“Nô lệ lao động” Việt tại Nga: Doanh nghiệp nói gì?
Chủ của các xưởng may “đen” có nhu cầu tuyển dụng lao động Việt Nam gần như 100% là người Việt
Chủ của các xưởng may “đen” có nhu cầu tuyển dụng lao động Việt Nam gần như 100% là người Việt.
Ông Nguyễn Xuân Vui, Tổng giám đốc Công ty Dịch vụ và Thương mại hàng không (Airseco), một trong những doanh nghiệp đang khai thác thị trường Nga đã cho biết như vậy, sau khi chuyện hàng chục nghìn người Việt Nam đang phải sống cảnh "nô lệ lao động" tại các xí nghiệp may "đen" ở Liên bang Nga, mới đây được phản ánh trên VnEconomy.
Khác với ý kiến của đại diện cơ quan quản lý Nhà nước về lao động ngoài nước, ông Vui cũng cho rằng so với nhiều thị trường khác, thị trường Nga cho thu nhập cao và ổn định hơn. Tuy nhiên, không nên đưa lao động đi làm xây dựng ở thị trường này.
"Thực chất Nga không phải là thị trường "đen tối" với lĩnh vực xuất khẩu lao động. Đặc biệt giữa hai nước đã ký hiệp định hợp tác lao động thì quyền và lợi ích của lao động cũng được Chính phủ hai nước bảo vệ hợp pháp", ông Vui nói.
Vậy ông nhìn nhận thế nào về hiện tượng lao động Việt phải sống chui lủi và được gọi là “nô lệ lao động” tại các xưởng may“đen”của Nga?
Các xí nghiệp may ở Liên bang Nga được phân thành hai loại là “đen” và “trắng”. “Trắng” là xí nghiệp của chính phủ và là những xí nghiệp hoạt động rõ ràng và hợp pháp. Tuy nhiên, các xí nghiệp này được cấp hạn ngạch tiếp nhận lao động nước ngoài không nhiều và họ rất ít tuyển dụng qua trung gian.
Phần lớn doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động Việt Nam là những xí nghiệp may nhỏ với quy mô từ vài chục máy đến hàng trăm máy, hoạt động dưới hình thức là xí nghiệp may “đen”.
Chủ của các xưởng may này gần như 100% là người Việt. Họ mua lại giấy phép của doanh nghiệp Nga để hoạt động và được tuyển lao động hợp pháp. Vì theo quy định của Liên bang Nga, chỉ có những pháp nhân có chỉ tiêu mới được mời và nhận lao động đến làm việc tại xí nghiệp của mình.Tuy nhiên, những giấy phép mà chủ các xưởng may “đen” mua được thường đã gần hết hạn. Khi doanh nghiệp Việt lo thủ tục đưa lao động sang đến nơi thì cũng là lúc giấy phép hết hạn.
Chính điều này đã dẫn đến cảnh người lao động khi nhập cảnh vào Nga là hợp pháp nhưng khi đi về nơi lao động (người sử dụng lao động) thì đã trở thành không hợp pháp. Vì không hợp pháp nên họ phải sống chui lủi và không được tiếp xúc với bên ngoài, như VnEconomy đã phản ánh.
Như vậy nghĩa là vẫn đang tồn tại những doanh nghiệp dịch vụ đưa cố tình đẩy lao động vào cảnh không hợp pháp nói trên?
Thực tế, hiện nay doanh nghiệp đưa lao động sang Nga chủ yếu “làm chui”.
“Làm chui” là bởi phần lớn doanh nghiệp xuất khẩu lao động trong nước ký hợp đồng với trung gian hoặc chủ sử dụng là người Việt tại Nga mà không cần khảo sát thực tế. Nhiều doanh nghiệp đã liên kết việc làm ở Nga thông qua người nhà hoặc bạn bè. Thậm chí nhiều doanh nghiệp sau khi đưa lao động sang Nga cũng không biết số lao động của mình sẽ vào làm việc cho xí nghiệp “đen” hay xí nghiệp “trắng”. Trong trường hợp này, lao động là người không biết và bị lừa, tuy nhiên, cũng có những doanh nghiệp dịch vụ cũng bị lừa.
