Doanh nghiệp nhà nước ồ ạt hạ chỉ tiêu kinh doanh
Các tập đoàn, tổng công ty đều có những điều chỉnh thận trọng về mặt kinh doanh trong năm 2013
Một viễn cảnh không mấy sáng sủa về hoạt động sản xuất kinh doanh của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước trong năm 2013 đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra tại cuộc họp giữa Thủ tướng Chính phủ với lãnh đạo các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, sáng 16/1.
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các tập đoàn, tổng công ty đều đã có những điều chỉnh thận trọng hơn về mặt kinh doanh trong năm nay.
Riêng khối 73 tập đoàn, tổng công ty 100% vốn nhà nước, năm 2013, các chỉ tiêu kế hoạch về vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu, tổng tài sản đều dự kiến cao hơn số thực hiện năm 2012, tuy nhiên, các chỉ tiêu về doanh thu, lợi nhuận trước thuế, nộp ngân sách đều giảm.
Trong đó, đáng chú ý, doanh thu đặt ra chỉ đạt 95,8% so với thực hiện năm 2012, lợi nhuận trước thuế và nộp ngân sách chỉ đạt khoảng 79% so với thực hiện năm 2012.
Nếu tính theo khối các bộ quản lý ngành thì khối tập đoàn kinh tế, tổng công ty thuộc Bộ Công Thương có mức độ giảm sút về kế hoạch doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách lớn nhất, nguyên nhân chủ yếu là do Tập đoàn Dầu khí dự báo giảm mạnh về doanh thu, đạt 85%, lợi nhuận đạt 61%, nộp ngân sách đạt 77% thực hiện năm 2012.
Tính chung, khối các tập đoàn, tổng công ty thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương giảm sút về kế hoạch doanh thu và lợi nhuận trước thuế; khối các tập đoàn, tổng công ty thuộc Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Công Thương giảm sút về kế hoạch nộp ngân sách.
Khối 8 tập đoàn kinh tế cũng có sự suy giảm chỉ tiêu kế hoạch về doanh thu, lợi nhuận và nộp ngân sách. Ngoài Tập đoàn Dầu khí, các tập đoàn Bưu chính Viễn thông, Công nghiệp Cao su đều ước kế hoạch nộp ngân sách 2013 giảm tương ứng là 97% và 90% so với thực hiện năm 2012; khối các tổng công ty cổ phần hóa thì chỉ tiêu dự kiến có tăng nhẹ, trong đó doanh thu đạt 107,32%, lợi nhuận trước thuế đạt 117,79%, nộp ngân sách là 102,3%.
Mặc dù giảm nhiều chỉ tiêu trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nhưng, kế hoạch đầu tư của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước trong năm 2013 đều đặt mục tiêu cao hơn năm 2012.
Tổng hợp từ báo cáo của 78 tập đoàn và tổng công ty nhà nước, kế hoạch đầu tư phát triển năm 2013 là 506.995,3 tỷ đồng, tăng 32,4% so với thực hiện năm 2012.
Riêng với khối 8 tập đoàn kinh tế nhà nước, dự kiến tổng vốn đầu tư năm 2013 là 274.278 tỷ đồng, tăng 18,4%, chiếm 50,7% kế hoạch đầu tư của các tập đoàn, tổng công ty trong năm 2013.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, xu hướng suy giảm về doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước trong năm 2013 là khá rõ ràng, có khả năng sẽ tác động tiêu cực đến toàn bộ nền kinh tế.
Trước tình hình trên, kiến nghị được đưa ra là Chính phủ tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp nhà nước, trong đó tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách để doanh nghiệp dễ tiếp cận được các nguồn vốn của ngân hàng khi lãi suất tín dụng giảm; cải cách thủ tục hải quan để rút ngắn thời gian giải phóng hàng, tạo điều kiện giảm chi phí cho doanh nghiệp; làm rõ cơ chế cho doanh nghiệp trong việc thoái vốn các khoản đầu tư ngoài ngành trong điều kiện thị trường chứng khoán suy giảm và đảm bảo việc thoái vốn được hiệu quả.
Các giải pháp kiểm soát chất lượng hàng nhập khẩu, có chính sách chống buôn lậu, nhập lậu hàng hóa từ nước ngoài như máy kéo cầm tay đã qua sử dụng, ôtô tải, phân bón NPK… cũng được kiến nghị để gỡ khó cho doanh nghiệp.
