“Tử vì việc” leo thang ở Nhật
Do suy thoái, số vụ tử vong do làm việc quá sức (karoshi) đang tăng mạnh ở Nhật Bản
Do suy thoái, số vụ tử vong do làm việc quá sức (karoshi) đang tăng mạnh ở Nhật Bản.
Nhiều số liệu kinh tế gần đây của Nhật Bản cho thấy, nền kinh tế hướng ra xuất khẩu này đang có tín hiệu phục hồi. Nhiều nhà kinh tế dự báo, sau khi lao dốc với tốc độ thảm hại sau vụ sụp đổ của ngân hàng đầu tư Lehman Brothers của Mỹ vào mùa thu năm ngoái, GDP của Nhật sẽ tăng trưởng dương trở lại trong quý 2 này. Chỉ số Nikkei 225 của thị trường chứng khoán Nhật Bản tới thời điểm này cũng đã phục hồi hơn 1/3 kể từ khi chạm đáy của hai thập kỷ trở lại đây trong tháng 3 vừa rồi.
Trái ngược với những dữ liệu kinh tế khả quan trên, số liệu mới do Bộ Y tế - Lao động và Phúc lợi Nhật Bản công bố hôm 8/6 lại một lần nữa cho thấy gánh nặng đè lên đôi vai của người lao động vốn đã chịu nhiều nhiều áp lực ở nước này.
Phần nổi của tảng băng chìm
Theo Bộ Y tế - Lao động và Phúc lợi Nhật Bản, trong năm tài khóa kết thúc vào tháng 3/2009, số người lao động chịu các chứng rối loạn tinh thần do công việc được chủ sử dụng lao động bồi thường ở nước này đã lên tới mức kỷ lục. Tính chung, trong cả năm này, có 927 đơn kiện đòi bồi thường rối loạn tinh thần do công việc, trong đó có 269 nguyên đơn được bồi thường. Trong số người lao động được bồi thường, 66 người đã tìm cách tự tử, một con số cao chưa từng có.
Đáng chú ý hơn nữa, đã có 158 trường hợp trường hợp người lao động Nhật tử vong do làm việc quá sức, tăng 16 trường hợp so với năm trước.
Tuy nhiên, theo ý kiến của nhiều chuyên gia, những con số trên có thể mới chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. “Có rất nhiều trường hợp, người lao động đổ bệnh vì công việc đã không kiện”, ông Hiroshi Kawahito, một luật sư chuyên về các vụ tử vong vì làm việc quá sức, cho biết. Thêm vào đó, nhiều khả năng, có không ít trong số 30.000 vụ tự tử ở Nhật hàng năm ít nhiều liên quan tới truyền thống làm việc quá sức ở nước này.
Một mối lo nữa ở đây là những con số thông kê trên chưa bao hàm được hết tác động tiêu cực của cuộc suy thoái kinh tế đang diễn ra ở Nhật. Mặc dù kinh tế Nhật bắt đầu lao dốc từ sau cú sốc Lehman vào tháng 9 năm ngoái, ngay từ trước đó các công ty Nhật đã ồ ạt sa thải nhân công. Do đó, ngay cả khi triển vọng kinh tế đã được cải thiện, chẳng mấy ai tin là tỷ lệ thất nghiệp tại Nhật tới lúc này đã đạt đỉnh.
Vào tháng 5 vừa qua, 5% lực lượng lao động của Nhật không có việc làm, cao nhất trong vòng 5 năm rưỡi qua.
Hàng loạt mối lo
Nhiều công ty Nhật đang nỗ lực để giảm tình trạng làm việc quá sức ở người lao động và đã đạt được một số kết qủa ban đầu. Tại hãng xe Toyota, số thời gian làm việc thêm giờ hiện được giới hạn ở mức 360 giờ mỗi năm, tức bình quân 30 giờ mỗi tháng. Tại một số văn phòng của hãng, cứ sau 7 giờ tối, nhân viên lại được cảnh báo mỗi giờ một lần về tầm quan trọng của việc nghỉ ngơi và được giục đi về nhà.
Thêm vào đó, do suy thoái, các công ty cũng không muốn phải trả nhiều tiền làm ngoài giờ cho người lao động, nên thường khuyến khích nhân viên nghỉ làm việc đúng giờ và nghỉ ngơi dài hơn. Trong kỳ nghỉ Tuần lễ Vàng vào tháng 5 vừa qua, nhiều công ty ở Nhật đã đóng cửa nhà máy dài hơn bình thường, khuyến khích người lao động đi nghỉ.
