Tăng trưởng kinh tế đang “chuyển biến tích cực”
Dự kiến có 10/15 chỉ tiêu có triển vọng về đích, tăng trưởng GDP cả năm ước đạt 5,2%
Sau rất nhiều dự báo trong lo âu nhiều hơn lạc quan, bức tranh kinh tế 2012 - một năm chất chồng khó khăn - cũng đã dần rõ nét ở bản báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại phiên họp của Ủy ban Kinh tế Quốc hội sáng nay (10/10).
Nhận định được đưa ra tại đây là “tình hình kinh tế - xã hội đã có những chuyển biến tích cực, đúng hướng”, với những điểm sáng như lãi suất tín dụng giảm, tỷ giá cơ bản ổn định, dự trữ ngoại hối tăng, chỉ số tồn kho giảm dần…
Trong số 15 chỉ tiêu được Quốc hội quyết định trong kế hoạch năm 2012, có 5 chỉ tiêu dự kiến sẽ không chạm đích gồm: tăng trưởng GDP, tỷ lệ tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội, tạo việc làm, mức giảm tỷ lệ hộ nghèo và tỷ lệ che phủ rừng.
10 chỉ tiêu còn lại đều có triển vọng đạt và vượt kế hoạch.
GDP “rớt” hai năm liền
Ước thực hiện cả năm 5,2% so với 6-6,5% chỉ tiêu được “chốt”, tốc độ tăng GDP đã “rớt” hai năm liền, sau khi chỉ đạt 5,89% (chỉ tiêu là 7-7,5%) vào cuối năm 2011.
Kết quả này, có lẽ cũng không bất ngờ, khi ngay tại kỳ họp Quốc hội giữa năm 2012, việc khó đạt mục tiêu tăng trưởng cũng đã được đặt ra tại báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế, khi GDP quý 1 chỉ tăng ở mức 4%.
Cũng tại đây, ở phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh, một số vị đại biểu đã đặt vấn đề cơ sở khoa học về dự báo GDP cả năm 2012 có thể đạt từ 5,5 - 6% của Bộ trưởng.
"Nếu không đạt được mức độ tăng trưởng 6% thì nền kinh tế dù có thể giảm được lạm phát chút ít nhưng sẽ để lại hậu quả rất lớn cho công ăn việc làm, nhiều doanh nghiệp giải thể, kinh tế không phát triển, những vấn đề an sinh xã hội sẽ không giải quyết được, cho nên mức tối thiểu phải là 6%", Bộ trưởng Vinh khi đó đã giải thích như vậy.
Và, ông quả quyết rằng "chỉ tiêu đó không có gì là quá xa, nếu chúng ta biết kích cầu biện pháp về tài chính, kinh tế, nới lỏng có mức độ hợp lý và có những biện pháp quyết liệt".
Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng khẳng định, Chính phủ phấn đấu mức tăng GDP năm 2012 đạt khoảng 6%, lạm phát 7 - 8%.
Đặt trong tổng thể quá trình tái cơ cấu nền kinh tế mà 2012 mới là bước khởi đầu, không ít vị đại biểu Quốc hội lo ngại rằng, nếu cả hai năm 2001 và 2012 đều không chạm mốc tăng trưởng 6% thì chỉ tiêu tăng GDP khoảng 6,5 - 7% cho giai đoạn 2011 - 2015 liệu có thể thành hiện thực?
Nay, lạm phát được dự báo cho cả năm khoảng 8%, nhưng tăng trưởng chỉ 5,2%.
“Tốc độ tăng trưởng kinh tế mặc dù không đạt kế hoạch đề ra, nhưng xét về động thái đang có chuyển biến tích cực, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển ổn định trong các năm sau”, báo cáo do Bộ trưởng Bùi Quang Vinh ký, nêu rõ.
Tham nhũng diễn biến phức tạp
Luôn xuất hiện ở phần tồn tại, hạn chế, tham nhũng ở báo cáo của Chính phủ tại kỳ họp Quốc hội giữa năm nay được đánh giá là "vẫn còn nghiêm trọng với những biểu hiện tinh vi, phức tạp xảy ra trên nhiều lĩnh vực".
Còn, tại báo cáo này, nhận định được đưa ra là những yếu kém của bộ máy quản lý nhà nước các cấp trong tổ chức, triển khai thực hiện chính sách thiếu đồng bộ; việc chấp hành chính sách, pháp luật, kỷ luật, kỷ cương không được thực hiện nghiêm nhưng chưa được xử lý triệt để, làm giảm hiệu lực của pháp luật và hiệu quả của bộ máy quản lý nhà nước. Tình trạng sách nhiễu, lợi dụng chức quyền, tham nhũng... trong bộ máy nhà nước còn diễn biến phức tạp, ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện các mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra.
Bản báo cáo cũng quan ngại kinh tế vĩ mô chưa thật sự ổn định vững chắc, vẫn còn nguy cơ lạm phát cao trở lại. Tổng dư nợ tín dụng tăng thấp hơn nhiều so với mục tiêu đề ra và chênh lệch lớn so với tốc độ tăng huy động vốn. Tình trạng nợ xấu của hệ thống ngân hàng chậm được giải quyết...
