Lo lắng chống tham nhũng
“Tham nhũng” có lẽ là cụm từ được nhắc đến với sắc thái cảm xúc đa dạng nhất tại nghị trường trong tuần qua
“Tham nhũng” có lẽ là cụm từ được nhắc đến với sắc thái cảm xúc đa dạng nhất tại nghị trường trong tuần qua.
Xuất hiện tại hầu hết các ý kiến trong thời gian một ngày rưỡi Quốc hội “mổ xẻ” các báo cáo về công tác tư pháp là những bức xúc, hoài nghi, sốt ruột… về tham nhũng.
Và “hết sức khó xử lý”, “đại biểu cần thông cảm”… là những điều được nhấn mạnh trong phát biểu của cả Bộ trưởng Bộ Công An, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao.
Dành trọn 7 phút (thời gian tối đa được phát biểu) chỉ để thảo luận về loại tội phạm “thuộc hàng nguy hiểm nhất hiện nay là tham nhũng”, đại biểu Nguyễn Minh Thuyết thốt lên rằng “tôi rất là ngạc nhiên” khi bản báo cáo dài hơn 15 trang của Chính phủ chỉ dành vẻn vẹn 7,5 dòng cho cuộc đấu tranh chống “giặc nội xâm” này.
Theo ông Thuyết, quan trọng nhất để bảo vệ chế độ là lòng dân. “Về mặt lý thuyết, chúng ta nhận thức chuyện này rất tốt, có thế trận lòng dân. Nhưng nếu chúng ta không chống được tham nhũng, không quyết tâm chống tham nhũng, để nhân dân giảm lòng tin thì lúc đó, các thế lực bên ngoài sẽ có điều kiện thuận lợi để kết hợp với những người bất mãn bên trong để âm mưu chống phá chế độ”, ông nói.
Về công tác xét xử, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội và rất nhiều vị đại biểu Quốc hội đều “không thể yên tâm” về tỷ lệ án treo trong các vụ án tham nhũng. Đại biểu Đặng Văn Xướng nói: "Án treo trong các vụ án tham nhũng quá nhiều, lúc khởi tố thì to như con voi, sau xử lý bé như con chuột. Nếu không làm mạnh sẽ khiến người dân hoài nghi về quyết tâm chống tham nhũng của chúng ta".
Còn đại biểu Phạm Quốc Anh, Chủ tịch Hội luật gia Việt Nam, lo ngại có khả năng “phong bì đi trước, án treo theo sau”. Vì “mối quan hệ giữa phong bì và án treo có hay không thì chưa biết nhưng rõ ràng, không có loại tội phạm nào được ưu ái cho treo nhiều như tham nhũng”.
Thừa nhận đấu tranh chống tham nhũng còn hạn chế so với thực tế, song Bộ trưởng Lê Hồng Anh giải thích, tội phạm tham nhũng là loại tội phạm "hết sức khó xử lý cũng như điều tra để tìm đủ chứng cứ nhằm truy tố theo pháp luật. Đối tượng phạm tội có chức vụ, trình độ và có sự thông đồng với các cơ quan chức năng nhà nước". Khó nữa là việc phân cấp quản lý, nên nhiều vụ phải xin ý kiến cấp có thẩm quyền trước khi xử lý.
Trả lời báo chí bên lề cuộc họp, Bộ trưởng Anh cũng nêu thực trạng: “Việc đấu tranh chống tham nhũng trong các tổ chức của mình cũng không quyết liệt, còn tình trạng e ngại, nể nang. Thực tế tôi cũng thấy chưa có vụ tham nhũng nào được phát hiện ngay ở chi bộ Đảng của cơ quan đó”.
Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Trương Hòa Bình phát biểu, qua kiểm tra cho thấy, nhiều trường hợp áp dụng hình phạt án treo không đúng, trong đó có trường hợp liên quan việc xét xử tội phạm tham nhũng. Nguyên nhân được xác định do thẩm phán áp dụng không đúng quy định của pháp luật, tuy nhiên "không tránh khỏi trường hợp vì tiêu cực mà thẩm phán áp dụng hình phạt án treo".
Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao Trần Quốc Vượng chia sẻ việc các đại biểu băn khoăn ở điểm "án treo" áp dụng với án tham nhũng nhiều quá - trên 30% số án tham nhũng - là chính đáng. Viện Kiểm sát cũng phát hiện những trường hợp tòa cho hưởng án treo không đúng và đã có kháng nghị bản án theo hướng tăng nặng hình phạt, tỉ lệ kháng nghị 50-55% số vụ án và nhiều vụ đã được tòa chấp nhận chuyển sang mức án phạt tù.
Liên quan đến vụ PCI, Viện trưởng Vượng cho rằng: "Đại biểu sốt ruột cũng đúng thôi nhưng phải thông cảm với các cơ quan tư pháp chúng tôi. Sắp tới sẽ tiến hành các bước tiếp theo và chúng tôi sẽ báo cáo với Quốc hội sau".
Tại kỳ họp này, bên cạnh báo cáo của Chính phủ về công tác phòng chống tham nhũng và báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tư pháp, đại biểu còn nhận được báo cáo giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về công tác này.
Và, khi thảo luận về tình hình kinh tế xã hội, không ít vị đại biểu đã tỏ ra hết sức lo lắng về tốc độ chuyển biến của công tác phòng chống tham nhũng.
Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, đại biểu Lê Thị Nga chia sẻ: "Tôi có ý kiến hỏi Thanh tra Chính phủ là tại sao luật có từ năm 2005, sau 4 năm thực hiện mà năm nào cũng bảo là "đạt được kết quả bước đầu" mà không thấy có bước thứ hai?".
Xuất hiện tại hầu hết các ý kiến trong thời gian một ngày rưỡi Quốc hội “mổ xẻ” các báo cáo về công tác tư pháp là những bức xúc, hoài nghi, sốt ruột… về tham nhũng.
Và “hết sức khó xử lý”, “đại biểu cần thông cảm”… là những điều được nhấn mạnh trong phát biểu của cả Bộ trưởng Bộ Công An, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao.
Dành trọn 7 phút (thời gian tối đa được phát biểu) chỉ để thảo luận về loại tội phạm “thuộc hàng nguy hiểm nhất hiện nay là tham nhũng”, đại biểu Nguyễn Minh Thuyết thốt lên rằng “tôi rất là ngạc nhiên” khi bản báo cáo dài hơn 15 trang của Chính phủ chỉ dành vẻn vẹn 7,5 dòng cho cuộc đấu tranh chống “giặc nội xâm” này.
Theo ông Thuyết, quan trọng nhất để bảo vệ chế độ là lòng dân. “Về mặt lý thuyết, chúng ta nhận thức chuyện này rất tốt, có thế trận lòng dân. Nhưng nếu chúng ta không chống được tham nhũng, không quyết tâm chống tham nhũng, để nhân dân giảm lòng tin thì lúc đó, các thế lực bên ngoài sẽ có điều kiện thuận lợi để kết hợp với những người bất mãn bên trong để âm mưu chống phá chế độ”, ông nói.
Về công tác xét xử, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội và rất nhiều vị đại biểu Quốc hội đều “không thể yên tâm” về tỷ lệ án treo trong các vụ án tham nhũng. Đại biểu Đặng Văn Xướng nói: "Án treo trong các vụ án tham nhũng quá nhiều, lúc khởi tố thì to như con voi, sau xử lý bé như con chuột. Nếu không làm mạnh sẽ khiến người dân hoài nghi về quyết tâm chống tham nhũng của chúng ta".
Còn đại biểu Phạm Quốc Anh, Chủ tịch Hội luật gia Việt Nam, lo ngại có khả năng “phong bì đi trước, án treo theo sau”. Vì “mối quan hệ giữa phong bì và án treo có hay không thì chưa biết nhưng rõ ràng, không có loại tội phạm nào được ưu ái cho treo nhiều như tham nhũng”.
Thừa nhận đấu tranh chống tham nhũng còn hạn chế so với thực tế, song Bộ trưởng Lê Hồng Anh giải thích, tội phạm tham nhũng là loại tội phạm "hết sức khó xử lý cũng như điều tra để tìm đủ chứng cứ nhằm truy tố theo pháp luật. Đối tượng phạm tội có chức vụ, trình độ và có sự thông đồng với các cơ quan chức năng nhà nước". Khó nữa là việc phân cấp quản lý, nên nhiều vụ phải xin ý kiến cấp có thẩm quyền trước khi xử lý.
Trả lời báo chí bên lề cuộc họp, Bộ trưởng Anh cũng nêu thực trạng: “Việc đấu tranh chống tham nhũng trong các tổ chức của mình cũng không quyết liệt, còn tình trạng e ngại, nể nang. Thực tế tôi cũng thấy chưa có vụ tham nhũng nào được phát hiện ngay ở chi bộ Đảng của cơ quan đó”.
Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Trương Hòa Bình phát biểu, qua kiểm tra cho thấy, nhiều trường hợp áp dụng hình phạt án treo không đúng, trong đó có trường hợp liên quan việc xét xử tội phạm tham nhũng. Nguyên nhân được xác định do thẩm phán áp dụng không đúng quy định của pháp luật, tuy nhiên "không tránh khỏi trường hợp vì tiêu cực mà thẩm phán áp dụng hình phạt án treo".
Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao Trần Quốc Vượng chia sẻ việc các đại biểu băn khoăn ở điểm "án treo" áp dụng với án tham nhũng nhiều quá - trên 30% số án tham nhũng - là chính đáng. Viện Kiểm sát cũng phát hiện những trường hợp tòa cho hưởng án treo không đúng và đã có kháng nghị bản án theo hướng tăng nặng hình phạt, tỉ lệ kháng nghị 50-55% số vụ án và nhiều vụ đã được tòa chấp nhận chuyển sang mức án phạt tù.
Liên quan đến vụ PCI, Viện trưởng Vượng cho rằng: "Đại biểu sốt ruột cũng đúng thôi nhưng phải thông cảm với các cơ quan tư pháp chúng tôi. Sắp tới sẽ tiến hành các bước tiếp theo và chúng tôi sẽ báo cáo với Quốc hội sau".
Tại kỳ họp này, bên cạnh báo cáo của Chính phủ về công tác phòng chống tham nhũng và báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tư pháp, đại biểu còn nhận được báo cáo giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về công tác này.
Và, khi thảo luận về tình hình kinh tế xã hội, không ít vị đại biểu đã tỏ ra hết sức lo lắng về tốc độ chuyển biến của công tác phòng chống tham nhũng.
Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, đại biểu Lê Thị Nga chia sẻ: "Tôi có ý kiến hỏi Thanh tra Chính phủ là tại sao luật có từ năm 2005, sau 4 năm thực hiện mà năm nào cũng bảo là "đạt được kết quả bước đầu" mà không thấy có bước thứ hai?".