thì nhiều chuyên gia cho rằng khả năng này
là “rất khó”.
Đại diện cho cơ quan điều hành chính sách tài khóa, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh khẳng định: “Có cơ sở để tin chúng ta sẽ thực hiện được mục tiêu giữ chỉ số tăng giá tiêu dùng năm 2010 không quá 7% như chỉ tiêu Quốc hội đã phê duyệt”.
Về một trong những nguyên nhân khiến lạm phát có thể tăng cao là một số mặt hàng thiết yếu như than, điện sẽ được điều chỉnh tăng, lương tăng... ông Ninh cho rằng đều không có gì đáng lo ngại vì năm 2009, việc điều hành giá, một số mặt hàng thiết yếu cũng đã được điều chỉnh tăng nhưng giá cả cũng không có biến động và kiểm soát được.
“Chính phủ hiện đã có chỉ đạo thực hiện đồng bộ 6 nhiệm vụ chủ yếu và 5 nhóm giải pháp lớn để khôi phục phát triển kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô, ngăn ngừa nguy cơ tái lạm phát cao. Các bộ, ngành đã và đang tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển sản xuất điều hòa cung cầu, tài chính tiền tệ, xuất nhập khẩu, kiểm tra kiểm soát thị trường... ngay từ những ngày đầu của năm mới”, ông Ninh nói.
Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cũng cho rằng đừng quá lo lắng về lạm phát, dù ngay trong những tháng đầu năm 2010, Ngân hàng Nhà nước lại tăng vốn bơm qua thị trường mở nhằm tăng thanh khoản cho ngân hàng cũng như nền kinh tế. Nhưng Ngân hàng Nhà nước cho biết, việc cung ứng thêm tiền chỉ nhằm đảm bảo nhu cầu vốn về thanh toán, chi tiêu trong dịp Tết Nguyên đán của người dân và doanh nghiệp tăng mạnh. Sau đó Ngân hàng Nhà nước sẽ thu hồi số tiền này, vì vậy không gây áp lực lớn đối với lạm phát.
Trái ngược với vẻ lạc quan này, TS. Vũ Đình Ánh, Viện Nghiên cứu thị trường giá cả nghi ngại về CPI từ tháng 12/2009 đã tăng 1,38% - mức tăng cao nhất trong cả năm 2009 - đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về khả năng lạm phát cao có thể quay trở lại vào năm 2010. CPI của tháng 1/2010 cũng tăng ở mức tương tự và đến tháng 2/2010 là tháng Tết thì CPI chắc chắn sẽ còn leo thang hơn.
Ông Ánh phải dùng tới một loạt giả thuyết để đưa ra nhận định rằng lạm phát cả năm 2010 có dừng ở một con số được hay không phụ thuộc rất lớn vào bản lĩnh và cách thức điều hành các chính sách kinh tế vĩ mô của Việt Nam: “Nếu tính quy luật của diễn biến thị trường giá cả được duy trì trong năm 2010 kết hợp với những chính sách kinh tế vĩ mô và quản lý thị trường giá cả hợp lý thì CPI cả năm có thể ở mức một con số. Nếu một hoặc một số các điều kiện trên không đảm bảo thì CPI có thể lên tới 12-15%”.
TS. Lê Đình Ân, Giám đốc Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội Quốc gia thì nói thẳng rằng “nguy cơ lạm phát tăng cao trở lại là điều khó tránh”.
Một trong những căn cứ để ông Ân đưa ra khẳng định như vậy là trong năm 2009, tín dụng đối với nền kinh tế đã tăng khoảng 37,7% so với cuối năm 2008, gấp 7 lần tốc độ tăng trưởng GDP, tổng phương tiện thanh toán vượt mức tăng 25% trong so sánh cuối năm và đầu năm. Chênh lệch giữa tổng phương tiện M2 và tăng trưởng GDP thực tế cho thấy lượng hàng hoá sản xuất ra chưa tương xứng với lượng tiền lớn được đưa vào lưu thông.
Rõ ràng là lạm phát của Việt Nam năm 2010 thế nào sẽ vẫn còn là một câu chuyện còn phải tranh cãi dài dài. Còn nhớ, lạm phát đã từng có những tiết tấu rất ấn tượng. Tại phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc vào tháng 5/2008, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc đã khiến cho các đại biểu “giật mình”, khi ông nhận định: “Chỉ một chút sơ hở, lạm phát của năm 2007 đã cao vọt lên: chỉ số giá của 7 tháng đầu năm 2007 mới ở mức 6,19%. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đưa ra khuyến cáo đó là con số cao, không chấp nhận được vì 7 tháng đầu năm 2006 chỉ có 4,4%. Thủ tướng sau đó chỉ đạo phải cho giảm xuống và tháng 8, tháng 9 có chỉ đạo có khác hẳn, một tháng tăng có 0,5%. Nhưng tiếp theo đó chúng ta lại buông lỏng, không theo dõi tiếp từ tháng 10, tháng 11, tháng 12, để chỉ số giá lên đến 5% trong 3 tháng còn lại và con số cuối cùng CPI cả năm 2007 đã là 12,63%”.
Bài học chỉ một chút buông lỏng khiến cho lạm phát năm 2007 đã trở thành “con hổ đang lên” như cách gọi của Bộ trưởng Võ Hồng Phúc lúc bấy giờ, có lẽ đến bây giờ vẫn luôn mới.
Chắc hẳn là các chuyên gia không một ai muốn những cảnh báo của mình sẽ trở thành sự thật. Điều mà họ trăn trở chính là các cơ quan điều hành đừng khi nào lơ là cảnh giác.
