Lãnh đạo không tiếp dân thì ai xử lý?
Bàn đi bàn lại, luật hóa việc tiếp công dân vẫn tiếp tục là bài toán khó
Sau kỳ họp Quốc hội thứ 5, dự thảo Luật Tiếp công dân đã được hoàn thiện thêm một bước, chuẩn bị trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp cuối năm nay.
Dự thảo báo cáo giải trình tiếp thu được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến sáng 16/9 cho biết, dự thảo luật đã thể hiện rõ hơn quan điểm hoạt động tiếp công dân đặt trong mối liên hệ với việc giải quyết khiếu nại tố cáo.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý cho biết, dự thảo luật đã dành một chương riêng quy định về việc tiếp công dân tại các cơ quan hành chính nhà nước, tòa án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân, kiểm toán nhà nước. Trong đó nêu rõ trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan nhà nước trong việc tổ chức tiếp dân.
Tuy nhiên, theo Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc thì quy định về trách nhiệm người đứng đầu vẫn còn quá nhẹ.
"Thực tế cho thấy nếu chỉ cử cán bộ tiếp dân thì chỉ là tiếp cho xong, còn nếu người đứng đầu trực tiếp tham gia thì rất hiệu quả. Nhưng luật không có chế tài, nếu người đứng đầu cứ cố tình né tránh thì ai xử lý, và xử lý thế nào?", ông Phúc băn khoăn. "Khi có khiếu kiện đông người, điểm nóng thì người đứng đầu phải có trách nhiệm tiếp dân để giải quyết, nên theo hướng một cửa là hiệu quả nhất".
Còn ý kiến nhiều chiều là quy định về vai trò, vị trí của trụ sở tiếp công dân, khi có ý kiến đề nghị xác định đây là cơ quan có tư cách pháp nhân.
Phó tổng thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Thanh phân trần, hiện nay con dấu của trụ sở tiếp công dân là trái quy định của pháp luật, nhưng khi tiếp dân thì phải ký tên đóng dấu vào văn bản thì bà con mới về.
Cho rằng trụ sở tiếp dân không thể có con dấu được, Chủ nhiệm Nguyễn Kim Khoa nhấn mạnh, đây không phải nơi giải quyết khiếu nại tố cáo nhưng phải là nơi trả lời kết quả cho nhân dân.
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước cũng đồng tình rằng, trụ sở tiếp công dân không nên có tư cách pháp nhân và đề nghị luật cần quy định cụ thể hơn là khi nào thì có quyền từ chối không tiếp công dân.
Theo Phó chủ tịch Huỳnh Ngọc Sơn thì cần phải tính xem có dân đến để mà tiếp hay không. "Bởi bình thường thì dân muốn ở nhà làm ăn chứ bỏ đi mãi thì công việc đồng áng ai làm. Mình nghĩ thế nào mà cứ mở ra và tổ chức lớn thế, xã hội tốt lên thì việc dân đi khiếu nại sẽ giảm bớt chứ", ông Sơn phân tích.
Không thể gọi trụ sở là cơ quan được, không ai cấp con dấu cho trụ sở được, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh. Ông cũng lưu ý nếu vụ việc nào có quyết định giải quyết ở cấp cao nhất đã có hiệu lực rồi thì luật cũng phải nói rõ là không tiếp dân đến vì việc đó nữa.
"Tất cả các văn phòng đều có tình hình dân đứng trước cửa, tôi đi qua Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao thấy dân cứ nằm đó, treo khẩu hiệu rất phản cảm, tôi gọi điện cho ông Bình (Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình - PV) là phải giải quyết thế nào chứ, để thế rất phản cảm", Chủ tịch nói.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý cho biết, dự thảo luật đã có quy định nếu cấp cao nhất đã giải quyết rồi thì có quyền từ chối tiếp công dân đến vì vụ việc cụ thể đó.
Tuy nhiên, Phó tổng thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Thanh cho rằng việc đó chỉ làm được ở cấp tỉnh, còn ở cấp Trung ương thì không thể khước từ ngay việc tiếp dân được, vì chưa thể kiểm tra ngay hồ sơ.
