“Liệu pháp mới” chống găm hàng, đầu cơ
Một đề án mới của Bộ Công Thương đã đưa ra mục tiêu phát triển ba hệ thống phân phối hàng hóa chủ lực
Một đề án mới của Bộ Công Thương đã đưa ra mục tiêu phát triển ba hệ thống phân phối hàng hóa chủ lực.
Theo ông Hoàng Thọ Xuân, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương), dự thảo đề án về giải pháp tăng cường quản lý Nhà nước đối với các hệ thống phân phối trên thị trường bán lẻ mà Bộ Công thương vừa hoàn thành, có thể được xem là “liệu pháp mới” để tổ chức lại hệ thống phân phối, chống găm hàng, đầu cơ, đặc biệt là với các mặt hàng thiết yếu.
Theo ông Xuân, với đề án này, Bộ Công thương sẽ kiến nghị củng cố và phát triển ba hệ thống chủ lực: hệ thống phân phối hàng hóa vật tư chiến lược như xăng dầu, phân bón, thép, xi măng; hệ thống phân phối các mặt hàng lương thực thực phẩm và hệ thống phân phối tổng hợp các mặt hàng tiêu dùng.
Cụ thể, theo đề án, với mặt hàng xăng dầu sẽ phát triển đồng thời hai mạng lưới bán lẻ, một trực thuộc hệ thống phân phối của tổng công ty và một của hệ thống tổng đại lý để làm mạng lưới chủ lực chi phối mạng lưới bán lẻ xăng dầu. Đồng thời mở rộng mạng lưới các cửa hàng bán lẻ trực thuộc xí nghiệp, chi nhánh của tổng công ty.
Trong đó, với mặt hàng sắt thép, xi măng, sẽ hướng Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam và Tổng công ty Thép phát triển phương thức bán thẳng cho các đơn vị sử dụng xi măng, sắt thép với khối lượng lớn, tránh qua nhiều khâu trung gian có thể tạo giá, sốt ảo. Bên cạnh đó, sẽ đẩy mạnh phát triển hệ thống đại lý bán hàng cho các công ty thành viên trực thuộc tổng công ty.
Đối với mặt hàng lương thực, toàn bộ các hoạt động kinh doanh của công ty (chi nhánh, xí nghiệp) sẽ được đặt dưới sự quản lý điều hành và kiểm soát của Tổng công ty Lương thực miền Bắc và Tổng công ty Lương thực miền Nam. Tại địa bàn nông thôn, sẽ khuyến khích phát triển mô hình hợp tác xã đa năng, kinh doanh dịch vụ tổng hợp; với các doanh nghiệp phân phối lớn, phát triển thêm hệ thống chân rết, cải biến các cửa hàng bán lẻ truyền thống thành các cửa hàng tiện ích làm cơ sở cho hệ thống bán lẻ hiện đại, chuyên nghiệp…
“Sau khi Bộ Công Thương lấy ý kiến của các tập đoàn, tổng công ty, các bộ ngành, địa phương, tổng hợp lại trình Chính phủ, đề án này sẽ đi vào thực tế”, ông Xuân nói.
Theo ông Hoàng Thọ Xuân, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương), dự thảo đề án về giải pháp tăng cường quản lý Nhà nước đối với các hệ thống phân phối trên thị trường bán lẻ mà Bộ Công thương vừa hoàn thành, có thể được xem là “liệu pháp mới” để tổ chức lại hệ thống phân phối, chống găm hàng, đầu cơ, đặc biệt là với các mặt hàng thiết yếu.
Theo ông Xuân, với đề án này, Bộ Công thương sẽ kiến nghị củng cố và phát triển ba hệ thống chủ lực: hệ thống phân phối hàng hóa vật tư chiến lược như xăng dầu, phân bón, thép, xi măng; hệ thống phân phối các mặt hàng lương thực thực phẩm và hệ thống phân phối tổng hợp các mặt hàng tiêu dùng.
Cụ thể, theo đề án, với mặt hàng xăng dầu sẽ phát triển đồng thời hai mạng lưới bán lẻ, một trực thuộc hệ thống phân phối của tổng công ty và một của hệ thống tổng đại lý để làm mạng lưới chủ lực chi phối mạng lưới bán lẻ xăng dầu. Đồng thời mở rộng mạng lưới các cửa hàng bán lẻ trực thuộc xí nghiệp, chi nhánh của tổng công ty.
Trong đó, với mặt hàng sắt thép, xi măng, sẽ hướng Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam và Tổng công ty Thép phát triển phương thức bán thẳng cho các đơn vị sử dụng xi măng, sắt thép với khối lượng lớn, tránh qua nhiều khâu trung gian có thể tạo giá, sốt ảo. Bên cạnh đó, sẽ đẩy mạnh phát triển hệ thống đại lý bán hàng cho các công ty thành viên trực thuộc tổng công ty.
Đối với mặt hàng lương thực, toàn bộ các hoạt động kinh doanh của công ty (chi nhánh, xí nghiệp) sẽ được đặt dưới sự quản lý điều hành và kiểm soát của Tổng công ty Lương thực miền Bắc và Tổng công ty Lương thực miền Nam. Tại địa bàn nông thôn, sẽ khuyến khích phát triển mô hình hợp tác xã đa năng, kinh doanh dịch vụ tổng hợp; với các doanh nghiệp phân phối lớn, phát triển thêm hệ thống chân rết, cải biến các cửa hàng bán lẻ truyền thống thành các cửa hàng tiện ích làm cơ sở cho hệ thống bán lẻ hiện đại, chuyên nghiệp…
“Sau khi Bộ Công Thương lấy ý kiến của các tập đoàn, tổng công ty, các bộ ngành, địa phương, tổng hợp lại trình Chính phủ, đề án này sẽ đi vào thực tế”, ông Xuân nói.