Đại diện cho cơ quan điều hành chính sách tài khóa, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh khẳng định: “Có cơ sở để tin chúng ta sẽ thực hiện được mục tiêu giữ chỉ số tăng giá tiêu dùng năm 2010 không quá 7% như chỉ tiêu Quốc hội đã phê duyệt”.
Về một trong những nguyên nhân khiến lạm phát có thể tăng cao là một số mặt hàng thiết yếu như than, điện sẽ được điều chỉnh tăng, lương tăng... ông Ninh cho rằng đều không có gì đáng lo ngại vì năm 2009, việc điều hành giá, một số mặt hàng thiết yếu cũng đã được điều chỉnh tăng nhưng giá cả cũng không có biến động và kiểm soát được.
“Chính phủ hiện đã có chỉ đạo thực hiện đồng bộ 6 nhiệm vụ chủ yếu và 5 nhóm giải pháp lớn để khôi phục phát triển kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô, ngăn ngừa nguy cơ tái lạm phát cao. Các bộ, ngành đã và đang tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển sản xuất điều hòa cung cầu, tài chính tiền tệ, xuất nhập khẩu, kiểm tra kiểm soát thị trường... ngay từ những ngày đầu của năm mới”, ông Ninh nói.
Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cũng cho rằng đừng quá lo lắng về lạm phát, dù ngay trong những tháng đầu năm 2010, Ngân hàng Nhà nước lại tăng vốn bơm qua thị trường mở nhằm tăng thanh khoản cho ngân hàng cũng như nền kinh tế. Nhưng Ngân hàng Nhà nước cho biết, việc cung ứng thêm tiền chỉ nhằm đảm bảo nhu cầu vốn về thanh toán, chi tiêu trong dịp Tết Nguyên đán của người dân và doanh nghiệp tăng mạnh. Sau đó Ngân hàng Nhà nước sẽ thu hồi số tiền này, vì vậy không gây áp lực lớn đối với lạm phát.
Trái ngược với vẻ lạc quan này, TS. Vũ Đình Ánh, Viện Nghiên cứu thị trường giá cả nghi ngại về CPI từ tháng 12/2009 đã tăng 1,38% - mức tăng cao nhất trong cả năm 2009 - đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về khả năng lạm phát cao có thể quay trở lại vào năm 2010. CPI của tháng 1/2010 cũng tăng ở mức tương tự và đến tháng 2/2010 là tháng Tết thì CPI chắc chắn sẽ còn leo thang hơn.
Ông Ánh phải dùng tới một loạt giả thuyết để đưa ra nhận định rằng lạm phát cả năm 2010 có dừng ở một con số được hay không phụ thuộc rất lớn vào bản lĩnh và cách thức điều hành các chính sách kinh tế vĩ mô của Việt Nam: “Nếu tính quy luật của diễn biến thị trường giá cả được duy trì trong năm 2010 kết hợp với những chính sách kinh tế vĩ mô và quản lý thị trường giá cả hợp lý thì CPI cả năm có thể ở mức một con số. Nếu một hoặc một số các điều kiện trên không đảm bảo thì CPI có thể lên tới 12-15%”.
TS. Lê Đình Ân, Giám đốc Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội Quốc gia thì nói thẳng rằng “nguy cơ lạm phát tăng cao trở lại là điều khó tránh”.
Một trong những căn cứ để ông Ân đưa ra khẳng định như vậy là trong năm 2009, tín dụng đối với nền kinh tế đã tăng khoảng 37,7% so với cuối năm 2008, gấp 7 lần tốc độ tăng trưởng GDP, tổng phương tiện thanh toán vượt mức tăng 25% trong so sánh cuối năm và đầu năm. Chênh lệch giữa tổng phương tiện M2 và tăng trưởng GDP thực tế cho thấy lượng hàng hoá sản xuất ra chưa tương xứng với lượng tiền lớn được đưa vào lưu thông.
Rõ ràng là lạm phát của Việt Nam năm 2010 thế nào sẽ vẫn còn là một câu chuyện còn phải tranh cãi dài dài. Còn nhớ, lạm phát đã từng có những tiết tấu rất ấn tượng. Tại phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc vào tháng 5/2008, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc đã khiến cho các đại biểu “giật mình”, khi ông nhận định: “Chỉ một chút sơ hở, lạm phát của năm 2007 đã cao vọt lên: chỉ số giá của 7 tháng đầu năm 2007 mới ở mức 6,19%. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đưa ra khuyến cáo đó là con số cao, không chấp nhận được vì 7 tháng đầu năm 2006 chỉ có 4,4%. Thủ tướng sau đó chỉ đạo phải cho giảm xuống và tháng 8, tháng 9 có chỉ đạo có khác hẳn, một tháng tăng có 0,5%. Nhưng tiếp theo đó chúng ta lại buông lỏng, không theo dõi tiếp từ tháng 10, tháng 11, tháng 12, để chỉ số giá lên đến 5% trong 3 tháng còn lại và con số cuối cùng CPI cả năm 2007 đã là 12,63%”.
Bài học chỉ một chút buông lỏng khiến cho lạm phát năm 2007 đã trở thành “con hổ đang lên” như cách gọi của Bộ trưởng Võ Hồng Phúc lúc bấy giờ, có lẽ đến bây giờ vẫn luôn mới.
Chắc hẳn là các chuyên gia không một ai muốn những cảnh báo của mình sẽ trở thành sự thật. Điều mà họ trăn trở chính là các cơ quan điều hành đừng khi nào lơ là cảnh giác.