Lãnh đạo mới có thể cứu được kinh tế Nhật?
Sau thắng lợi mang tính lịch sử của đảng Dân chủ Nhật Bản là một loạt khó khăn kinh tế đón chờ
Đảng Dân chủ Nhật Bản (DPJ) vừa giành thắng lợi áp đảo trong cuộc tổng tuyển cử ở nước này, kết thúc hơn nửa thế kỷ cầm quyền của Đảng Dân chủ Tự do (LDP).
Tuy nhiên, sau thắng lợi mang tính lịch sử này là một loạt khó khăn kinh tế đón chờ đảng lãnh đạo mới của đất nước mặt trời mọc.
Chiến thắng vang dội
Khẩu hiệu chính trong cuộc tổng tuyển cử diễn ra cuối tuần vừa rồi ở Nhật Bản rất giống với khẩu hiệu đưa ra trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ cách đây một năm: Sự thay đổi. Ông Yukio Hatoyama, người đứng đầu DPJ ra sức xây dựng hình ảnh của đảng mình là một đảng có khả năng đem tới sự thay đổi, cũng giống như Tổng thống Mỹ Barack Obama đã thuyết phục người Mỹ về những gì đảng Dân chủ của ông sẽ làm trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm ngoái.
Từ năm 1955 tới nay, LDP đã cầm quyền gần như liên tục và đã cùng nước Nhật trải qua hàng loạt thăng trầm. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế Nhật vật lộn với nhiều thách thức lớn, gồm kinh tế vừa trải qua thời kỳ suy thoái tồi tệ nhất từ Thế chiến 2, tỷ lệ thất nghiệp cao kỷ lục, tình trạng giảm phát ngày càng rõ nét, dân số lão hóa… vấn đề kinh tế trở thành lĩnh vực quan trọng nhất trong cuộc bầu cử này. Hơn bao giờ hết, người Nhật kỳ vọng ở sự đổi thay về kinh tế.
Và sự khao khát đổi thay này đã đem tới thắng lợi áp đảo cho đảng DPJ của ông Hatoyama. Kết quả bầu cử sơ bộ công bố sáng 31/8 cho thấy, DPJ chiếm được 308/480 ghế của Hạ viện, đưa ông Hatoyama, năm nay 62 tuổi, trở thành tân Thủ tướng trong những ngày tới đây.
Trong khi đó, đảng LDP của đương kim Thủ tướng Taro Aso chỉ chiếm được 119 ghế và đồng minh New Komeito chiếm được 21 ghế. Ba đảng khác gồm Đảng Dân chủ xã hội, Đảng Cộng sản Nhật Bản và Đảng Nhân dân mới lần lượt giành 7, 9 và 3 ghế.
Chiến thắng của Đảng Dân chủ Nhật Bản được xem là một khoảnh khắc lịch sử, vì dẫn tới sự chuyển biến lớn trong quyền lực chính trị ở nước này sau hơn nửa thế kỷ LDP cầm quyền. Nhưng để thực hiện lời hứa về sự đổi thay, đặc biệt là về phương diện kinh tế, nhà lãnh đạo mới của Chính phủ Nhật Bản sẽ phải vượt qua không ít khó khăn to lớn.
Những việc cần làm
Mặc dù đã thoát suy thoái trong quý 2 vừa qua, với mức tăng trưởng GDP 0,9% so với quý trước, kinh tế Nhật tiếp tục phải gánh chịu những điều kiện vốn bị xem đã cản trở sự tăng trưởng trong suốt hai thập kỷ qua.
Từ thập niên 1950-1980, Nhật Bản là một trong những nền kinh tế phát triển mạnh nhất thế giới và thậm chí còn đe dọa ngôi vị nền kinh tế số 1 thế giới của nước Mỹ. Tuy nhiên, kể từ khi bong bóng cổ phiếu và địa ốc tại Nhật vỡ tung vào đầu thập niên 1990 khiến hệ thống tài chính của nước này đã chao đảo, kinh tế Nhật trở nên uể oải suốt một thời kỳ dài, chưa có dấu hiệu kết thúc.