Tuy nhiên, suy thoái cũng gây ra không ít vấn đề mới cho người lao động Nhật. Tại những công ty đã sa thải nhân viên, nhiều người giữ được việc đang phải làm thêm phần việc của các đồng nghiệp khác để lại. Nhiều người khác, do lo ngại mất việc, cố gắng làm việc thật muộn để tránh bị chủ xem là “người thừa”. “Có thể có những công ty cho nhân viên nghỉ làm sớm, nhưng đó không phải là xu hướng chính trong các công xưởng và văn phòng của Nhật”, ông Kawahito cho hay.
Một nhân tố nữa là ảnh hưởng từ “cú sốc giảm lương” - cách gọi của báo chí Nhật dành cho hoạt động cắt giảm lương trong các doanh nghiệp nước này nhằm bù đắp cho sự xuống dốc của lợi nhuận. Bên cạnh mối lo mất việc và sự mệt mỏi vì làm việc quá sức, “cú sốc” lại bồi thêm áp lực từ mối lo tài chính. Với mức độ khác nhau tùy từng doanh nghiệp, rất nhiều công nhân làm việc trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp ở Nhật thời gian qua đã bị giảm lương.
Ngoài ra, họ còn bị giảm thưởng - phần tiền vốn đóng một phần lớn trong gói thù lao tại nhiều doanh nghiệp sản xuất ở nước này. Thêm vào đó, trong nhiều kỳ nghỉ bắt buộc, công nhân Nhật cũng được trả ít hơn rất nhiều so với mức lương ngày thường.
Tại hãng sản xuất linh kiện ôtô Denso, một công nhân cho hay, việc giảm giờ làm thêm và các kỳ nghỉ đã khiến nhiều công nhân giảm thu nhập 1.000 USD/tháng. “Tâm trạng chung của mọi người lúc này là chán nản”, anh công nhân này nói.
Sợ kết hôn vì kinh tế bấp bênh
Để giảm bớt những áp lực mà người lao động Nhật đang gánh chịu, chuyện phục hồi kinh tế chỉ là một trong những điều kiện cần.
Nhiều người cho rằng, tỷ lệ tự tử cao tại Nhật và số vụ rối loạn tinh thần vì làm việc căng thẳng gia tăng tại nước này là kết quả của quá trình tái cơ cấu diễn ra trong suốt “thập kỷ mất mát” của Nhật vào những năm 1990. Năm 2008, số vụ tự tử ở Nhật vượt 30.000 vụ năm thứ 11 liên tiếp, cao gấp đôi ở Mỹ.
Tuy nhiên, ngay cả khi kinh tế Nhật đã ra khỏi “thập kỷ mất mát” và tăng trưởng đều trong các năm 2001-2007, các công ty tinh gọn hơn của nước này càng gây thêm nhiều áp lực với người lao động. Trong khi đó, tiền lương tăng không theo kịp với tốc độ gia tăng của lợi nhuận doanh nghiệp.
Có một điều chắc chắn là văn hóa làm việc cật lực của người Nhật đã ăn sâu bám rễ ở nước này, cho dù văn hóa này gây rủi ro với sức khỏe người lao động. Một cuộc điều tra do Chính phủ Nhật tiến hành cho thấy, gần 90% công nhân Nhật cho biết, họ thậm chí không biết là cụm từ “cân bằng giữa công việc và cuộc sống” có ý nghĩa gì. Ngoài ra, cứ 4 trong số 5 người được hỏi cho biết, họ sẵn sàng hủy một cuộc hẹn hò nếu cấp trên yêu cầu làm thêm giờ.
Các nhà phân tích cho rằng, người trẻ Nhật do đối mặt với tương lai kinh tế thiếu chắc chắn nên cảm thấy nhu cầu phải làm việc nhiều và nhiều hơn nữa, thậm chí cả khi điều này đe dọa sức khỏe của họ. Ông Shigeki Matsuda, một chuyên gia của viện nghiên cứu Dai-Ichi Life ở Tokyo thậm chí còn cho rằng, mối lo tài chính có liên quan tới một trong những vấn đề lớn nữa của nước Nhật: tỷ lệ sinh ở mức thấp.
