Lãnh đạo tập đoàn, tổng công ty đã nói gì với Thủ tướng?
“Khoe” thành tựu năm cũ, kêu khó cho năm mới, bày tỏ quyết tâm tái cơ cấu, xin giải quyết “việc riêng” của đơn vị
Đã có nhiều nội dung đáng chú ý trong phát biểu của các lãnh đạo doanh nghiệp tại hội nghị Chính phủ với tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, tổ chức hôm 16/1 tại Hà Nội.
VnEconomy xin trích đăng một số ý kiến nổi bật.
“Chúng tôi sẽ triển khai nhiều dự án lớn”
(Ông Phùng Đình Thực, Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Việt Nam - Petro Vietnam)
“Mặc dù năm 2012 kinh tế trong nước và thế giới khó khăn nhưng Petro Vietnam đã hoàn thành tốt với mức tăng trưởng cao hơn 2011, trong đó trữ lượng tăng 48 triệu tấn dầu và khí, tăng 37% so với kế hoạch, trong đó khai thác ở nước ngoài tăng 13 triệu tấn.
Doanh thu hợp nhất của tập đoàn đã đạt 140 nghìn tỷ đồng, nhờ vào việc tăng sản lượng nói trên cũng như việc giá dầu tăng 1,7%, bên cạnh đó là doanh thu dịch vụ tăng cao. Tập đoàn cũng tiết giảm 5.100 tỷ đồng chi phí trong năm 2012, đặc biệt tập trung vào hợp lý hóa sản xuất để giảm giá thành.
Chúng tôi sẽ triển khai nhiều dự án lớn, hôm qua ký hợp đồng lớn cho dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn, dự kiến sẽ ký hợp đồng EPC cuối tháng này. Trong lĩnh vực điện, sẽ triển khai các dự án lớn tại Vũng Áng, Thái Bình. Đối với vấn đề tái cấu trúc sẽ tập trung thực hiện theo đề án đã được phê duyệt.
PetroVietnam kiến nghị Chính phủ tháo gỡ khó khăn cho một số lĩnh vực và dự án như vấn đề sử dụng guyên liệu sinh học, dự án sợi tại Đình Vũ, dự án đầu tư tại Venezuela. Về cơ chế tài chính, đã làm việc Bộ Tài chính, Ủy ban Tài chính Ngân sách để làm rõ phần lợi nhuận được để lại cũng như cơ chế sử dụng cho rõ ràng”.
Kiến nghị Chính phủ bảo lãnh vay vốn nước ngoài
(Ông Lê Minh Chuẩn, Tổng giám đốc Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam - TKV)
“Năm 2012 là năm chứng kiến sự sụt giảm mạnh sản lượng, các hộ lớn giảm 15-20%, xuất khẩu giảm cả lượng và giá.
Vì vậy, các chỉ tiêu của tập đoàn đều giảm so với kế hoạch, so với cùng kỳ 2011 giảm từ 15-20%. Doanh thu 2012 so 2011 đạt khoảng 90%, đảm bảo cán bộ không thiếu việc làm, thu nhập 7,4 triệu đồng/ tháng.
Về đầu tư, trong năm 2012 có hai dự án quan trọng là điện Mạo Khê hoàn thành trước hợp đồng 2 tháng, đến tháng 2/2013 sẽ vận hành phát điện thương mại. Trong khi đó, dự án Tân Rai có sản phẩm Alumin đầu tiên, hiện Alumin được khoảng 100 tấn, Nitorat khoảng 1.000 tấn chuẩn bị bán ra thị trường.
Năm 2013 thị trường than tiếp tục khó khăn do suy giảm các ngành liên quan đầu ra than. Hiện giá than chào nhưng các hộ đề nghị tiếp tục giảm và cạnh tranh của ngành than trên thị trường hiện kém. Khó khăn khác là huy động vốn để phát triển dự án mỏ vì đầu tư hàng ngàn tỷ đồng nhưng chu kỳ dài ít nhất 3-5 năm, dẫn tới khó huy động vốn.