Vậy doanh nghiệp có cách nào để tránh bị lừa? Cơ quan quản lý nhà nước về lao động có cảnh báo gì với doanh nghiệp sau khi hiện tượng “nô lệ lao động” xuất hiện tại thị trường Nga không, thưa ông?
Từ trước đến nay, khai thác thị trường là việc của doanh nghiệp, thành công hay thất bại là doanh nghiệp phải chịu. Cơ quan quản lý chỉ quản lý và thẩm định đơn hàng sau khi đã được doanh nghiệp khai thác. Tuy nhiên, cơ quan quản lý cũng không thể kiểm soát hết được vì hiện nay nhiều doanh nghiệp đưa lao động đi mà không cần sự thẩm định của cơ quan quản lý.
Với Airseco, riêng thị trường Nga chúng tôi có một điều kiện để tránh rủi ro là chỉ hợp tác với chủ sử dụng là người sở tại.
Ví dụ chúng tôi vừa ký với chủ sử dụng lao động Nga tuyển hàng trăm lao động sang làm việc cho nhà máy giầy Tambov với những điều khoản rất rõ ràng về mức lương (370 USD/tháng, nếu tính cả làm thêm giờ, thu nhập của lao động vào khoảng 600 USD/tháng) và về hạn ngạch visa.
Trong văn bản hợp tác với Airseco, ông Plyasko Macxim Sergeevich, Tổng giám đốc Tambov nói rõ, doanh nghiệp ông đã được cấp giấy phép tiếp nhận lao động nước ngoài từ ngày 18/4/2011 đến 18/4/2012. Theo luật pháp Nga, giấy phép tuyển dụng lao động chỉ được cấp trong vòng một năm, các năm tiếp theo chủ sử dụng được phép làm thủ tục gia hạn visa cho lao động nước ngoài mà họ không phải ra khỏi lãnh thổ Nga.
Điều đó chỉ áp dụng với các công ty, xí nghiệp hợp pháp của chính phủ. Trong khi đó, các xưởng may "đen" không được cấp giấy phép tiếp nhận lao động, lại càng không có quyền làm thủ tục gia hạn visa.
Nói như vậy, theo ông mặc dù có hiện tượng “nô lệ lao động” nhưng Liên bang Nga vẫn là một thị trường triển vọng?
Trong khi các thị trường tiếp nhận lao động nhập cư đang bị “bó” lại, thì Nga cũng là một thị trường triển vọng nếu được khai thác bài bản. Lao động cũng không nên ngại hay chê thị trường Nga.
Tuy nhiên, cơ quan quản lý nhà nước, cũng như các phương tiện truyền thông nên đưa ra nhiều khuyến cáo cho thị trường mà số lượng “nô lệ lao động” lên đến hàng chục nghìn người này.
Với người lao động, nên kiểm tra kỹ khâu visa và hợp đồng lao động. Đặc biệt không nên tin vào những lời hứa hẹn hay một mức lương hấp dẫn.
Hợp đồng phải được ký trực tiếp với chủ sử dụng là người Nga, không qua trung gian và phải có thẩm định của Cục Quản lý lao động ngoài nước và Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga.
Đối với những công ty có chức năng xuất khẩu lao động, phải có hợp đồng với các đối tác Nga, thông qua Cục Quản lý lao động ngoài nước, sau đó thông qua sự thẩm định của Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga. Khi cơ quan này thẩm định có đủ điều kiện về chỗ làm, ăn ở, sinh hoạt cho người lao động,doanh nghiệp mới cho người lao động sang làm việc.
Ngoài ra, thời tiết cũng là một vấn đề cần được chú ý khuyến cáo. Thời tiết Nga rất lạnh và khắc nghiệt. Vì vậy, cả doanh nghiệp và cơ quan quản lý nên ưu tiên cho những đơn hàng, hợp đồng đưa lao động làm trong nhà máy. Không nên đưa lao động đi làm xây dựng.
