Lần đầu tiên Thủ tướng giao ban trực tuyến
Những khâu cuối cùng chuẩn bị cho cuộc giao ban trực tuyến sáng 27/4 của Thủ tướng đã được hoàn tất
Đến 3h chiều 26/4, các khâu đảm bảo kỹ thuật cho cuộc giao ban truyền hình trực tuyến của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng - diễn ra vào sáng 27/4 - đã được kiểm tra lần cuối.
Nội dung cuộc họp tập trung vào việc thực hiện các giải pháp kiềm chế lạm phát của Chính phủ và tình hình kinh tế - xã hội 4 tháng đầu năm. Thủ tướng sẽ chủ trì cuộc giao ban từ phòng họp đầu cầu tại Cổng Thông tin điện tử Chính phủ (16 Lê Hồng Phong, Hà Nội).
8 điểm đầu cầu còn lại là UBND thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Nghệ An, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Đắk Lắk, Tp.HCM, Cần Thơ. Trong đó, Khánh Hòa và Đắk Lắk là hai tỉnh lần đầu tiên thực hiện giao ban truyền hình trực tuyến.
Chiều 26/4, ngay sau khi làm việc tại địa phương trở về, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tới kiểm tra các công tác chuẩn bị cho cuộc giao ban này.
Ông lưu ý với các đầu cầu địa phương, ngoài việc phải bảo đảm tốt về mặt kỹ thuật, còn phải chuẩn bị kỹ nội dung làm việc, phát biểu ý kiến tại cuộc giao ban truyền hình trực tuyến không quá 10 phút, ngắn gọn nhưng đầy đủ.
Cho tới thời điểm này, những khâu cuối cùng chuẩn bị cho cuộc giao ban trực tuyến sáng 27/4 đã được hoàn tất, đường truyền giữa các điểm cầu truyền hình trực tuyến đã thông với chất lượng hình ảnh và âm thanh bảo đảm phục vụ tốt nhất.
Nội dung cuộc giao ban sáng 27/4 sẽ được bổ sung vào trung tâm tích hợp dữ liệu đa phương tiện của Chính phủ trên Internet nhằm phục vụ nhu cầu khai thác của các cấp, các ngành và nhân dân.
Đây là lần đầu tiên Thủ tướng giao ban trực tuyến với các bộ, ngành, địa phương. Trước đó, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã chủ trì 3 cuộc giao ban trực tuyến thành công, trong đó có cuộc với 5 điểm đầu cầu trên cả nước.
Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, thời gian tới, Thủ tướng sẽ tăng cường họp, giao ban qua mạng, tiến tới giảm dần các cuộc họp, hội nghị tập trung đông người theo cách truyền thống, nhằm thực hành tiết kiệm thời gian, chi phí và tiền của công quỹ mà vẫn đạt hiệu quả như mong muốn.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có lần lưu ý, đây sẽ là hoạt động bình thường trong công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Cách đây hơn một năm, tháng 2/2007, lần đầu tiên Thủ tướng đã đối thoại trực tuyến với người dân. Cuộc đối thoại này đã nhận được sự đánh giá cao từ dư luận trong nước và quốc tế.
Nội dung cuộc họp tập trung vào việc thực hiện các giải pháp kiềm chế lạm phát của Chính phủ và tình hình kinh tế - xã hội 4 tháng đầu năm. Thủ tướng sẽ chủ trì cuộc giao ban từ phòng họp đầu cầu tại Cổng Thông tin điện tử Chính phủ (16 Lê Hồng Phong, Hà Nội).
8 điểm đầu cầu còn lại là UBND thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Nghệ An, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Đắk Lắk, Tp.HCM, Cần Thơ. Trong đó, Khánh Hòa và Đắk Lắk là hai tỉnh lần đầu tiên thực hiện giao ban truyền hình trực tuyến.
Chiều 26/4, ngay sau khi làm việc tại địa phương trở về, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tới kiểm tra các công tác chuẩn bị cho cuộc giao ban này.
Ông lưu ý với các đầu cầu địa phương, ngoài việc phải bảo đảm tốt về mặt kỹ thuật, còn phải chuẩn bị kỹ nội dung làm việc, phát biểu ý kiến tại cuộc giao ban truyền hình trực tuyến không quá 10 phút, ngắn gọn nhưng đầy đủ.
Cho tới thời điểm này, những khâu cuối cùng chuẩn bị cho cuộc giao ban trực tuyến sáng 27/4 đã được hoàn tất, đường truyền giữa các điểm cầu truyền hình trực tuyến đã thông với chất lượng hình ảnh và âm thanh bảo đảm phục vụ tốt nhất.
Nội dung cuộc giao ban sáng 27/4 sẽ được bổ sung vào trung tâm tích hợp dữ liệu đa phương tiện của Chính phủ trên Internet nhằm phục vụ nhu cầu khai thác của các cấp, các ngành và nhân dân.
Đây là lần đầu tiên Thủ tướng giao ban trực tuyến với các bộ, ngành, địa phương. Trước đó, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã chủ trì 3 cuộc giao ban trực tuyến thành công, trong đó có cuộc với 5 điểm đầu cầu trên cả nước.
Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, thời gian tới, Thủ tướng sẽ tăng cường họp, giao ban qua mạng, tiến tới giảm dần các cuộc họp, hội nghị tập trung đông người theo cách truyền thống, nhằm thực hành tiết kiệm thời gian, chi phí và tiền của công quỹ mà vẫn đạt hiệu quả như mong muốn.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có lần lưu ý, đây sẽ là hoạt động bình thường trong công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Cách đây hơn một năm, tháng 2/2007, lần đầu tiên Thủ tướng đã đối thoại trực tuyến với người dân. Cuộc đối thoại này đã nhận được sự đánh giá cao từ dư luận trong nước và quốc tế.