Năm 2013 sẽ tiếp tục thực hiện cắt giảm chi phí, sau khi đã tiết kiệm được 1,8 nghìn tỷ đồng trong năm 2012. Chúng tôi đề nghị Chính phủ tiếp tục hỗ trợ TKV trong vấn đề lộ trình giá bán than cho điện, thuế tài nguyên và hoàn thuế VAT đối với than xuất khẩu, cũng như trong vấn đề bảo lãnh vay vốn nước ngoài”.
“Năm nay đạt như vậy là đã làm quyết liệt”
(Ông Trương Thanh Phong, Tổng giám đốc Tổng công ty Lương thực Miền Nam)
“Năm 2012 nhận định khó khăn trước nên chúng tôi đã chủ động các giải pháp đối phó tình hình khó khăn chung.
Quý 1/2012 giảm tiêu thụ lúa gạo 40% so 2011. Từ quý 2 bắt đầu tăng tốc quyết liệt, áp dụng nhiều giải pháp để gỡ dần lại. Hồi tháng 6/2012, tôi có hứa năm nay phân đấu 7,5 triệu tấn là chắc chắn, nhưng phấn đấu 7,7-7,8 vượt lên số 1 nhưng cuối cùng không làm nổi.
Năm nay đạt như vậy là đã làm quyết liệt, phối hợp tốt và đồng bộ, thống nhất. Năm nay hai tổng công ty lương thực chiếm trên 60% tổng lượng xuất khẩu nên chuyển khó khăn thành thuận lợi. Năm nay chúng ta làm tốt hơn Thái Lan nhiều, họ giảm 33%, ta giảm có 2%. Đây là nỗ lực của chúng ta.
Năm 2013 sẽ cực khó khăn. Ngành nông sản nói chung thời tiết quan trọng, Hiện lương thực quá dồi dào, cung dồi, tồn kho lớn. Chúng tôi phấn đấu xuất khẩu bằng 2012 nhưng tối thiểu không để dưới 7,5 triệu tấn không thì tồn kho lớn. Trước mắt tập trung xử lý sản lượng Đông Xuân, đôn đốc giao hàng đã ký hợp đồng, tập trung ký thêm hợp đồng mới, giữ vững thị trường đã vào về gạo thơm như Hồng Kông, Malaysia, Indonesia, Tây Phi…
Về tái cơ cấu chúng tôi đang xây dựng điều lệ. Chúng tôi đầu tư ra ngoài không nhiều nên để từ từ, đầu tư ngoài 1% trên tổng vốn, nên làm từ từ không mất vốn. Ngoài ra, sẽ tăng vốn điều lệ lên theo phương thức tăng doanh thu để bổ sung vốn”.
“2013 là năm cổ phần hóa công ty mẹ”
(Ông Phạm Viết Thanh, Chủ tịch Tổng công ty Hàng không Việt Nam - Vietnam Airlines)
“Năm 2012 thị trường khó khăn theo nhận định và kết thúc năm, lần đầu tiên không có tăng trưởng so với năm trước. Giá nguyên liệu không đột biến lớn nhưng cao, cộng với thuế môi trường tăng thêm nên chi phí cao. Tuy nhiên, thuận lợi là tỷ giá ổn định, thuận lợi cho vận tải hàng không, đặc biệt là phương tiện nhập khẩu như chúng tôi.
Vietnam Airlines xác định tập trung bám sát biến động thị trường làm sao không bị động. Hai là trong các năm 2011-2012 chúng tôi không tăng lao động mà cơ cấu lại nguồn nhân lực, chuyển đổi phi công và cán bộ kỹ thuật từ nước ngoài sang trong nước. Đến nay chuyên gia sửa chữa hàng không đã chuyển giao toàn bộ kỹ thuật và công nghệ để chúng ta đảm bảo việc này, đạt tiêu chuẩn các tổ chức hàng không quốc tế quy định, đặc biệt đảm bảo an toàn.
