Làn sóng mới của hội họa Nhật Bản
Các nhà sưu tập hội họa thế giới đang nóng lên trước các tác phẩm của một lớp họa sĩ mới, táo bạo tại Nhật Bản
Có vẻ như đã rất lâu rồi, nhưng ngay vào cuối thập niên 1980, Nhật Bản là trung tâm của thị trường tranh nghệ thuật quốc tế.
Các công ty giàu có và các đại gia bất động sản của nước này khi đó ồ ạt bỏ ra những khoản tiền lớn mua lại các tác phẩm của Van Gogh và Picasso.
Nhưng sau đó, vào những năm 1990, cơn sốt này đã chấm dứt cùng với sự đổ vỡ của nền kinh tế bong bóng”. Các nhà sưu tập hội họa của Nhật Bản lúc này, thay vì là những người mua tranh thông thái, đã vội vã bán đi các tác phẩm mà họ đã có trong tay.
Hiện nay, các nhà sưu tập hội họa thế giới đang nóng lên trước các tác phẩm của một lớp họa sĩ mới, táo bạo tại Nhật Bản không còn phụ thuộc vào phong cách nghệ thuật phương Tây.
Mặc dù với quy mô vẫn còn khiêm tốn so với thời điểm những năm 1980, thị trường tranh Nhật Bản đang cho thấy những dấu của sự phục hồi. Tuy nhiên, trong sự phục hồi này có một khác biệt lớn. Lần này, chính các họa sĩ hiện đại của Nhật Bản là động lực chủ đạo của sự hồi sinh của thị trường tranh tại đây.
Người Nhật luôn là những người yêu nghệ thuật hội họa. Thống kê cho thấy, mỗi năm có khoảng 1 triệu người Nhật đến thăm bảo tàng Louvre ở Paris. Sự hồi sinh của nền kinh tế Nhật Bản trong thập kỷ này cũng cho phép nhiều người Nhật có đủ khả năng tài chính để mua những tác phẩm hội họa mà họ yêu thích.
Ngoài ra, các họa sỹ đương đại của Nhật Bản như Takashi Murakami và Yoshitomo Nara đang trở thành mối quan tâm của giới yêu nghệ hội họa quốc tế. Hai họa sỹ này mới đây đã có những tác phẩm được bán với giá trên 1 triệu USD tại Mỹ. Các cuộc triển lãm tranh của các họ luôn thu hút được số lượng người xem đông đảo.
Phần nhỏ của miếng bánh lớn
Vào tháng Giêng vừa qua, một triển lãm hội họa có tên Art@Agnes tổ chức tại một khách sạn ở Tokyo đã thu hút được 4.500 người xem, bao gồm cả những phụ nữ trẻ và nhiều gia đình, những đối tượng thường không mấy khi đi tới các phòng tranh. Đây là cuộc triển lãm trước công chúng lần đầu tiên của một nhóm hơn 30 gallery đương đại ở Nhật Bản và Osaka phối hợp tổ chức.
Sueo Mitsuma, Giám đốc phòng tranh Mizuma Art, một trong những người tổ chức triển lãm này nói: “Có nhiều người đến xem tranh hơn chúng tôi kỳ vọng. Thật tuyệt vời.”
Mặc dù đang tăng trưởng trở lại, thị trường tranh Nhật Bản vẫn chỉ là một miếng bánh nhỏ trong chiếc bánh lớn là thị trường tranh toàn cầu.
Năm ngoái, tổng doanh số của 8 nhà bán đấu giá hội họa hàng đầu của nước này chỉ là 150 triệu USD. Trong khi đó, doanh số bán tranh của nhà bán đấu giá Christie là 4,67 tỷ USD. Doanh số của Triển lãm Hội họa Tokyo chỉ là 8,2 triệu USD so với con số 537 triệu USD mà hội chợ nghệ thuật Art Basel năm ngoái tổ chức ở Miami, Mỹ thu được.
Tuy nhiên, những người lạc quan vẫn nhận định rằng các tác phẩm nghệ thuật đương đại của Nhật Bản mới chỉ thu hút được sự thu hút của giới yêu nghệ thuật nước ngoài cũng như trong nước trong thời gian gần đây. Mitsuma thuộc phòng tranh Mizuma Art nói: “Nghệ thuật hội họa đương đại của Nhật Bản trước đây chưa bao giờ gây được sự chú ý lớn ở trong nước.”
