Hạn chế “nô lệ lao động” Việt tại Nga: Cách nào?
Từng bộ, ngành không thể giải quyết vấn đề "nô lệ lao động" Việt Nam tại Liên bang Nga
Người lao động sẽ rất dễ bị lừa và không thể kiếm được chỗ làm hợp pháp tại thị trường Nga, nếu không qua doanh nghiệp xuất khẩu lao động đã được cấp phép.
Đây là lưu ý của ông Lê Minh Dần, Bí thư thứ nhất, Thường trực Ban Công tác cộng đồng Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga, sau khi VnEconomy phản ánh thực trạng hàng nghìn người Việt Nam đã và đang rơi vào cảnh “nô lệ lao động” tại thị trường này.
Như VnEconomy đã thông tin, theo ghi nhận từ đoàn công tác của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội vào giữa tháng Tư năm nay thì hiện đang có hàng nghìn lao động Việt Nam đang phải chịu cảnh “khổ sai” trong xí nghiệp may “đen” tại Nga.
Một tài liệu được Đại sứ quán cung cấp cho Ủy ban Kinh tế cho biết: “người lao động đã bị bóc lột một cách thậm tệ, bị nhốt dưới khu vực ngầm cách biệt với thế giới bên ngoài, bị thu hoàn toàn giấy tờ tùy thân, và cũng không có khả năng tài chính để mua vé trở về Việt Nam”.
Tuy nhiên, các chuyến bay Hà Nội - Moscow vẫn chật cứng các chàng trai, cô gái tuổi mười chín, đôi mươi bay sang Nga làm việc, ông Dần cho biết.
Có nhiều lý do dẫn đến “nghịch cảnh” này.
Theo ông Dần thì hiện nay các chủ xưởng may vẫn thông qua những người quen biết về Việt Nam tuyển công nhân sang Nga làm thợ may mà không cần qua Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) hoặc thẩm định của Đại sứ quán Việt Nam tại Nga.
Và những người được các chủ xưởng may thuê về Việt Nam tuyển người thường vẽ ra viễn cảnh để lừa người lao động, nhưng khi sang Nga thì thực tế hoàn toàn ngược lại.
Vì nếu đi theo hình thức du lịch, xong ở lại thì đương nhiên người lao động không thể kiếm được chỗ làm việc hợp pháp vì mục đích chuyến đi là du lịch chứ không phải đi lao động. Luật pháp Nga quy định: khi thay đổi mục đích chuyến đi là phạm pháp. Người nào nhận những người này vào lao động sẽ bị phạt tương đương với 30.000 USD/người.
Trong khi đó, các xí nghiệp may “đen” vẫn ngày càng phát triển.
Lý giải của ông Dần là việc các xí nghiệp này tồn tại và phát triển gần như phụ thuộc vào phía Nga vì tất cả các xí nghiệp đó (kể cả các công ty của người Việt) đều là tư cách pháp nhân Nga.
Việc thắt chặt hàng rào thuế quan đối với hàng công nghiệp nhẹ đã làm cho các xí nghiệp may có cơ hội phát triển. Tuy nhiên nếu làm được một xí nghiệp may hợp pháp cũng không dễ dàng chút nào vì những quy định khắt khe về phòng cháy chữa cháy, vệ sinh công nghiệp, đăng ký mẫu mã, các loại thuế rất cao.... Tất cả những yếu tố đó làm cho lợi nhuận còn lại không đáng là bao. Vì vậy làm xí nghiệp may “đen”, lợi nhuận rất cao.
Phát triển nhanh, song các xí nghiệp may “đen” lại không dễ bị các cơ quan chức năng của Nga “dẹp” vì các chủ xưởng thường hay cấu kết với các phần tử xấu ở địa bàn để bưng bít thông tin.
Thường thuê những nơi hẻo lánh, cách biệt với xung quanh, không cho người lao động tiếp xúc với bên ngoài... gần như 100% các xí nghiệp may “đen” chỉ thuê người quản lý làm việc trực tiếp, còn chủ các xí nghiệp không bao giờ lộ diện. Và khi có vấn đề gì liên quan đến chính quyền thì họ bỏ trốn.