Năm 2013, chúng tôi đặt mục tiêu doanh thu tăng 10%, lợi nhuận xấp xỉ tăng 10% so 2012. Về vấn đề tái cơ cấu, 2013 là năm cổ phần hóa công ty mẹ, đến nay đã chọn được nhà tư vấn quốc tế để cổ phần hóa. Trong khi đó, đề án tái cấu trúc đã hoàn chỉnh, mong Chính phủ nhanh chóng phê duyệt”.
Tồn kho lớn, lợi nhuận khoảng 1.000 tỷ đồng
(Ông Nguyễn Thành Phương, Chủ tịch Tổng công ty Cổ phần Vinaconex)
“2012 là năm khó khăn đối với xây dựng, bất động sản, tuy nhiên chúng tôi cũng đã đạt doanh thu 22 nghìn tỷ đồng, lợi nhuận khoảng 1.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, tồn kho quá nhiều nên lợi nhuận hợp nhất có khả năng không nhiều và đang đợi kiểm toán. Tồn kho lớn là vấn đề, hiện đã thấm vào nền kinh tế, cần được quan tâm giải quyết.
Năm 2013, chúng tôi đặt mục tiêu 23-25 nghìn tỷ đồng doanh thu và 1,5 nghìn tỷ đồng lợi nhuận. Chúng tôi đề xuất tái cấu trúc theo hướng thoái vốn trên thị trường chứng khoán, giả sử sổ sách 10 nghìn, thị trường 7-8 nghìn thì cũng bán để đảm bảo dòng tiền. Hiện nay nhà máy xi măng Cẩm Phả lỗ liên tục, Tổng công ty đang phải trả nợ thay. Chúng tôi có đề xuất cho nhà đầu tư tham gia trả nợ hết nước ngoài và vào kinh doanh.
Một nội dung khác liên quan đến cổ phần hóa từ năm 2006, đã có kết luận ở dự án An Khánh. Sau đó thanh tra có kết luận lại nhưng hiện chưa dứt điểm. Từ 2009 đến nay đã chia hết cổ tức theo sự cho phép của Chính phủ, nay treo lại. Nếu bây giờ nộp lại thì không biết nộp kiểu gì. Đề nghị cho quyết toán cái này nếu không thì không biết xử lý thế nào”.
VnEconomy xin trích đăng một số ý kiến nổi bật.
“Chúng tôi sẽ triển khai nhiều dự án lớn”
(Ông Phùng Đình Thực, Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Việt Nam - Petro Vietnam)
“Mặc dù năm 2012 kinh tế trong nước và thế giới khó khăn nhưng Petro Vietnam đã hoàn thành tốt với mức tăng trưởng cao hơn 2011, trong đó trữ lượng tăng 48 triệu tấn dầu và khí, tăng 37% so với kế hoạch, trong đó khai thác ở nước ngoài tăng 13 triệu tấn.
Doanh thu hợp nhất của tập đoàn đã đạt 140 nghìn tỷ đồng, nhờ vào việc tăng sản lượng nói trên cũng như việc giá dầu tăng 1,7%, bên cạnh đó là doanh thu dịch vụ tăng cao. Tập đoàn cũng tiết giảm 5.100 tỷ đồng chi phí trong năm 2012, đặc biệt tập trung vào hợp lý hóa sản xuất để giảm giá thành.
Chúng tôi sẽ triển khai nhiều dự án lớn, hôm qua ký hợp đồng lớn cho dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn, dự kiến sẽ ký hợp đồng EPC cuối tháng này. Trong lĩnh vực điện, sẽ triển khai các dự án lớn tại Vũng Áng, Thái Bình. Đối với vấn đề tái cấu trúc sẽ tập trung thực hiện theo đề án đã được phê duyệt.
PetroVietnam kiến nghị Chính phủ tháo gỡ khó khăn cho một số lĩnh vực và dự án như vấn đề sử dụng guyên liệu sinh học, dự án sợi tại Đình Vũ, dự án đầu tư tại Venezuela. Về cơ chế tài chính, đã làm việc Bộ Tài chính, Ủy ban Tài chính Ngân sách để làm rõ phần lợi nhuận được để lại cũng như cơ chế sử dụng cho rõ ràng”.