Ở các giải pháp chủ yếu cần tập trung thực hiện từ nay đến cuối năm, báo cáo nêu rõ việc chủ động điều hành kiềm chế lạm phát khoảng 8%, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý và bảo đảm thực hiện các mục tiêu an sinh xã hội.
Nhận định được đưa ra tại đây là “tình hình kinh tế - xã hội đã có những chuyển biến tích cực, đúng hướng”, với những điểm sáng như lãi suất tín dụng giảm, tỷ giá cơ bản ổn định, dự trữ ngoại hối tăng, chỉ số tồn kho giảm dần…
Trong số 15 chỉ tiêu được Quốc hội quyết định trong kế hoạch năm 2012, có 5 chỉ tiêu dự kiến sẽ không chạm đích gồm: tăng trưởng GDP, tỷ lệ tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội, tạo việc làm, mức giảm tỷ lệ hộ nghèo và tỷ lệ che phủ rừng.
10 chỉ tiêu còn lại đều có triển vọng đạt và vượt kế hoạch.
GDP “rớt” hai năm liền
Ước thực hiện cả năm 5,2% so với 6-6,5% chỉ tiêu được “chốt”, tốc độ tăng GDP đã “rớt” hai năm liền, sau khi chỉ đạt 5,89% (chỉ tiêu là 7-7,5%) vào cuối năm 2011.
Kết quả này, có lẽ cũng không bất ngờ, khi ngay tại kỳ họp Quốc hội giữa năm 2012, việc khó đạt mục tiêu tăng trưởng cũng đã được đặt ra tại báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế, khi GDP quý 1 chỉ tăng ở mức 4%.
Cũng tại đây, ở phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh, một số vị đại biểu đã đặt vấn đề cơ sở khoa học về dự báo GDP cả năm 2012 có thể đạt từ 5,5 - 6% của Bộ trưởng.
"Nếu không đạt được mức độ tăng trưởng 6% thì nền kinh tế dù có thể giảm được lạm phát chút ít nhưng sẽ để lại hậu quả rất lớn cho công ăn việc làm, nhiều doanh nghiệp giải thể, kinh tế không phát triển, những vấn đề an sinh xã hội sẽ không giải quyết được, cho nên mức tối thiểu phải là 6%", Bộ trưởng Vinh khi đó đã giải thích như vậy.
Và, ông quả quyết rằng "chỉ tiêu đó không có gì là quá xa, nếu chúng ta biết kích cầu biện pháp về tài chính, kinh tế, nới lỏng có mức độ hợp lý và có những biện pháp quyết liệt".
Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng khẳng định, Chính phủ phấn đấu mức tăng GDP năm 2012 đạt khoảng 6%, lạm phát 7 - 8%.
Đặt trong tổng thể quá trình tái cơ cấu nền kinh tế mà 2012 mới là bước khởi đầu, không ít vị đại biểu Quốc hội lo ngại rằng, nếu cả hai năm 2001 và 2012 đều không chạm mốc tăng trưởng 6% thì chỉ tiêu tăng GDP khoảng 6,5 - 7% cho giai đoạn 2011 - 2015 liệu có thể thành hiện thực?
Nay, lạm phát được dự báo cho cả năm khoảng 8%, nhưng tăng trưởng chỉ 5,2%.
“Tốc độ tăng trưởng kinh tế mặc dù không đạt kế hoạch đề ra, nhưng xét về động thái đang có chuyển biến tích cực, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển ổn định trong các năm sau”, báo cáo do Bộ trưởng Bùi Quang Vinh ký, nêu rõ.
Tham nhũng diễn biến phức tạp
Luôn xuất hiện ở phần tồn tại, hạn chế, tham nhũng ở báo cáo của Chính phủ tại kỳ họp Quốc hội giữa năm nay được đánh giá là "vẫn còn nghiêm trọng với những biểu hiện tinh vi, phức tạp xảy ra trên nhiều lĩnh vực".
Còn, tại báo cáo này, nhận định được đưa ra là những yếu kém của bộ máy quản lý nhà nước các cấp trong tổ chức, triển khai thực hiện chính sách thiếu đồng bộ; việc chấp hành chính sách, pháp luật, kỷ luật, kỷ cương không được thực hiện nghiêm nhưng chưa được xử lý triệt để, làm giảm hiệu lực của pháp luật và hiệu quả của bộ máy quản lý nhà nước. Tình trạng sách nhiễu, lợi dụng chức quyền, tham nhũng... trong bộ máy nhà nước còn diễn biến phức tạp, ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện các mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra.
Bản báo cáo cũng quan ngại kinh tế vĩ mô chưa thật sự ổn định vững chắc, vẫn còn nguy cơ lạm phát cao trở lại. Tổng dư nợ tín dụng tăng thấp hơn nhiều so với mục tiêu đề ra và chênh lệch lớn so với tốc độ tăng huy động vốn. Tình trạng nợ xấu của hệ thống ngân hàng chậm được giải quyết...
Ở các giải pháp chủ yếu cần tập trung thực hiện từ nay đến cuối năm, báo cáo nêu rõ việc chủ động điều hành kiềm chế lạm phát khoảng 8%, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý và bảo đảm thực hiện các mục tiêu an sinh xã hội.