Lập Ủy ban Quốc gia về tái cơ cấu kinh tế?
Nhiều đại biểu Quốc hội sốt ruột khi quá trình tái cơ cấu nền kinh tế diễn ra chậm chạp
Nợ xấu thực chất là bao nhiêu, tái cơ cấu nền kinh tế vì sao quá chậm?... Quan ngại về nhiều con số cụ thể của năm 2012 và chưa thể yên tâm về các giải pháp cho 2013 đến từ nhiều đại biểu ở nhiều vùng miền, tại phiên thảo luận tổ về kinh tế - xã hội của Quốc hội sáng 24/10.
Một số ý kiến nhấn mạnh, việc Thủ tướng nhận lỗi là điểm rất mới ở báo cáo của Chính phủ và cử tri rất kỳ vọng vào kết quả tự phê bình của Trung ương, song điều quan trọng hơn là các giải pháp để sửa lỗi.
Sốt ruột khi quá trình tái cơ cấu nền kinh tế diễn ra chậm chạp, nhiều đại biểu Quốc hội cũng cho rằng cần có giải pháp mạnh mẽ và hiệu quả hơn cho vấn đề rất lớn này.
Đại biểu Trần Du Lịch (Tp.HCM) đề nghị thành lập Ủy ban Quốc gia về tái cơ cấu nền kinh tế với trọng tâm giải quyết “tái cơ đầu tư, ngân hàng, và đặc biệt tái cơ cấu giải quyết nợ xấu”.
Đề nghị thành lập ủy ban tái cơ cấu nền kinh tế và trao cho ủy ban những quyền hạn đặc biệt cũng từng là nội dung được nêu tại một tài liệu do Ủy ban Kinh tế gửi đến Quốc hội một năm trước. Theo kiến nghị này, cần thành lập ủy ban tái cơ cấu do Thủ tướng Chính phủ làm chủ tịch và trong thành phần ủy ban phải có chuyên gia độc lập.
Đại biểu Lịch tại phiên thảo luận sáng nay cũng đề xuất ủy ban này sẽ do Thủ tướng Chính phủ đứng đầu, sẽ soạn thảo một chương trình tái cơ cấu toàn diện, đặc biệt chú trọng vào tái cơ cấu đầu tư, ngân hàng và tái cơ cấu giải quyết nợ xấu.
Quyết liệt giải quyết nợ xấu cũng là đề nghị tại nhiều tổ thảo luận khác với đề nghị công khai nợ xấu của từng ngân hàng, lĩnh vực, tạo niềm tin cho doanh nghiệp và nhân dân.
Báo cáo còn lạc quan
Báo cáo của Chính phủ trình bày tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 4 của Quốc hội khẳng định đã điều hành bám sát mục tiêu, nhiệm vụ, đạt và vượt 10 trên 15 chỉ tiêu kế hoạch. Lạm phát được kiềm chế, kinh tế vĩ mô chuyển biến theo hướng ổn định hơn, tăng trưởng quý sau cao hơn quý trước.
Nhận xét bức tranh kinh tế 2012 sáng sủa hơn 2011, qua báo cáo của Chính phủ, song đại biểu Lê Văn Lai (Quảng Nam) cho rằng cái “xấu” của năm trước là “xấu thật”, còn sáng của năm nay dường như lại có vấn đề ở chính các con số và yếu tố cấu thành nên bức tranh đó.
GDP quý sau tăng cao hơn quý trước, tình hình có chuyển biến tích cực, song nợ xấu gia tăng, tín dụng tăng trưởng thấp, thậm chí là âm, tồn kho lớn, bất động sản vẫn cứ tiếp tục đóng băng, doanh nghiệp đình đốn…, đại biểu Lai chỉ ra sự mâu thuẫn khiến cá nhân ông cảm thấy chưa thuyết phục.
Nhấn mạnh việc giảm lãi suất của 2012 là quyết định táo bạo, lẽ ra điều đó phải giúp doanh nghiệp tiếp cận vốn phải tốt hơn và đi liền theo đó tăng tưởng tín dụng phải cao hơn nhưng thực tế thì ngược lại, đại biểu Lai cho rằng đây là câu hỏi rất lớn, buộc đại biểu phải suy nghĩ.
"Những biểu hiện trên thuộc căn bệnh gì, cần bắt mạch đầy đủ xem thực trạng nền kinh tế năm 2012 là gì, đứng ở đâu", đại biểu Lai đề nghị.