Kiến nghị Chính phủ bảo lãnh vay vốn nước ngoài
(Ông Lê Minh Chuẩn, Tổng giám đốc Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam - TKV)
“Năm 2012 là năm chứng kiến sự sụt giảm mạnh sản lượng, các hộ lớn giảm 15-20%, xuất khẩu giảm cả lượng và giá.
Vì vậy, các chỉ tiêu của tập đoàn đều giảm so với kế hoạch, so với cùng kỳ 2011 giảm từ 15-20%. Doanh thu 2012 so 2011 đạt khoảng 90%, đảm bảo cán bộ không thiếu việc làm, thu nhập 7,4 triệu đồng/ tháng.
Về đầu tư, trong năm 2012 có hai dự án quan trọng là điện Mạo Khê hoàn thành trước hợp đồng 2 tháng, đến tháng 2/2013 sẽ vận hành phát điện thương mại. Trong khi đó, dự án Tân Rai có sản phẩm Alumin đầu tiên, hiện Alumin được khoảng 100 tấn, Nitorat khoảng 1.000 tấn chuẩn bị bán ra thị trường.
Năm 2013 thị trường than tiếp tục khó khăn do suy giảm các ngành liên quan đầu ra than. Hiện giá than chào nhưng các hộ đề nghị tiếp tục giảm và cạnh tranh của ngành than trên thị trường hiện kém. Khó khăn khác là huy động vốn để phát triển dự án mỏ vì đầu tư hàng ngàn tỷ đồng nhưng chu kỳ dài ít nhất 3-5 năm, dẫn tới khó huy động vốn.
Năm 2013 sẽ tiếp tục thực hiện cắt giảm chi phí, sau khi đã tiết kiệm được 1,8 nghìn tỷ đồng trong năm 2012. Chúng tôi đề nghị Chính phủ tiếp tục hỗ trợ TKV trong vấn đề lộ trình giá bán than cho điện, thuế tài nguyên và hoàn thuế VAT đối với than xuất khẩu, cũng như trong vấn đề bảo lãnh vay vốn nước ngoài”.
“Năm nay đạt như vậy là đã làm quyết liệt”
(Ông Trương Thanh Phong, Tổng giám đốc Tổng công ty Lương thực Miền Nam)
“Năm 2012 nhận định khó khăn trước nên chúng tôi đã chủ động các giải pháp đối phó tình hình khó khăn chung.
Quý 1/2012 giảm tiêu thụ lúa gạo 40% so 2011. Từ quý 2 bắt đầu tăng tốc quyết liệt, áp dụng nhiều giải pháp để gỡ dần lại. Hồi tháng 6/2012, tôi có hứa năm nay phân đấu 7,5 triệu tấn là chắc chắn, nhưng phấn đấu 7,7-7,8 vượt lên số 1 nhưng cuối cùng không làm nổi.
Năm nay đạt như vậy là đã làm quyết liệt, phối hợp tốt và đồng bộ, thống nhất. Năm nay hai tổng công ty lương thực chiếm trên 60% tổng lượng xuất khẩu nên chuyển khó khăn thành thuận lợi. Năm nay chúng ta làm tốt hơn Thái Lan nhiều, họ giảm 33%, ta giảm có 2%. Đây là nỗ lực của chúng ta.
Năm 2013 sẽ cực khó khăn. Ngành nông sản nói chung thời tiết quan trọng, Hiện lương thực quá dồi dào, cung dồi, tồn kho lớn. Chúng tôi phấn đấu xuất khẩu bằng 2012 nhưng tối thiểu không để dưới 7,5 triệu tấn không thì tồn kho lớn. Trước mắt tập trung xử lý sản lượng Đông Xuân, đôn đốc giao hàng đã ký hợp đồng, tập trung ký thêm hợp đồng mới, giữ vững thị trường đã vào về gạo thơm như Hồng Kông, Malaysia, Indonesia, Tây Phi…
Về tái cơ cấu chúng tôi đang xây dựng điều lệ. Chúng tôi đầu tư ra ngoài không nhiều nên để từ từ, đầu tư ngoài 1% trên tổng vốn, nên làm từ từ không mất vốn. Ngoài ra, sẽ tăng vốn điều lệ lên theo phương thức tăng doanh thu để bổ sung vốn”.