“Tình hình kinh tế và việc làm bấp bênh khiến nhiều người chẳng còn muốn kết hôn và sinh con nữa”, ông Matsuda nhận xét.
(Theo Business Week)
Nhiều số liệu kinh tế gần đây của Nhật Bản cho thấy, nền kinh tế hướng ra xuất khẩu này đang có tín hiệu phục hồi. Nhiều nhà kinh tế dự báo, sau khi lao dốc với tốc độ thảm hại sau vụ sụp đổ của ngân hàng đầu tư Lehman Brothers của Mỹ vào mùa thu năm ngoái, GDP của Nhật sẽ tăng trưởng dương trở lại trong quý 2 này. Chỉ số Nikkei 225 của thị trường chứng khoán Nhật Bản tới thời điểm này cũng đã phục hồi hơn 1/3 kể từ khi chạm đáy của hai thập kỷ trở lại đây trong tháng 3 vừa rồi.
Trái ngược với những dữ liệu kinh tế khả quan trên, số liệu mới do Bộ Y tế - Lao động và Phúc lợi Nhật Bản công bố hôm 8/6 lại một lần nữa cho thấy gánh nặng đè lên đôi vai của người lao động vốn đã chịu nhiều nhiều áp lực ở nước này.
Phần nổi của tảng băng chìm
Theo Bộ Y tế - Lao động và Phúc lợi Nhật Bản, trong năm tài khóa kết thúc vào tháng 3/2009, số người lao động chịu các chứng rối loạn tinh thần do công việc được chủ sử dụng lao động bồi thường ở nước này đã lên tới mức kỷ lục. Tính chung, trong cả năm này, có 927 đơn kiện đòi bồi thường rối loạn tinh thần do công việc, trong đó có 269 nguyên đơn được bồi thường. Trong số người lao động được bồi thường, 66 người đã tìm cách tự tử, một con số cao chưa từng có.
Đáng chú ý hơn nữa, đã có 158 trường hợp trường hợp người lao động Nhật tử vong do làm việc quá sức, tăng 16 trường hợp so với năm trước.
Tuy nhiên, theo ý kiến của nhiều chuyên gia, những con số trên có thể mới chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. “Có rất nhiều trường hợp, người lao động đổ bệnh vì công việc đã không kiện”, ông Hiroshi Kawahito, một luật sư chuyên về các vụ tử vong vì làm việc quá sức, cho biết. Thêm vào đó, nhiều khả năng, có không ít trong số 30.000 vụ tự tử ở Nhật hàng năm ít nhiều liên quan tới truyền thống làm việc quá sức ở nước này.
Một mối lo nữa ở đây là những con số thông kê trên chưa bao hàm được hết tác động tiêu cực của cuộc suy thoái kinh tế đang diễn ra ở Nhật. Mặc dù kinh tế Nhật bắt đầu lao dốc từ sau cú sốc Lehman vào tháng 9 năm ngoái, ngay từ trước đó các công ty Nhật đã ồ ạt sa thải nhân công. Do đó, ngay cả khi triển vọng kinh tế đã được cải thiện, chẳng mấy ai tin là tỷ lệ thất nghiệp tại Nhật tới lúc này đã đạt đỉnh.
Vào tháng 5 vừa qua, 5% lực lượng lao động của Nhật không có việc làm, cao nhất trong vòng 5 năm rưỡi qua.
Hàng loạt mối lo
Nhiều công ty Nhật đang nỗ lực để giảm tình trạng làm việc quá sức ở người lao động và đã đạt được một số kết qủa ban đầu. Tại hãng xe Toyota, số thời gian làm việc thêm giờ hiện được giới hạn ở mức 360 giờ mỗi năm, tức bình quân 30 giờ mỗi tháng. Tại một số văn phòng của hãng, cứ sau 7 giờ tối, nhân viên lại được cảnh báo mỗi giờ một lần về tầm quan trọng của việc nghỉ ngơi và được giục đi về nhà.
Thêm vào đó, do suy thoái, các công ty cũng không muốn phải trả nhiều tiền làm ngoài giờ cho người lao động, nên thường khuyến khích nhân viên nghỉ làm việc đúng giờ và nghỉ ngơi dài hơn. Trong kỳ nghỉ Tuần lễ Vàng vào tháng 5 vừa qua, nhiều công ty ở Nhật đã đóng cửa nhà máy dài hơn bình thường, khuyến khích người lao động đi nghỉ.