Sự việc gần đây được ông Dần dẫn chứng là vụ cháy xí nghiệp may “đen” tại Moskva của chủ người Nga gốc Daghextan làm 5 người chết, trong đó có 4 người Việt Nam. Sau khi hỏa hoạn ông chủ xí nghiệp đã bỏ trốn, đến ngày 25/5/2011 cơ quan công an Nga vẫn chưa tìm ra tung tích.
Cũng chính vì không tìm ra ông chủ nên dù đã rất nhiều lần các cơ quan chức năng của Nga đến xí nghiệp may “đen” bắt hàng trăm người Việt Nam song cũng không thể thu xếp ổn thỏa những công việc tiếp theo. Như lo ăn, ở, sinh hoạt và mua vé máy bay cho lao động về nước.
Lý do là tất cả các xí nghiệp may “đen” đều thu toàn bộ giấy tờ tùy thân vì sợ công nhân bỏ trốn. Nếu có giấy tờ thì cũng không hợp lệ; không đúng mục đích, không có đăng ký tạm trú...
“Có những lần phía Nga đã báo cho Đại sứ quán Việt Nam đến cùng giải quyết tại chỗ song cũng vì những khó khăn trên mà cuối cùng cũng đành bó tay. Những người công nhân đó lại được thả ra và những ông chủ lại đón và lập xưởng may ở chỗ khác”, ông Dần cho biết.
Bởi vậy, lời khuyên được ông Dần đưa ra là người lao động không nên đi sang Nga theo những người được chủ các xí nghiệp “đen” thuê về tuyển dụng. Mà nên tìm đến những công ty đã được cơ quan quản lý của Việt Nam cấp giấy phép hành nghề xuất khẩu lao động.
Đi lao động bằng con đường này, nếu sang Nga có vấn đề gì tranh chấp về lao động thì có nơi để giải quyết những vướng mắc phát sinh. Hơn nữa, những công ty này khi thực hiện hợp đồng với các đối tác Nga thì đã được Đại sứ quán Việt Nam tại Nga thẩm định nên người lao động sẽ không bị lừa.
Thực tế, trong thời gian qua đã có 1 số công ty đưa số lượng lớn công nhân Việt Nam có tay nghề về cơ khí, giày, và kể cả có nghề may...sang Nga làm việc cho các đối tác Nga như công ty Simco Sông Đà, Sovilaco, công ty dịch vụ Dầu Khí Vũng Tàu, Công ty cổ phần Dịch vụ và Thương mại Hàng không. Cho đến nay những công nhân này vẫn làm việc và có thu nhập ổn định, các đối tác Nga rất hài lòng và thường xuyên yêu cầu tuyển thêm công nhân.
Ông Dần cũng cho biết, theo số liệu từ các cơ quan chức năng của Nga, hiện nay trên lãnh thổ Liên bang Nga có khoảng gần 10 triệu lao động nước ngoài (chủ yếu đến từ các nước thuộc Liên Xô cũ), trong số đó 2/3 là không hợp pháp.
Như vậy có nghĩa là nước Nga đang cần lao động vì những việc nặng nhọc như vệ sinh môi trường, độc hại như khai thác mỏ...người Nga không muốn làm.
“Điều này cho chúng ta biết là vẫn có thể đưa lao động Việt Nam sang Nga theo con đường chính thống, thậm chí đưa sang được nhiều lao động có thu nhập ổn định chứ không phải đi tự phát sang làm ở các xí nghiệp may đen, giao phó cho số phận như hiện nay”, ông Dần nhìn nhận.
Dù thừa nhận thực tế là không phải tất cả các xưởng may "đen" đều có tình trạng “nô lệ lao động” như đã nói ở trên, song quan điểm của ông Dần là “việc tồn tại của các xí nghiệp may "đen" là không thể chấp nhận vì cứ mỗi khi các cơ quan chức năng của Nga đi kiểm tra bắt bớ thì chịu hậu quả là người lao động”.