Cùng với đó, thâm hụt ngân sách là mối lo thường trực của Nhật Bản. Các nhà kinh tế học tin rằng, Nhật Bản cần có những bước đi mạnh mẽ để đưa nền tài chính quốc gia về dưới tầm kiểm soát, chẳng hạn như cải cách thuế doanh nghiệp hoặc đặt ra mục tiêu cho việc giảm thâm hụt ngân sách công.
Một nền tài khóa công lành mạnh hơn có thể thuyết phục được dân chúng Nhật rằng Chính phủ nước này có khả năng cung cấp tài chính cho các dịch vụ xã hội trong tương lai, qua đó thúc đẩy người dân chi tiêu nhiều hơn, thay vì chỉ thắng lưng buộc bụng như hiện nay.
Quan trọng hơn cả, các chuyên gia khẳng định, Nhật Bản cần giảm bớt sự phụ thuộc vào lĩnh vực xuất khẩu bằng cách phát triển nền kinh tế nội địa. Chính sự phụ thuộc vào các thị trường bên ngoài đã khiến kinh tế Nhật điêu đứng trong trận suy thoái toàn cầu này.
Để làm được việc này, Nhật Bản cần một chương trình nới lỏng quy chế nhằm cải cách các chính sách vốn nhằm hạn chế sự cạnh tranh, thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp và các ngành dịch vụ nội địa…
Những lời hứa của đảng thắng cử
Trong quá trình tranh cử, DPJ đã đề xuất một số biện pháp giải quyết các vấn đề nêu trên. Đảng này đã bàn về việc cải tổ ngân sách công bằng cách rà soát lại các dự án công, cắt giảm chi phí dịch vụ dân sự…
Đảng này cũng hứa ủng hộ các doanh nghiệp nhỏ, khắc phục tình trạng chuyên quyền của các cơ quan chức năng, giảm chi phí cho tầng lớp trung lưu… DPJ cam kết sẽ hỗ trợ 3.300 USD cho mỗi trẻ em trong các gia đình, chế độ giáo dục miễn phí, hỗ trợ thu nhập cho nông dân, bãi bỏ phí đường bộ… “Chúng tôi sẽ hiện thực hóa một nền kinh tế mới vì con người”, khẩu hiệu của DPJ cho hay.
Các chuyên gia cho rằng, những đề xuất như vậy có thể có ảnh hưởng tích cực tới tăng trưởng kinh tế Nhật Bản trong ngắn hạn, nhưng chưa chắc đã đủ sức để giải quyết những vấn đề sâu hơn trong nền kinh tế nước này.
DPJ cho biết, họ sẽ tìm kiếm nguồn quỹ cho các chương trình xã hội bằng cách hạn chế tình trạng lãng phí ngân sách, nhưng chương trình chi tiêu của họ đã làm dấy lên những lời chỉ trích từ phía “đối thủ” LDP cho rằng, DPJ sẽ chi tiêu bất cẩn bằng tiền thuế của dân. “Họ hứa hẹn về những khoản chi và các chương trình cần tới tiền, nhưng không lý giải được làm thế nào để chi trả”, Thủ tướng Aso của LDP phát biểu.
Thêm vào đó, dường như DPJ cũng chưa sẵn sàng cho việc thực hiện một chiến dịch thực sự nhằm tự do hóa nền kinh tế trong nước. Chẳng hạn, DPJ muốn áp dụng lệnh cấm đối với việc sử dụng công nhân tạm thời trong lĩnh vực sản xuất, mà điều này có thể giảm tính linh hoạt trên thị trường lao động.
Từ lâu, DPJ đã lên tiếng phản đối những biện pháp cải cách thiên về thị trường mà cựu Thủ tướng Junichiro Koizumi của đảng LDP đã thúc đẩy. Ông Hatoyama từng công kích “chủ nghĩa thị trường kiểu Mỹ” đã gây ra trận suy thoái toàn cầu hiện nay và tác động tiêu cực tới nền kinh tế Nhật Bản.
“Chúng tôi sẽ không thực hiện những chính sách đặt các hoạt động kinh tế thuộc những lĩnh vực liên quan tới đời sống và sự an toàn của con người vào sự định đoạt của làn sóng toàn cầu hóa. Thay vào đó, chúng tôi cần phải tăng cường các quy định giám sát nhằm đảm bảo sự an toàn và ổn định cho đời sống của người dân”, ông Hatoyama viết.