Một vấn đề nữa là giá cả. Các tác phẩm của các họa sỹ Nhật có giá khá phải chăng, ít nhất so với giá tranh đang tăng cao tại các thị trường mới nổi như Trung Quốc và Ấn Độ.
Các nhà bán đấu giá để ý
Kyoko Hattori, Phó chủ tịch phụ trách mua hàng của phòng tranh Aetos, đã bắt đầu sưu tập các tác phẩm nghệ thuật đương đại của Nhật từ cách đây 18 tháng và đã mua nhiều bức tranh có giá từ 400 đến 4.000 USD. Cô nói: “Nghệ thuật đương đại thật thú vị. Bạn có thể cảm nhận được những cảm xúc cá nhân của các họa sỹ thông qua các tác phẩm của họ.”
Các nhà bán đấu giá của Nhật Bản cũng đã để ý tới nhu cầu đối với các bức tranh của các họa sỹ đương đại có mức phải chăng. Nhà bán đấu giá Shinwa Art, công ty chiếm 33% thị phần trên thị trường đấu giá Nhật Bản đã tổ chức các cuộc bán đấu giá các bức tranh đương đại từ năm ngoái.
Nhà bán đấu giá này rất ngạc nhiên khi những tác phẩm của các họa sĩ hiện đại như Yoshimoto Nara và Hisashi Tenmyouya bán được với giá 115.000 USD hay 136.000 USD. Trở lại thời điểm năm 2004, một bức vẽ của Tenmyouya chỉ bán được có 12.000 USD. Điều này chứng tỏ thị trường đã đánh giá tranh của các họa sỹ này cao hơn nhiều so với trước đây.
“Thị trường tranh Nhật Bản đã chịu tác động từ những ảnh hưởng của sự sụp đổ của nền kinh tế bong bóng và thiểu phát trong vòng nhiều năm rồi,” Yoichiro Kurata, một người tổ chức các cuộc bán đấu giá cho phòng tranh Shinwa Art nói. “Tuy nhiên, khả năng tăng trưởng của thị trường này là rất cao và cuối cùng, chúng tôi đã bước vào một giai đoạn mới được mở ra bởi hội họa đương đại,” ông nói thêm.
Các nhà sưu tầm nghệ thuật nước ngoài cũng đã đóng vai trò khá tích cực trên thị trường nghệ thuật hiện đại của Nhật. Trong cuộc bán đấu giá mà Shinwa tổ chức vào tháng 4 vừa qua, có tới 40% người tham gia là người nước ngoài.
Họa sỹ trẻ gây chú ý
Các quỹ đầu tư mua các tác phẩm hội họa, quảng cáo về các tác phẩm này và hy vọng các tác phẩm này sẽ lên giá trong dài hạn cũng là một nguyên nhân dẫn tới sự hồi sinh của nghệ thuật đương đại Nhật Bản.
Eijiro Imafuku, CEO của quỹ đầu tư chuyên mua các tác phẩm nghệ thuật Fine Art Investment cho rằng, mối quan tâm dành cho các tác phẩm nghệ thuật hiện đại sẽ tăng lên vì các khách hàng đã bắt đầu trở nên sành sỏi hơn trong việc trả giá và tìm mua tranh. Năm 2005, quỹ đầu tư của Imafuku đã thành lập một quỹ con chuyên về hội họa đương đại có tên Contemporary Art 2005.
Sự quan tâm dành cho nền hội họa đương đại của Nhật đang khuyến khích một khía cạnh khác. Các họa sỹ trẻ của nước này đã bớt lệ thuộc vào phong cách nghệ thuật phương Tây. Họ đã lấy cảm hứng từ các nhân vật hoạt hình và các cuốn truyện tranh Nhật để sáng tạo ra những tác phẩm độc đáo, gây sự chú ý lớn.
“Đã ra đời một thế hệ họa sỹ mới không bắt chước các tác phẩm hội họa châu Âu hay Mỹ mà có những ý tưởng mới dựa trên truyền thống và văn hóa của Nhật Bản. Họ không hề thua kém so với các họa sỹ châu Âu hay Mỹ như những thế hệ đi trước,” Mitsuma nói.