Tuy nhiên, giải quyết vấn đề này phải ở tầm của hai nhà nước vì từng bộ, từng ngành không thể làm được. Nếu không có sự phối hợp của hai Nhà nước thì không thể cải thiện được tình hình, ông Dần nói.
Đây là lưu ý của ông Lê Minh Dần, Bí thư thứ nhất, Thường trực Ban Công tác cộng đồng Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga, sau khi VnEconomy phản ánh thực trạng hàng nghìn người Việt Nam đã và đang rơi vào cảnh “nô lệ lao động” tại thị trường này.
Như VnEconomy đã thông tin, theo ghi nhận từ đoàn công tác của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội vào giữa tháng Tư năm nay thì hiện đang có hàng nghìn lao động Việt Nam đang phải chịu cảnh “khổ sai” trong xí nghiệp may “đen” tại Nga.
Một tài liệu được Đại sứ quán cung cấp cho Ủy ban Kinh tế cho biết: “người lao động đã bị bóc lột một cách thậm tệ, bị nhốt dưới khu vực ngầm cách biệt với thế giới bên ngoài, bị thu hoàn toàn giấy tờ tùy thân, và cũng không có khả năng tài chính để mua vé trở về Việt Nam”.
Tuy nhiên, các chuyến bay Hà Nội - Moscow vẫn chật cứng các chàng trai, cô gái tuổi mười chín, đôi mươi bay sang Nga làm việc, ông Dần cho biết.
Có nhiều lý do dẫn đến “nghịch cảnh” này.
Theo ông Dần thì hiện nay các chủ xưởng may vẫn thông qua những người quen biết về Việt Nam tuyển công nhân sang Nga làm thợ may mà không cần qua Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) hoặc thẩm định của Đại sứ quán Việt Nam tại Nga.
Và những người được các chủ xưởng may thuê về Việt Nam tuyển người thường vẽ ra viễn cảnh để lừa người lao động, nhưng khi sang Nga thì thực tế hoàn toàn ngược lại.
Vì nếu đi theo hình thức du lịch, xong ở lại thì đương nhiên người lao động không thể kiếm được chỗ làm việc hợp pháp vì mục đích chuyến đi là du lịch chứ không phải đi lao động. Luật pháp Nga quy định: khi thay đổi mục đích chuyến đi là phạm pháp. Người nào nhận những người này vào lao động sẽ bị phạt tương đương với 30.000 USD/người.
Trong khi đó, các xí nghiệp may “đen” vẫn ngày càng phát triển.
Lý giải của ông Dần là việc các xí nghiệp này tồn tại và phát triển gần như phụ thuộc vào phía Nga vì tất cả các xí nghiệp đó (kể cả các công ty của người Việt) đều là tư cách pháp nhân Nga.
Việc thắt chặt hàng rào thuế quan đối với hàng công nghiệp nhẹ đã làm cho các xí nghiệp may có cơ hội phát triển. Tuy nhiên nếu làm được một xí nghiệp may hợp pháp cũng không dễ dàng chút nào vì những quy định khắt khe về phòng cháy chữa cháy, vệ sinh công nghiệp, đăng ký mẫu mã, các loại thuế rất cao.... Tất cả những yếu tố đó làm cho lợi nhuận còn lại không đáng là bao. Vì vậy làm xí nghiệp may “đen”, lợi nhuận rất cao.
Phát triển nhanh, song các xí nghiệp may “đen” lại không dễ bị các cơ quan chức năng của Nga “dẹp” vì các chủ xưởng thường hay cấu kết với các phần tử xấu ở địa bàn để bưng bít thông tin.
Thường thuê những nơi hẻo lánh, cách biệt với xung quanh, không cho người lao động tiếp xúc với bên ngoài... gần như 100% các xí nghiệp may “đen” chỉ thuê người quản lý làm việc trực tiếp, còn chủ các xí nghiệp không bao giờ lộ diện. Và khi có vấn đề gì liên quan đến chính quyền thì họ bỏ trốn.