Tuy nhiên, suy thoái cũng gây ra không ít vấn đề mới cho người lao động Nhật. Tại những công ty đã sa thải nhân viên, nhiều người giữ được việc đang phải làm thêm phần việc của các đồng nghiệp khác để lại. Nhiều người khác, do lo ngại mất việc, cố gắng làm việc thật muộn để tránh bị chủ xem là “người thừa”. “Có thể có những công ty cho nhân viên nghỉ làm sớm, nhưng đó không phải là xu hướng chính trong các công xưởng và văn phòng của Nhật”, ông Kawahito cho hay.
Một nhân tố nữa là ảnh hưởng từ “cú sốc giảm lương” - cách gọi của báo chí Nhật dành cho hoạt động cắt giảm lương trong các doanh nghiệp nước này nhằm bù đắp cho sự xuống dốc của lợi nhuận. Bên cạnh mối lo mất việc và sự mệt mỏi vì làm việc quá sức, “cú sốc” lại bồi thêm áp lực từ mối lo tài chính. Với mức độ khác nhau tùy từng doanh nghiệp, rất nhiều công nhân làm việc trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp ở Nhật thời gian qua đã bị giảm lương.
Ngoài ra, họ còn bị giảm thưởng - phần tiền vốn đóng một phần lớn trong gói thù lao tại nhiều doanh nghiệp sản xuất ở nước này. Thêm vào đó, trong nhiều kỳ nghỉ bắt buộc, công nhân Nhật cũng được trả ít hơn rất nhiều so với mức lương ngày thường.
Tại hãng sản xuất linh kiện ôtô Denso, một công nhân cho hay, việc giảm giờ làm thêm và các kỳ nghỉ đã khiến nhiều công nhân giảm thu nhập 1.000 USD/tháng. “Tâm trạng chung của mọi người lúc này là chán nản”, anh công nhân này nói.
Sợ kết hôn vì kinh tế bấp bênh
Để giảm bớt những áp lực mà người lao động Nhật đang gánh chịu, chuyện phục hồi kinh tế chỉ là một trong những điều kiện cần.
Nhiều người cho rằng, tỷ lệ tự tử cao tại Nhật và số vụ rối loạn tinh thần vì làm việc căng thẳng gia tăng tại nước này là kết quả của quá trình tái cơ cấu diễn ra trong suốt “thập kỷ mất mát” của Nhật vào những năm 1990. Năm 2008, số vụ tự tử ở Nhật vượt 30.000 vụ năm thứ 11 liên tiếp, cao gấp đôi ở Mỹ.
Tuy nhiên, ngay cả khi kinh tế Nhật đã ra khỏi “thập kỷ mất mát” và tăng trưởng đều trong các năm 2001-2007, các công ty tinh gọn hơn của nước này càng gây thêm nhiều áp lực với người lao động. Trong khi đó, tiền lương tăng không theo kịp với tốc độ gia tăng của lợi nhuận doanh nghiệp.
Có một điều chắc chắn là văn hóa làm việc cật lực của người Nhật đã ăn sâu bám rễ ở nước này, cho dù văn hóa này gây rủi ro với sức khỏe người lao động. Một cuộc điều tra do Chính phủ Nhật tiến hành cho thấy, gần 90% công nhân Nhật cho biết, họ thậm chí không biết là cụm từ “cân bằng giữa công việc và cuộc sống” có ý nghĩa gì. Ngoài ra, cứ 4 trong số 5 người được hỏi cho biết, họ sẵn sàng hủy một cuộc hẹn hò nếu cấp trên yêu cầu làm thêm giờ.
Các nhà phân tích cho rằng, người trẻ Nhật do đối mặt với tương lai kinh tế thiếu chắc chắn nên cảm thấy nhu cầu phải làm việc nhiều và nhiều hơn nữa, thậm chí cả khi điều này đe dọa sức khỏe của họ. Ông Shigeki Matsuda, một chuyên gia của viện nghiên cứu Dai-Ichi Life ở Tokyo thậm chí còn cho rằng, mối lo tài chính có liên quan tới một trong những vấn đề lớn nữa của nước Nhật: tỷ lệ sinh ở mức thấp.
“Tình hình kinh tế và việc làm bấp bênh khiến nhiều người chẳng còn muốn kết hôn và sinh con nữa”, ông Matsuda nhận xét.
(Theo Business Week)