Lao động Việt tại Nga: 90% là bất hợp pháp
Từ 2008 đến nay, cả nước chỉ đưa 2.667 lao động sang Nga nhưng thực tế đang có ít nhất 20.000 lao động sống tại Moscow
Trao đổi với VnEcnomy sau chuyến công tác tại Liên bang Nga vừa qua, ông Đặng Như Lợi, Phó chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội cho biết, hiện ở Moscow có khoảng 200 xưởng may “đen”, trung bình mỗi xưởng có 100 lao động Việt.
Như vậy, có khoảng 20.000 lao động đang sống bất hợp pháp tại thành phố này, ông Lợi ước đoán.
So với nhiều thị trường khác, lao động Việt Nam làm việc tại Nga được Chính phủ và các cơ quan chức năng nước này rất quan tâm.
Tuy nhiên, thực tế đáng buồn là lao động Việt tại Nga chủ yếu là bất hợp pháp. Con số này chiếm đến 90%. Vì cố tình sống bất hợp pháp nên ý thức của lao động rất kém.
"Khi đang có việc làm “chui” tại các xưởng may đen của Nga và được trả lương thì lao động cố tình bao che, trốn tránh và sống bất hợp pháp. Đến khi gặp khó khăn, không được trả lương, bị đối xử như nô lệ thì mới lên tiếng phản ánh, gây nhiều khó khăn cho cơ quan chức năng của hai nước”, ông Lợi bức xúc.
Vấn đề lao động Việt sống bất hợp pháp tại Nga cũng đã từng được Đại sứ quán Việt Nam tại Nga cảnh báo và được VnEconomy phản ánh.
Theo Đại sứ quán Việt Nam tại Nga, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008-2009, nhiều doanh nghiệp có sử dụng lao động Việt Nam đã phải thu hẹp sản xuất, phá sản, không có tiền trả lương cho người lao động hoặc nợ lương kéo dài; nhiều nhà máy không có giấy phép hoạt động (xưởng may đen) đã tuyển dụng lao động bất hợp pháp, để tránh bảo hiểm và các loại thuế; không quan tâm đến đời sống người lao động.
Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết, cơ quan này đã có văn bản gửi Đại sứ quán Việt Nam tại Nga, đề nghị Đại sứ quán hỗ trợ tìm hiểu, xác minh thông tin và nắm tình hình lao động Việt Nam tại thị trường này, qua đó có biện pháp giải quyết các vụ việc phát sinh.
Đồng thời, Cục Quản lý lao động ngoài nước cũng đã tổ chức cuộc họp với các doanh nghiệp dịch vụ trong nước đưa lao động sang làm việc tại Nga để đánh giá lại tình hình và chấn chỉnh kịp thời những thiếu sót trong việc đưa lao động sang làm việc tại thị trường Nga.
Trả lời VnEconomy, người đứng đầu Cục Quản lý lao động ngoài nước, ông Nguyễn Ngọc Quỳnh cũng cho biết, trong hai năm trở lại đây, Cục đã tăng cường kiểm soát đối với các hợp đồng đi Nga đăng ký thẩm định tại Cục. Thực tế, có rất ít hợp đồng được cấp phiếu trả lời cho phép doanh nghiệp thực hiện.
Với những hợp đồng đã đăng ký thẩm định và được Cục Quản lý lao động ngoài nước cho phép thực hiện tại thị trường Nga thường có mức lương khá tốt, vào khoảng 300-400 USD/tháng. Hiện nay, mức lương thực tế cũng đang dần được tăng lên.
Theo số liệu từ Cục Quản lý lao động ngoài nước, hiện cả nước có 36 doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc tại xứ Bạch dương. Từ năm 2008 đến nay, Việt Nam đã đưa 2.667 lao động sang làm việc tại Liên bang Nga. Trong đó, lĩnh vực dệt may chiếm 51%, xây dựng 39%, còn lại làm việc trong các công xưởng, nhà máy cơ khí, điện tử, mộc.
Như vậy, có khoảng 20.000 lao động đang sống bất hợp pháp tại thành phố này, ông Lợi ước đoán.
So với nhiều thị trường khác, lao động Việt Nam làm việc tại Nga được Chính phủ và các cơ quan chức năng nước này rất quan tâm.
Tuy nhiên, thực tế đáng buồn là lao động Việt tại Nga chủ yếu là bất hợp pháp. Con số này chiếm đến 90%. Vì cố tình sống bất hợp pháp nên ý thức của lao động rất kém.
"Khi đang có việc làm “chui” tại các xưởng may đen của Nga và được trả lương thì lao động cố tình bao che, trốn tránh và sống bất hợp pháp. Đến khi gặp khó khăn, không được trả lương, bị đối xử như nô lệ thì mới lên tiếng phản ánh, gây nhiều khó khăn cho cơ quan chức năng của hai nước”, ông Lợi bức xúc.
Vấn đề lao động Việt sống bất hợp pháp tại Nga cũng đã từng được Đại sứ quán Việt Nam tại Nga cảnh báo và được VnEconomy phản ánh.
Theo Đại sứ quán Việt Nam tại Nga, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008-2009, nhiều doanh nghiệp có sử dụng lao động Việt Nam đã phải thu hẹp sản xuất, phá sản, không có tiền trả lương cho người lao động hoặc nợ lương kéo dài; nhiều nhà máy không có giấy phép hoạt động (xưởng may đen) đã tuyển dụng lao động bất hợp pháp, để tránh bảo hiểm và các loại thuế; không quan tâm đến đời sống người lao động.
Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết, cơ quan này đã có văn bản gửi Đại sứ quán Việt Nam tại Nga, đề nghị Đại sứ quán hỗ trợ tìm hiểu, xác minh thông tin và nắm tình hình lao động Việt Nam tại thị trường này, qua đó có biện pháp giải quyết các vụ việc phát sinh.
Đồng thời, Cục Quản lý lao động ngoài nước cũng đã tổ chức cuộc họp với các doanh nghiệp dịch vụ trong nước đưa lao động sang làm việc tại Nga để đánh giá lại tình hình và chấn chỉnh kịp thời những thiếu sót trong việc đưa lao động sang làm việc tại thị trường Nga.
Trả lời VnEconomy, người đứng đầu Cục Quản lý lao động ngoài nước, ông Nguyễn Ngọc Quỳnh cũng cho biết, trong hai năm trở lại đây, Cục đã tăng cường kiểm soát đối với các hợp đồng đi Nga đăng ký thẩm định tại Cục. Thực tế, có rất ít hợp đồng được cấp phiếu trả lời cho phép doanh nghiệp thực hiện.
Với những hợp đồng đã đăng ký thẩm định và được Cục Quản lý lao động ngoài nước cho phép thực hiện tại thị trường Nga thường có mức lương khá tốt, vào khoảng 300-400 USD/tháng. Hiện nay, mức lương thực tế cũng đang dần được tăng lên.
Theo số liệu từ Cục Quản lý lao động ngoài nước, hiện cả nước có 36 doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc tại xứ Bạch dương. Từ năm 2008 đến nay, Việt Nam đã đưa 2.667 lao động sang làm việc tại Liên bang Nga. Trong đó, lĩnh vực dệt may chiếm 51%, xây dựng 39%, còn lại làm việc trong các công xưởng, nhà máy cơ khí, điện tử, mộc.