"Với tư cách là chủ doanh nghiệp, tôi thấy tình hình kinh tế trong 9 tháng qua còn trầm trọng hơn so với báo cáo", đại biểu Nguyễn Minh Quang (Hà Nội) nhận xét.
"Cách viết báo cáo vẫn mang tính khẩu hiệu, cần có định lượng", đại biểu Bùi Thị An (Hà Nội) nêu nhận xét.
Góp ý nhiều, chưa thấy tiến triển
Ở các tổ thảo luận khác nhau, song không ít vị đại biểu nói rằng, thời điểm này năm trước, vẫn ở phòng họp này, đã góp ý rất nhiều điều, nhưng chưa nhìn thấy tiếp thu, chuyển biến.
Bộ máy quản lý vẫn quan liêu, trong khi tình hình đòi hỏi phải thay đổi, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (Tp.HCM) sốt ruột.
"Chúng tôi không thấy bộ ngành có quyết sách đột phá, biện pháp quyết liệt để đưa nền kinh tế vượt lên và cũng chưa thấy dẫn chứng nào cho thấy lời hứa của các bộ ngành được thực hiện", ông Nghĩa nói.
Còn đại biểu Nguyễn Đình Quyền (Hà Nội) thì nhận xét, qua nhiều năm thảo luận về kinh tế - xã hội, nhiều vấn đề đã cảnh báo, nhưng cảm giác là đóng góp vẫn đi vào "không khí".
“Ngay kỳ họp thứ hai, tôi đã góp ý là phải hoàn thiện hành lang pháp lý cho các tập đoàn kinh tế, cảnh báo về sự bội thực các ngân hàng, đầu tư dàn trải…, nhưng dường như chưa được tiếp thu, sửa chữa”, ông Quyền sốt ruột.
Nhấn mạnh tầm quan trọng của 5 chỉ tiêu không đạt của 2012, trong đó có con số giảm tỷ lệ hộ nghèo và tỷ lệ che phủ rừng, đại biểu Ngô Văn Minh (Quảng Nam) đặt vấn đề, cần làm thật rõ nguyên nhân vì sao không đạt 5 chỉ tiêu này.
Một số ý kiến nhấn mạnh, việc Thủ tướng nhận lỗi là điểm rất mới ở báo cáo của Chính phủ và cử tri rất kỳ vọng vào kết quả tự phê bình của Trung ương, song điều quan trọng hơn là các giải pháp để sửa lỗi.
Sốt ruột khi quá trình tái cơ cấu nền kinh tế diễn ra chậm chạp, nhiều đại biểu Quốc hội cũng cho rằng cần có giải pháp mạnh mẽ và hiệu quả hơn cho vấn đề rất lớn này.
Đại biểu Trần Du Lịch (Tp.HCM) đề nghị thành lập Ủy ban Quốc gia về tái cơ cấu nền kinh tế với trọng tâm giải quyết “tái cơ đầu tư, ngân hàng, và đặc biệt tái cơ cấu giải quyết nợ xấu”.
Đề nghị thành lập ủy ban tái cơ cấu nền kinh tế và trao cho ủy ban những quyền hạn đặc biệt cũng từng là nội dung được nêu tại một tài liệu do Ủy ban Kinh tế gửi đến Quốc hội một năm trước. Theo kiến nghị này, cần thành lập ủy ban tái cơ cấu do Thủ tướng Chính phủ làm chủ tịch và trong thành phần ủy ban phải có chuyên gia độc lập.
Với tư cách là chủ doanh nghiệp, tôi thấy tình hình kinh tế trong 9 tháng qua còn trầm trọng hơn so với báo cáo. Đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Quang (Hà Nội)
Đại biểu Lịch tại phiên thảo luận sáng nay cũng đề xuất ủy ban này sẽ do Thủ tướng Chính phủ đứng đầu, sẽ soạn thảo một chương trình tái cơ cấu toàn diện, đặc biệt chú trọng vào tái cơ cấu đầu tư, ngân hàng và tái cơ cấu giải quyết nợ xấu.
Quyết liệt giải quyết nợ xấu cũng là đề nghị tại nhiều tổ thảo luận khác với đề nghị công khai nợ xấu của từng ngân hàng, lĩnh vực, tạo niềm tin cho doanh nghiệp và nhân dân.