(Theo BusinessWeek)
Các công ty giàu có và các đại gia bất động sản của nước này khi đó ồ ạt bỏ ra những khoản tiền lớn mua lại các tác phẩm của Van Gogh và Picasso.
Nhưng sau đó, vào những năm 1990, cơn sốt này đã chấm dứt cùng với sự đổ vỡ của nền kinh tế bong bóng”. Các nhà sưu tập hội họa của Nhật Bản lúc này, thay vì là những người mua tranh thông thái, đã vội vã bán đi các tác phẩm mà họ đã có trong tay.
Hiện nay, các nhà sưu tập hội họa thế giới đang nóng lên trước các tác phẩm của một lớp họa sĩ mới, táo bạo tại Nhật Bản không còn phụ thuộc vào phong cách nghệ thuật phương Tây.
Mặc dù với quy mô vẫn còn khiêm tốn so với thời điểm những năm 1980, thị trường tranh Nhật Bản đang cho thấy những dấu của sự phục hồi. Tuy nhiên, trong sự phục hồi này có một khác biệt lớn. Lần này, chính các họa sĩ hiện đại của Nhật Bản là động lực chủ đạo của sự hồi sinh của thị trường tranh tại đây.
Người Nhật luôn là những người yêu nghệ thuật hội họa. Thống kê cho thấy, mỗi năm có khoảng 1 triệu người Nhật đến thăm bảo tàng Louvre ở Paris. Sự hồi sinh của nền kinh tế Nhật Bản trong thập kỷ này cũng cho phép nhiều người Nhật có đủ khả năng tài chính để mua những tác phẩm hội họa mà họ yêu thích.
Ngoài ra, các họa sỹ đương đại của Nhật Bản như Takashi Murakami và Yoshitomo Nara đang trở thành mối quan tâm của giới yêu nghệ hội họa quốc tế. Hai họa sỹ này mới đây đã có những tác phẩm được bán với giá trên 1 triệu USD tại Mỹ. Các cuộc triển lãm tranh của các họ luôn thu hút được số lượng người xem đông đảo.
Phần nhỏ của miếng bánh lớn
Vào tháng Giêng vừa qua, một triển lãm hội họa có tên Art@Agnes tổ chức tại một khách sạn ở Tokyo đã thu hút được 4.500 người xem, bao gồm cả những phụ nữ trẻ và nhiều gia đình, những đối tượng thường không mấy khi đi tới các phòng tranh. Đây là cuộc triển lãm trước công chúng lần đầu tiên của một nhóm hơn 30 gallery đương đại ở Nhật Bản và Osaka phối hợp tổ chức.
Sueo Mitsuma, Giám đốc phòng tranh Mizuma Art, một trong những người tổ chức triển lãm này nói: “Có nhiều người đến xem tranh hơn chúng tôi kỳ vọng. Thật tuyệt vời.”
Mặc dù đang tăng trưởng trở lại, thị trường tranh Nhật Bản vẫn chỉ là một miếng bánh nhỏ trong chiếc bánh lớn là thị trường tranh toàn cầu.
Năm ngoái, tổng doanh số của 8 nhà bán đấu giá hội họa hàng đầu của nước này chỉ là 150 triệu USD. Trong khi đó, doanh số bán tranh của nhà bán đấu giá Christie là 4,67 tỷ USD. Doanh số của Triển lãm Hội họa Tokyo chỉ là 8,2 triệu USD so với con số 537 triệu USD mà hội chợ nghệ thuật Art Basel năm ngoái tổ chức ở Miami, Mỹ thu được.
Tuy nhiên, những người lạc quan vẫn nhận định rằng các tác phẩm nghệ thuật đương đại của Nhật Bản mới chỉ thu hút được sự thu hút của giới yêu nghệ thuật nước ngoài cũng như trong nước trong thời gian gần đây. Mitsuma thuộc phòng tranh Mizuma Art nói: “Nghệ thuật hội họa đương đại của Nhật Bản trước đây chưa bao giờ gây được sự chú ý lớn ở trong nước.”