Ông Nguyễn Xuân Vui, Tổng giám đốc Công ty Dịch vụ và Thương mại hàng không (Airseco), một trong những doanh nghiệp đang khai thác thị trường Nga đã cho biết như vậy, sau khi chuyện hàng chục nghìn người Việt Nam đang phải sống cảnh "nô lệ lao động" tại các xí nghiệp may "đen" ở Liên bang Nga, mới đây được phản ánh trên VnEconomy.
Khác với ý kiến của đại diện cơ quan quản lý Nhà nước về lao động ngoài nước, ông Vui cũng cho rằng so với nhiều thị trường khác, thị trường Nga cho thu nhập cao và ổn định hơn. Tuy nhiên, không nên đưa lao động đi làm xây dựng ở thị trường này.
"Thực chất Nga không phải là thị trường "đen tối" với lĩnh vực xuất khẩu lao động. Đặc biệt giữa hai nước đã ký hiệp định hợp tác lao động thì quyền và lợi ích của lao động cũng được Chính phủ hai nước bảo vệ hợp pháp", ông Vui nói.
Vậy ông nhìn nhận thế nào về hiện tượng lao động Việt phải sống chui lủi và được gọi là “nô lệ lao động” tại các xưởng may“đen”của Nga?
Các xí nghiệp may ở Liên bang Nga được phân thành hai loại là “đen” và “trắng”. “Trắng” là xí nghiệp của chính phủ và là những xí nghiệp hoạt động rõ ràng và hợp pháp. Tuy nhiên, các xí nghiệp này được cấp hạn ngạch tiếp nhận lao động nước ngoài không nhiều và họ rất ít tuyển dụng qua trung gian.
Phần lớn doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động Việt Nam là những xí nghiệp may nhỏ với quy mô từ vài chục máy đến hàng trăm máy, hoạt động dưới hình thức là xí nghiệp may “đen”.
Chủ của các xưởng may này gần như 100% là người Việt. Họ mua lại giấy phép của doanh nghiệp Nga để hoạt động và được tuyển lao động hợp pháp. Vì theo quy định của Liên bang Nga, chỉ có những pháp nhân có chỉ tiêu mới được mời và nhận lao động đến làm việc tại xí nghiệp của mình.Tuy nhiên, những giấy phép mà chủ các xưởng may “đen” mua được thường đã gần hết hạn. Khi doanh nghiệp Việt lo thủ tục đưa lao động sang đến nơi thì cũng là lúc giấy phép hết hạn.
Chính điều này đã dẫn đến cảnh người lao động khi nhập cảnh vào Nga là hợp pháp nhưng khi đi về nơi lao động (người sử dụng lao động) thì đã trở thành không hợp pháp. Vì không hợp pháp nên họ phải sống chui lủi và không được tiếp xúc với bên ngoài, như VnEconomy đã phản ánh.
Như vậy nghĩa là vẫn đang tồn tại những doanh nghiệp dịch vụ đưa cố tình đẩy lao động vào cảnh không hợp pháp nói trên?
Thực tế, hiện nay doanh nghiệp đưa lao động sang Nga chủ yếu “làm chui”.
“Làm chui” là bởi phần lớn doanh nghiệp xuất khẩu lao động trong nước ký hợp đồng với trung gian hoặc chủ sử dụng là người Việt tại Nga mà không cần khảo sát thực tế. Nhiều doanh nghiệp đã liên kết việc làm ở Nga thông qua người nhà hoặc bạn bè. Thậm chí nhiều doanh nghiệp sau khi đưa lao động sang Nga cũng không biết số lao động của mình sẽ vào làm việc cho xí nghiệp “đen” hay xí nghiệp “trắng”. Trong trường hợp này, lao động là người không biết và bị lừa, tuy nhiên, cũng có những doanh nghiệp dịch vụ cũng bị lừa.