Mặt khác, để thực hiện những chính sách đã cam kết, DPJ cũng sẽ phải vượt không ít rào cản. Trong số đó, phải kể tới sự non trẻ về kinh nghiệm điều hành đất nước của các nhà lãnh đạo đảng này.
(Theo Time)
Tuy nhiên, sau thắng lợi mang tính lịch sử này là một loạt khó khăn kinh tế đón chờ đảng lãnh đạo mới của đất nước mặt trời mọc.
Chiến thắng vang dội
Khẩu hiệu chính trong cuộc tổng tuyển cử diễn ra cuối tuần vừa rồi ở Nhật Bản rất giống với khẩu hiệu đưa ra trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ cách đây một năm: Sự thay đổi. Ông Yukio Hatoyama, người đứng đầu DPJ ra sức xây dựng hình ảnh của đảng mình là một đảng có khả năng đem tới sự thay đổi, cũng giống như Tổng thống Mỹ Barack Obama đã thuyết phục người Mỹ về những gì đảng Dân chủ của ông sẽ làm trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm ngoái.
Từ năm 1955 tới nay, LDP đã cầm quyền gần như liên tục và đã cùng nước Nhật trải qua hàng loạt thăng trầm. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế Nhật vật lộn với nhiều thách thức lớn, gồm kinh tế vừa trải qua thời kỳ suy thoái tồi tệ nhất từ Thế chiến 2, tỷ lệ thất nghiệp cao kỷ lục, tình trạng giảm phát ngày càng rõ nét, dân số lão hóa… vấn đề kinh tế trở thành lĩnh vực quan trọng nhất trong cuộc bầu cử này. Hơn bao giờ hết, người Nhật kỳ vọng ở sự đổi thay về kinh tế.
Và sự khao khát đổi thay này đã đem tới thắng lợi áp đảo cho đảng DPJ của ông Hatoyama. Kết quả bầu cử sơ bộ công bố sáng 31/8 cho thấy, DPJ chiếm được 308/480 ghế của Hạ viện, đưa ông Hatoyama, năm nay 62 tuổi, trở thành tân Thủ tướng trong những ngày tới đây.
Trong khi đó, đảng LDP của đương kim Thủ tướng Taro Aso chỉ chiếm được 119 ghế và đồng minh New Komeito chiếm được 21 ghế. Ba đảng khác gồm Đảng Dân chủ xã hội, Đảng Cộng sản Nhật Bản và Đảng Nhân dân mới lần lượt giành 7, 9 và 3 ghế.
Chiến thắng của Đảng Dân chủ Nhật Bản được xem là một khoảnh khắc lịch sử, vì dẫn tới sự chuyển biến lớn trong quyền lực chính trị ở nước này sau hơn nửa thế kỷ LDP cầm quyền. Nhưng để thực hiện lời hứa về sự đổi thay, đặc biệt là về phương diện kinh tế, nhà lãnh đạo mới của Chính phủ Nhật Bản sẽ phải vượt qua không ít khó khăn to lớn.
Những việc cần làm
Mặc dù đã thoát suy thoái trong quý 2 vừa qua, với mức tăng trưởng GDP 0,9% so với quý trước, kinh tế Nhật tiếp tục phải gánh chịu những điều kiện vốn bị xem đã cản trở sự tăng trưởng trong suốt hai thập kỷ qua.
Từ thập niên 1950-1980, Nhật Bản là một trong những nền kinh tế phát triển mạnh nhất thế giới và thậm chí còn đe dọa ngôi vị nền kinh tế số 1 thế giới của nước Mỹ. Tuy nhiên, kể từ khi bong bóng cổ phiếu và địa ốc tại Nhật vỡ tung vào đầu thập niên 1990 khiến hệ thống tài chính của nước này đã chao đảo, kinh tế Nhật trở nên uể oải suốt một thời kỳ dài, chưa có dấu hiệu kết thúc.
Cùng với đó, thâm hụt ngân sách là mối lo thường trực của Nhật Bản. Các nhà kinh tế học tin rằng, Nhật Bản cần có những bước đi mạnh mẽ để đưa nền tài chính quốc gia về dưới tầm kiểm soát, chẳng hạn như cải cách thuế doanh nghiệp hoặc đặt ra mục tiêu cho việc giảm thâm hụt ngân sách công.