Một vấn đề nữa là giá cả. Các tác phẩm của các họa sỹ Nhật có giá khá phải chăng, ít nhất so với giá tranh đang tăng cao tại các thị trường mới nổi như Trung Quốc và Ấn Độ.
Các nhà bán đấu giá để ý
Kyoko Hattori, Phó chủ tịch phụ trách mua hàng của phòng tranh Aetos, đã bắt đầu sưu tập các tác phẩm nghệ thuật đương đại của Nhật từ cách đây 18 tháng và đã mua nhiều bức tranh có giá từ 400 đến 4.000 USD. Cô nói: “Nghệ thuật đương đại thật thú vị. Bạn có thể cảm nhận được những cảm xúc cá nhân của các họa sỹ thông qua các tác phẩm của họ.”
Các nhà bán đấu giá của Nhật Bản cũng đã để ý tới nhu cầu đối với các bức tranh của các họa sỹ đương đại có mức phải chăng. Nhà bán đấu giá Shinwa Art, công ty chiếm 33% thị phần trên thị trường đấu giá Nhật Bản đã tổ chức các cuộc bán đấu giá các bức tranh đương đại từ năm ngoái.
Nhà bán đấu giá này rất ngạc nhiên khi những tác phẩm của các họa sĩ hiện đại như Yoshimoto Nara và Hisashi Tenmyouya bán được với giá 115.000 USD hay 136.000 USD. Trở lại thời điểm năm 2004, một bức vẽ của Tenmyouya chỉ bán được có 12.000 USD. Điều này chứng tỏ thị trường đã đánh giá tranh của các họa sỹ này cao hơn nhiều so với trước đây.
“Thị trường tranh Nhật Bản đã chịu tác động từ những ảnh hưởng của sự sụp đổ của nền kinh tế bong bóng và thiểu phát trong vòng nhiều năm rồi,” Yoichiro Kurata, một người tổ chức các cuộc bán đấu giá cho phòng tranh Shinwa Art nói. “Tuy nhiên, khả năng tăng trưởng của thị trường này là rất cao và cuối cùng, chúng tôi đã bước vào một giai đoạn mới được mở ra bởi hội họa đương đại,” ông nói thêm.
Các nhà sưu tầm nghệ thuật nước ngoài cũng đã đóng vai trò khá tích cực trên thị trường nghệ thuật hiện đại của Nhật. Trong cuộc bán đấu giá mà Shinwa tổ chức vào tháng 4 vừa qua, có tới 40% người tham gia là người nước ngoài.
Họa sỹ trẻ gây chú ý
Các quỹ đầu tư mua các tác phẩm hội họa, quảng cáo về các tác phẩm này và hy vọng các tác phẩm này sẽ lên giá trong dài hạn cũng là một nguyên nhân dẫn tới sự hồi sinh của nghệ thuật đương đại Nhật Bản.
Eijiro Imafuku, CEO của quỹ đầu tư chuyên mua các tác phẩm nghệ thuật Fine Art Investment cho rằng, mối quan tâm dành cho các tác phẩm nghệ thuật hiện đại sẽ tăng lên vì các khách hàng đã bắt đầu trở nên sành sỏi hơn trong việc trả giá và tìm mua tranh. Năm 2005, quỹ đầu tư của Imafuku đã thành lập một quỹ con chuyên về hội họa đương đại có tên Contemporary Art 2005.
Sự quan tâm dành cho nền hội họa đương đại của Nhật đang khuyến khích một khía cạnh khác. Các họa sỹ trẻ của nước này đã bớt lệ thuộc vào phong cách nghệ thuật phương Tây. Họ đã lấy cảm hứng từ các nhân vật hoạt hình và các cuốn truyện tranh Nhật để sáng tạo ra những tác phẩm độc đáo, gây sự chú ý lớn.
“Đã ra đời một thế hệ họa sỹ mới không bắt chước các tác phẩm hội họa châu Âu hay Mỹ mà có những ý tưởng mới dựa trên truyền thống và văn hóa của Nhật Bản. Họ không hề thua kém so với các họa sỹ châu Âu hay Mỹ như những thế hệ đi trước,” Mitsuma nói.
(Theo BusinessWeek)