Vậy doanh nghiệp có cách nào để tránh bị lừa? Cơ quan quản lý nhà nước về lao động có cảnh báo gì với doanh nghiệp sau khi hiện tượng “nô lệ lao động” xuất hiện tại thị trường Nga không, thưa ông?
Từ trước đến nay, khai thác thị trường là việc của doanh nghiệp, thành công hay thất bại là doanh nghiệp phải chịu. Cơ quan quản lý chỉ quản lý và thẩm định đơn hàng sau khi đã được doanh nghiệp khai thác. Tuy nhiên, cơ quan quản lý cũng không thể kiểm soát hết được vì hiện nay nhiều doanh nghiệp đưa lao động đi mà không cần sự thẩm định của cơ quan quản lý.
Với Airseco, riêng thị trường Nga chúng tôi có một điều kiện để tránh rủi ro là chỉ hợp tác với chủ sử dụng là người sở tại.
Ví dụ chúng tôi vừa ký với chủ sử dụng lao động Nga tuyển hàng trăm lao động sang làm việc cho nhà máy giầy Tambov với những điều khoản rất rõ ràng về mức lương (370 USD/tháng, nếu tính cả làm thêm giờ, thu nhập của lao động vào khoảng 600 USD/tháng) và về hạn ngạch visa.
Trong văn bản hợp tác với Airseco, ông Plyasko Macxim Sergeevich, Tổng giám đốc Tambov nói rõ, doanh nghiệp ông đã được cấp giấy phép tiếp nhận lao động nước ngoài từ ngày 18/4/2011 đến 18/4/2012. Theo luật pháp Nga, giấy phép tuyển dụng lao động chỉ được cấp trong vòng một năm, các năm tiếp theo chủ sử dụng được phép làm thủ tục gia hạn visa cho lao động nước ngoài mà họ không phải ra khỏi lãnh thổ Nga.
Điều đó chỉ áp dụng với các công ty, xí nghiệp hợp pháp của chính phủ. Trong khi đó, các xưởng may "đen" không được cấp giấy phép tiếp nhận lao động, lại càng không có quyền làm thủ tục gia hạn visa.
Nói như vậy, theo ông mặc dù có hiện tượng “nô lệ lao động” nhưng Liên bang Nga vẫn là một thị trường triển vọng?
Trong khi các thị trường tiếp nhận lao động nhập cư đang bị “bó” lại, thì Nga cũng là một thị trường triển vọng nếu được khai thác bài bản. Lao động cũng không nên ngại hay chê thị trường Nga.
Tuy nhiên, cơ quan quản lý nhà nước, cũng như các phương tiện truyền thông nên đưa ra nhiều khuyến cáo cho thị trường mà số lượng “nô lệ lao động” lên đến hàng chục nghìn người này.
Với người lao động, nên kiểm tra kỹ khâu visa và hợp đồng lao động. Đặc biệt không nên tin vào những lời hứa hẹn hay một mức lương hấp dẫn.
Hợp đồng phải được ký trực tiếp với chủ sử dụng là người Nga, không qua trung gian và phải có thẩm định của Cục Quản lý lao động ngoài nước và Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga.
Đối với những công ty có chức năng xuất khẩu lao động, phải có hợp đồng với các đối tác Nga, thông qua Cục Quản lý lao động ngoài nước, sau đó thông qua sự thẩm định của Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga. Khi cơ quan này thẩm định có đủ điều kiện về chỗ làm, ăn ở, sinh hoạt cho người lao động,doanh nghiệp mới cho người lao động sang làm việc.
Ngoài ra, thời tiết cũng là một vấn đề cần được chú ý khuyến cáo. Thời tiết Nga rất lạnh và khắc nghiệt. Vì vậy, cả doanh nghiệp và cơ quan quản lý nên ưu tiên cho những đơn hàng, hợp đồng đưa lao động làm trong nhà máy. Không nên đưa lao động đi làm xây dựng.