Một nền tài khóa công lành mạnh hơn có thể thuyết phục được dân chúng Nhật rằng Chính phủ nước này có khả năng cung cấp tài chính cho các dịch vụ xã hội trong tương lai, qua đó thúc đẩy người dân chi tiêu nhiều hơn, thay vì chỉ thắng lưng buộc bụng như hiện nay.
Quan trọng hơn cả, các chuyên gia khẳng định, Nhật Bản cần giảm bớt sự phụ thuộc vào lĩnh vực xuất khẩu bằng cách phát triển nền kinh tế nội địa. Chính sự phụ thuộc vào các thị trường bên ngoài đã khiến kinh tế Nhật điêu đứng trong trận suy thoái toàn cầu này.
Để làm được việc này, Nhật Bản cần một chương trình nới lỏng quy chế nhằm cải cách các chính sách vốn nhằm hạn chế sự cạnh tranh, thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp và các ngành dịch vụ nội địa…
Những lời hứa của đảng thắng cử
Trong quá trình tranh cử, DPJ đã đề xuất một số biện pháp giải quyết các vấn đề nêu trên. Đảng này đã bàn về việc cải tổ ngân sách công bằng cách rà soát lại các dự án công, cắt giảm chi phí dịch vụ dân sự…
Đảng này cũng hứa ủng hộ các doanh nghiệp nhỏ, khắc phục tình trạng chuyên quyền của các cơ quan chức năng, giảm chi phí cho tầng lớp trung lưu… DPJ cam kết sẽ hỗ trợ 3.300 USD cho mỗi trẻ em trong các gia đình, chế độ giáo dục miễn phí, hỗ trợ thu nhập cho nông dân, bãi bỏ phí đường bộ… “Chúng tôi sẽ hiện thực hóa một nền kinh tế mới vì con người”, khẩu hiệu của DPJ cho hay.
Các chuyên gia cho rằng, những đề xuất như vậy có thể có ảnh hưởng tích cực tới tăng trưởng kinh tế Nhật Bản trong ngắn hạn, nhưng chưa chắc đã đủ sức để giải quyết những vấn đề sâu hơn trong nền kinh tế nước này.
DPJ cho biết, họ sẽ tìm kiếm nguồn quỹ cho các chương trình xã hội bằng cách hạn chế tình trạng lãng phí ngân sách, nhưng chương trình chi tiêu của họ đã làm dấy lên những lời chỉ trích từ phía “đối thủ” LDP cho rằng, DPJ sẽ chi tiêu bất cẩn bằng tiền thuế của dân. “Họ hứa hẹn về những khoản chi và các chương trình cần tới tiền, nhưng không lý giải được làm thế nào để chi trả”, Thủ tướng Aso của LDP phát biểu.
Thêm vào đó, dường như DPJ cũng chưa sẵn sàng cho việc thực hiện một chiến dịch thực sự nhằm tự do hóa nền kinh tế trong nước. Chẳng hạn, DPJ muốn áp dụng lệnh cấm đối với việc sử dụng công nhân tạm thời trong lĩnh vực sản xuất, mà điều này có thể giảm tính linh hoạt trên thị trường lao động.
Từ lâu, DPJ đã lên tiếng phản đối những biện pháp cải cách thiên về thị trường mà cựu Thủ tướng Junichiro Koizumi của đảng LDP đã thúc đẩy. Ông Hatoyama từng công kích “chủ nghĩa thị trường kiểu Mỹ” đã gây ra trận suy thoái toàn cầu hiện nay và tác động tiêu cực tới nền kinh tế Nhật Bản.
“Chúng tôi sẽ không thực hiện những chính sách đặt các hoạt động kinh tế thuộc những lĩnh vực liên quan tới đời sống và sự an toàn của con người vào sự định đoạt của làn sóng toàn cầu hóa. Thay vào đó, chúng tôi cần phải tăng cường các quy định giám sát nhằm đảm bảo sự an toàn và ổn định cho đời sống của người dân”, ông Hatoyama viết.
Mặt khác, để thực hiện những chính sách đã cam kết, DPJ cũng sẽ phải vượt không ít rào cản. Trong số đó, phải kể tới sự non trẻ về kinh nghiệm điều hành đất nước của các nhà lãnh đạo đảng này.
(Theo Time)