Báo cáo còn lạc quan
Báo cáo của Chính phủ trình bày tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 4 của Quốc hội khẳng định đã điều hành bám sát mục tiêu, nhiệm vụ, đạt và vượt 10 trên 15 chỉ tiêu kế hoạch. Lạm phát được kiềm chế, kinh tế vĩ mô chuyển biến theo hướng ổn định hơn, tăng trưởng quý sau cao hơn quý trước.
Nhận xét bức tranh kinh tế 2012 sáng sủa hơn 2011, qua báo cáo của Chính phủ, song đại biểu Lê Văn Lai (Quảng Nam) cho rằng cái “xấu” của năm trước là “xấu thật”, còn sáng của năm nay dường như lại có vấn đề ở chính các con số và yếu tố cấu thành nên bức tranh đó.
GDP quý sau tăng cao hơn quý trước, tình hình có chuyển biến tích cực, song nợ xấu gia tăng, tín dụng tăng trưởng thấp, thậm chí là âm, tồn kho lớn, bất động sản vẫn cứ tiếp tục đóng băng, doanh nghiệp đình đốn…, đại biểu Lai chỉ ra sự mâu thuẫn khiến cá nhân ông cảm thấy chưa thuyết phục.
Nhấn mạnh việc giảm lãi suất của 2012 là quyết định táo bạo, lẽ ra điều đó phải giúp doanh nghiệp tiếp cận vốn phải tốt hơn và đi liền theo đó tăng tưởng tín dụng phải cao hơn nhưng thực tế thì ngược lại, đại biểu Lai cho rằng đây là câu hỏi rất lớn, buộc đại biểu phải suy nghĩ.
"Những biểu hiện trên thuộc căn bệnh gì, cần bắt mạch đầy đủ xem thực trạng nền kinh tế năm 2012 là gì, đứng ở đâu", đại biểu Lai đề nghị.
"Với tư cách là chủ doanh nghiệp, tôi thấy tình hình kinh tế trong 9 tháng qua còn trầm trọng hơn so với báo cáo", đại biểu Nguyễn Minh Quang (Hà Nội) nhận xét.
"Cách viết báo cáo vẫn mang tính khẩu hiệu, cần có định lượng", đại biểu Bùi Thị An (Hà Nội) nêu nhận xét.
Góp ý nhiều, chưa thấy tiến triển
Ở các tổ thảo luận khác nhau, song không ít vị đại biểu nói rằng, thời điểm này năm trước, vẫn ở phòng họp này, đã góp ý rất nhiều điều, nhưng chưa nhìn thấy tiếp thu, chuyển biến.
Bộ máy quản lý vẫn quan liêu, trong khi tình hình đòi hỏi phải thay đổi, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (Tp.HCM) sốt ruột.
Ngay kỳ họp thứ hai, tôi đã góp ý là phải hoàn thiện hành lang pháp lý cho các tập đoàn kinh tế, cảnh báo về sự bội thực các ngân hàng, đầu tư dàn trải…, nhưng dường như chưa được tiếp thu, sửa chữa. Đại biểu Quốc hội Nguyễn Đình Quyền (Hà Nội)
"Chúng tôi không thấy bộ ngành có quyết sách đột phá, biện pháp quyết liệt để đưa nền kinh tế vượt lên và cũng chưa thấy dẫn chứng nào cho thấy lời hứa của các bộ ngành được thực hiện", ông Nghĩa nói.
Còn đại biểu Nguyễn Đình Quyền (Hà Nội) thì nhận xét, qua nhiều năm thảo luận về kinh tế - xã hội, nhiều vấn đề đã cảnh báo, nhưng cảm giác là đóng góp vẫn đi vào "không khí".
“Ngay kỳ họp thứ hai, tôi đã góp ý là phải hoàn thiện hành lang pháp lý cho các tập đoàn kinh tế, cảnh báo về sự bội thực các ngân hàng, đầu tư dàn trải…, nhưng dường như chưa được tiếp thu, sửa chữa”, ông Quyền sốt ruột.
Nhấn mạnh tầm quan trọng của 5 chỉ tiêu không đạt của 2012, trong đó có con số giảm tỷ lệ hộ nghèo và tỷ lệ che phủ rừng, đại biểu Ngô Văn Minh (Quảng Nam) đặt vấn đề, cần làm thật rõ nguyên nhân vì sao không đạt 5 chỉ tiêu này.