Sự việc gần đây được ông Dần dẫn chứng là vụ cháy xí nghiệp may “đen” tại Moskva của chủ người Nga gốc Daghextan làm 5 người chết, trong đó có 4 người Việt Nam. Sau khi hỏa hoạn ông chủ xí nghiệp đã bỏ trốn, đến ngày 25/5/2011 cơ quan công an Nga vẫn chưa tìm ra tung tích.
Cũng chính vì không tìm ra ông chủ nên dù đã rất nhiều lần các cơ quan chức năng của Nga đến xí nghiệp may “đen” bắt hàng trăm người Việt Nam song cũng không thể thu xếp ổn thỏa những công việc tiếp theo. Như lo ăn, ở, sinh hoạt và mua vé máy bay cho lao động về nước.
Lý do là tất cả các xí nghiệp may “đen” đều thu toàn bộ giấy tờ tùy thân vì sợ công nhân bỏ trốn. Nếu có giấy tờ thì cũng không hợp lệ; không đúng mục đích, không có đăng ký tạm trú...
“Có những lần phía Nga đã báo cho Đại sứ quán Việt Nam đến cùng giải quyết tại chỗ song cũng vì những khó khăn trên mà cuối cùng cũng đành bó tay. Những người công nhân đó lại được thả ra và những ông chủ lại đón và lập xưởng may ở chỗ khác”, ông Dần cho biết.
Bởi vậy, lời khuyên được ông Dần đưa ra là người lao động không nên đi sang Nga theo những người được chủ các xí nghiệp “đen” thuê về tuyển dụng. Mà nên tìm đến những công ty đã được cơ quan quản lý của Việt Nam cấp giấy phép hành nghề xuất khẩu lao động.
Đi lao động bằng con đường này, nếu sang Nga có vấn đề gì tranh chấp về lao động thì có nơi để giải quyết những vướng mắc phát sinh. Hơn nữa, những công ty này khi thực hiện hợp đồng với các đối tác Nga thì đã được Đại sứ quán Việt Nam tại Nga thẩm định nên người lao động sẽ không bị lừa.
Thực tế, trong thời gian qua đã có 1 số công ty đưa số lượng lớn công nhân Việt Nam có tay nghề về cơ khí, giày, và kể cả có nghề may...sang Nga làm việc cho các đối tác Nga như công ty Simco Sông Đà, Sovilaco, công ty dịch vụ Dầu Khí Vũng Tàu, Công ty cổ phần Dịch vụ và Thương mại Hàng không. Cho đến nay những công nhân này vẫn làm việc và có thu nhập ổn định, các đối tác Nga rất hài lòng và thường xuyên yêu cầu tuyển thêm công nhân.
Ông Dần cũng cho biết, theo số liệu từ các cơ quan chức năng của Nga, hiện nay trên lãnh thổ Liên bang Nga có khoảng gần 10 triệu lao động nước ngoài (chủ yếu đến từ các nước thuộc Liên Xô cũ), trong số đó 2/3 là không hợp pháp.
Như vậy có nghĩa là nước Nga đang cần lao động vì những việc nặng nhọc như vệ sinh môi trường, độc hại như khai thác mỏ...người Nga không muốn làm.
“Điều này cho chúng ta biết là vẫn có thể đưa lao động Việt Nam sang Nga theo con đường chính thống, thậm chí đưa sang được nhiều lao động có thu nhập ổn định chứ không phải đi tự phát sang làm ở các xí nghiệp may đen, giao phó cho số phận như hiện nay”, ông Dần nhìn nhận.
Dù thừa nhận thực tế là không phải tất cả các xưởng may "đen" đều có tình trạng “nô lệ lao động” như đã nói ở trên, song quan điểm của ông Dần là “việc tồn tại của các xí nghiệp may "đen" là không thể chấp nhận vì cứ mỗi khi các cơ quan chức năng của Nga đi kiểm tra bắt bớ thì chịu hậu quả là người lao động”.
Tuy nhiên, giải quyết vấn đề này phải ở tầm của hai nhà nước vì từng bộ, từng ngành không thể làm được. Nếu không có sự phối hợp của hai Nhà nước thì không thể cải thiện được tình hình, ông Dần nói.