Hơn nữa “chúng tôi có niềm tin là 80% bà con đến trụ sở tiếp dân ở Trung ương là oan ức, nên phải xem hai ba lần nữa, chứ không thì oan bà con”, ông Thanh giãi bày.
Dự thảo báo cáo giải trình tiếp thu được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến sáng 16/9 cho biết, dự thảo luật đã thể hiện rõ hơn quan điểm hoạt động tiếp công dân đặt trong mối liên hệ với việc giải quyết khiếu nại tố cáo.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý cho biết, dự thảo luật đã dành một chương riêng quy định về việc tiếp công dân tại các cơ quan hành chính nhà nước, tòa án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân, kiểm toán nhà nước. Trong đó nêu rõ trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan nhà nước trong việc tổ chức tiếp dân.
Tuy nhiên, theo Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc thì quy định về trách nhiệm người đứng đầu vẫn còn quá nhẹ.
"Thực tế cho thấy nếu chỉ cử cán bộ tiếp dân thì chỉ là tiếp cho xong, còn nếu người đứng đầu trực tiếp tham gia thì rất hiệu quả. Nhưng luật không có chế tài, nếu người đứng đầu cứ cố tình né tránh thì ai xử lý, và xử lý thế nào?", ông Phúc băn khoăn. "Khi có khiếu kiện đông người, điểm nóng thì người đứng đầu phải có trách nhiệm tiếp dân để giải quyết, nên theo hướng một cửa là hiệu quả nhất".
Còn ý kiến nhiều chiều là quy định về vai trò, vị trí của trụ sở tiếp công dân, khi có ý kiến đề nghị xác định đây là cơ quan có tư cách pháp nhân.
Phó tổng thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Thanh phân trần, hiện nay con dấu của trụ sở tiếp công dân là trái quy định của pháp luật, nhưng khi tiếp dân thì phải ký tên đóng dấu vào văn bản thì bà con mới về.
Cho rằng trụ sở tiếp dân không thể có con dấu được, Chủ nhiệm Nguyễn Kim Khoa nhấn mạnh, đây không phải nơi giải quyết khiếu nại tố cáo nhưng phải là nơi trả lời kết quả cho nhân dân.
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước cũng đồng tình rằng, trụ sở tiếp công dân không nên có tư cách pháp nhân và đề nghị luật cần quy định cụ thể hơn là khi nào thì có quyền từ chối không tiếp công dân.
Theo Phó chủ tịch Huỳnh Ngọc Sơn thì cần phải tính xem có dân đến để mà tiếp hay không. "Bởi bình thường thì dân muốn ở nhà làm ăn chứ bỏ đi mãi thì công việc đồng áng ai làm. Mình nghĩ thế nào mà cứ mở ra và tổ chức lớn thế, xã hội tốt lên thì việc dân đi khiếu nại sẽ giảm bớt chứ", ông Sơn phân tích.
Không thể gọi trụ sở là cơ quan được, không ai cấp con dấu cho trụ sở được, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh. Ông cũng lưu ý nếu vụ việc nào có quyết định giải quyết ở cấp cao nhất đã có hiệu lực rồi thì luật cũng phải nói rõ là không tiếp dân đến vì việc đó nữa.
"Tất cả các văn phòng đều có tình hình dân đứng trước cửa, tôi đi qua Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao thấy dân cứ nằm đó, treo khẩu hiệu rất phản cảm, tôi gọi điện cho ông Bình (Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình - PV) là phải giải quyết thế nào chứ, để thế rất phản cảm", Chủ tịch nói.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý cho biết, dự thảo luật đã có quy định nếu cấp cao nhất đã giải quyết rồi thì có quyền từ chối tiếp công dân đến vì vụ việc cụ thể đó.
Tuy nhiên, Phó tổng thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Thanh cho rằng việc đó chỉ làm được ở cấp tỉnh, còn ở cấp Trung ương thì không thể khước từ ngay việc tiếp dân được, vì chưa thể kiểm tra ngay hồ sơ.
Hơn nữa “chúng tôi có niềm tin là 80% bà con đến trụ sở tiếp dân ở Trung ương là oan ức, nên phải xem hai ba lần nữa, chứ không thì oan bà con”, ông Thanh giãi bày.