“2013 là năm cổ phần hóa công ty mẹ”
(Ông Phạm Viết Thanh, Chủ tịch Tổng công ty Hàng không Việt Nam - Vietnam Airlines)
“Năm 2012 thị trường khó khăn theo nhận định và kết thúc năm, lần đầu tiên không có tăng trưởng so với năm trước. Giá nguyên liệu không đột biến lớn nhưng cao, cộng với thuế môi trường tăng thêm nên chi phí cao. Tuy nhiên, thuận lợi là tỷ giá ổn định, thuận lợi cho vận tải hàng không, đặc biệt là phương tiện nhập khẩu như chúng tôi.
Vietnam Airlines xác định tập trung bám sát biến động thị trường làm sao không bị động. Hai là trong các năm 2011-2012 chúng tôi không tăng lao động mà cơ cấu lại nguồn nhân lực, chuyển đổi phi công và cán bộ kỹ thuật từ nước ngoài sang trong nước. Đến nay chuyên gia sửa chữa hàng không đã chuyển giao toàn bộ kỹ thuật và công nghệ để chúng ta đảm bảo việc này, đạt tiêu chuẩn các tổ chức hàng không quốc tế quy định, đặc biệt đảm bảo an toàn.
Năm 2013, chúng tôi đặt mục tiêu doanh thu tăng 10%, lợi nhuận xấp xỉ tăng 10% so 2012. Về vấn đề tái cơ cấu, 2013 là năm cổ phần hóa công ty mẹ, đến nay đã chọn được nhà tư vấn quốc tế để cổ phần hóa. Trong khi đó, đề án tái cấu trúc đã hoàn chỉnh, mong Chính phủ nhanh chóng phê duyệt”.
Tồn kho lớn, lợi nhuận khoảng 1.000 tỷ đồng
(Ông Nguyễn Thành Phương, Chủ tịch Tổng công ty Cổ phần Vinaconex)
“2012 là năm khó khăn đối với xây dựng, bất động sản, tuy nhiên chúng tôi cũng đã đạt doanh thu 22 nghìn tỷ đồng, lợi nhuận khoảng 1.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, tồn kho quá nhiều nên lợi nhuận hợp nhất có khả năng không nhiều và đang đợi kiểm toán. Tồn kho lớn là vấn đề, hiện đã thấm vào nền kinh tế, cần được quan tâm giải quyết.
Năm 2013, chúng tôi đặt mục tiêu 23-25 nghìn tỷ đồng doanh thu và 1,5 nghìn tỷ đồng lợi nhuận. Chúng tôi đề xuất tái cấu trúc theo hướng thoái vốn trên thị trường chứng khoán, giả sử sổ sách 10 nghìn, thị trường 7-8 nghìn thì cũng bán để đảm bảo dòng tiền. Hiện nay nhà máy xi măng Cẩm Phả lỗ liên tục, Tổng công ty đang phải trả nợ thay. Chúng tôi có đề xuất cho nhà đầu tư tham gia trả nợ hết nước ngoài và vào kinh doanh.
Một nội dung khác liên quan đến cổ phần hóa từ năm 2006, đã có kết luận ở dự án An Khánh. Sau đó thanh tra có kết luận lại nhưng hiện chưa dứt điểm. Từ 2009 đến nay đã chia hết cổ tức theo sự cho phép của Chính phủ, nay treo lại. Nếu bây giờ nộp lại thì không biết nộp kiểu gì. Đề nghị cho quyết toán cái này nếu không thì không biết xử lý thế nào”.