Cũng theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2012, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của các tập đoàn, tổng công ty 100% vốn nhà nước chỉ đạt 14,84%, giảm 4,16% so với năm 2011. Trong tổng số 73 đơn vị, khoảng 46,5% các doanh nghiệp đạt tỷ suất lợi nhuận trên vốn dưới 10%; nhóm các tập đoàn lãi cao (trên 20%) chỉ chiếm 23%.
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các tập đoàn, tổng công ty đều đã có những điều chỉnh thận trọng hơn về mặt kinh doanh trong năm nay.
Riêng khối 73 tập đoàn, tổng công ty 100% vốn nhà nước, năm 2013, các chỉ tiêu kế hoạch về vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu, tổng tài sản đều dự kiến cao hơn số thực hiện năm 2012, tuy nhiên, các chỉ tiêu về doanh thu, lợi nhuận trước thuế, nộp ngân sách đều giảm.
Trong đó, đáng chú ý, doanh thu đặt ra chỉ đạt 95,8% so với thực hiện năm 2012, lợi nhuận trước thuế và nộp ngân sách chỉ đạt khoảng 79% so với thực hiện năm 2012.
Nếu tính theo khối các bộ quản lý ngành thì khối tập đoàn kinh tế, tổng công ty thuộc Bộ Công Thương có mức độ giảm sút về kế hoạch doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách lớn nhất, nguyên nhân chủ yếu là do Tập đoàn Dầu khí dự báo giảm mạnh về doanh thu, đạt 85%, lợi nhuận đạt 61%, nộp ngân sách đạt 77% thực hiện năm 2012.
Tính chung, khối các tập đoàn, tổng công ty thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương giảm sút về kế hoạch doanh thu và lợi nhuận trước thuế; khối các tập đoàn, tổng công ty thuộc Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Công Thương giảm sút về kế hoạch nộp ngân sách.
Khối 8 tập đoàn kinh tế cũng có sự suy giảm chỉ tiêu kế hoạch về doanh thu, lợi nhuận và nộp ngân sách. Ngoài Tập đoàn Dầu khí, các tập đoàn Bưu chính Viễn thông, Công nghiệp Cao su đều ước kế hoạch nộp ngân sách 2013 giảm tương ứng là 97% và 90% so với thực hiện năm 2012; khối các tổng công ty cổ phần hóa thì chỉ tiêu dự kiến có tăng nhẹ, trong đó doanh thu đạt 107,32%, lợi nhuận trước thuế đạt 117,79%, nộp ngân sách là 102,3%.
Mặc dù giảm nhiều chỉ tiêu trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nhưng, kế hoạch đầu tư của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước trong năm 2013 đều đặt mục tiêu cao hơn năm 2012.
Tổng hợp từ báo cáo của 78 tập đoàn và tổng công ty nhà nước, kế hoạch đầu tư phát triển năm 2013 là 506.995,3 tỷ đồng, tăng 32,4% so với thực hiện năm 2012.
Riêng với khối 8 tập đoàn kinh tế nhà nước, dự kiến tổng vốn đầu tư năm 2013 là 274.278 tỷ đồng, tăng 18,4%, chiếm 50,7% kế hoạch đầu tư của các tập đoàn, tổng công ty trong năm 2013.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, xu hướng suy giảm về doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước trong năm 2013 là khá rõ ràng, có khả năng sẽ tác động tiêu cực đến toàn bộ nền kinh tế.
Trước tình hình trên, kiến nghị được đưa ra là Chính phủ tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp nhà nước, trong đó tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách để doanh nghiệp dễ tiếp cận được các nguồn vốn của ngân hàng khi lãi suất tín dụng giảm; cải cách thủ tục hải quan để rút ngắn thời gian giải phóng hàng, tạo điều kiện giảm chi phí cho doanh nghiệp; làm rõ cơ chế cho doanh nghiệp trong việc thoái vốn các khoản đầu tư ngoài ngành trong điều kiện thị trường chứng khoán suy giảm và đảm bảo việc thoái vốn được hiệu quả.
Các giải pháp kiểm soát chất lượng hàng nhập khẩu, có chính sách chống buôn lậu, nhập lậu hàng hóa từ nước ngoài như máy kéo cầm tay đã qua sử dụng, ôtô tải, phân bón NPK… cũng được kiến nghị để gỡ khó cho doanh nghiệp.
Cũng theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2012, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của các tập đoàn, tổng công ty 100% vốn nhà nước chỉ đạt 14,84%, giảm 4,16% so với năm 2011. Trong tổng số 73 đơn vị, khoảng 46,5% các doanh nghiệp đạt tỷ suất lợi nhuận trên vốn dưới 10%; nhóm các tập đoàn lãi cao (trên 20%) chỉ chiếm 23%.