Lo thu ngân sách... “quá trớn”!
Ủy ban Tài chính - Ngân sách "phê" việc chi ngân sách vượt dự toán làm giảm hiệu quả chống lạm phát
Theo phân tích của nhiều chuyên gia kinh tế và cả các cơ quan chuyên môn của Quốc hội, ngay từ bây giờ, việc tái cơ cấu thu chi ngân sách cần phải được làm quyết liệt, và bắt đầu từ giảm thu để giảm chi.
Trên diễn đàn Quốc hội, chuyện “tiêu tiền” luôn luôn được đưa ra thảo luận cùng với không ít quan ngại về kỷ luật tài chính, khi năm nào cũng có những địa chỉ cụ thể về sai phạm, lãng phí trong lĩnh vực này được “điểm danh”.
Tuy nhiên, ở bối cảnh nền kinh tế hiện nay, khi các chỉ số vĩ mô đang được cho là “còn lâu mới có thể ổn định” thì lo ngại còn đến từ con số vượt thu cao, một phần do tỷ lệ động viên so với GDP “đang cao nhất thế giới”, theo nhận xét của nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính trị thế giới Võ Đại Lược.
Con số có lúc lên đến 28% ở tỷ lệ này cũng được Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên dẫn ra, để minh chứng cho sự lo lắng về việc thu ngân sách “quá trớn".
Nhiều ý kiến khác cũng cho rằng, tỷ lệ động viên so với GDP, trong bối cảnh lạm phát luôn ở mức chót vót của Việt Nam hiện đang được cho là quá cao. Khi, tại Thái Lan, Trung Quốc và Malaysia tỷ lệ này vào khoảng 15%, Philippin khoảng trên dưới 13%, Indonesia là 12%, một số nước có tỷ lệ này rất thấp như Ấn Độ thì chỉ khoảng 7-8%.
Nhiều chuyên gia kinh tế, tài chính đều cho rằng, nhất thiết phải giảm tỷ lệ động viên vào ngân sách xuống dưới 20%.
Xem xét kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội 5 năm 2011 -2015 sẽ được trình Quốc hội quyết định tại kỳ họp tới đây, quan điểm của Ủy ban Tài chính - Ngân sách là mức huy động trên GDP nên bằng hoặc thấp hơn tỷ lệ huy động của giai đoạn trước, tăng thuế trực thu, giảm tỷ trọng thuế gián thu.
Ủy ban Kinh tế đã đề nghị Chính phủ hạ tỷ lệ huy động vào ngân sách từ 25% GDP xuống không quá 24% GDP/năm, theo dự kiến tại kế hoạch 5 năm.
Sự cần thiết phải tái cơ cấu thu ngân sách, theo phân tích của Ủy ban Kinh tế, còn ở chỗ, một số thống kê cho thấy cơ cấu thu không bền vững khi khoảng 2/3 nguồn thu ngân sách nhà nước hàng năm đến từ ba loại thuế là thuế giá trị gia tăng (23%), thuế thu nhập doanh nghiệp (30%) và thuế quan (tariff) thu từ hoạt động xuất nhập khẩu (13%).
Trong khi đó, cùng với lộ trình cắt giảm thuế theo cam kết WTO, các khoản thu từ xuất nhập khẩu sẽ đi xuống, trong khi thu từ bán nhà thuộc sở hữu nhà nước, chuyển quyền sử dụng đất, cổ phần hóa, dầu thô… là những nguồn thu hữu hạn.
Về kế hoạch tài chính cho giai đoạn 5 năm 2011 - 2015, Ủy ban Tài chính - Ngân sách cũng nêu rõ, ngân sách nhà nước thu không đủ chi, trong khi áp lực chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản, cho tăng lương và an sinh xã hội ngày càng cao.
Các khoản vay, bội chi và nợ công đang là những thách thức lớn cần được giải quyết để bảo đảm an ninh tài chính quốc gia, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển nhấn mạnh.
Bởi thế, không ít ý kiến cho rằng, phải “liệu cơm gắp mắm” chứ không thể chấp nhận nghịch lý là người dân và doanh nghiệp đều đang rất khó khăn, nhưng chi tiêu của các cơ quan Nhà nước chẳng hề giảm, thậm chí còn tăng.
Dẫn con số chi ngân sách vẫn vượt dự toán 9,7% (70.400 tỷ đồng) của năm nay, nhiều ý kiến tại Ủy ban Tài chính - Ngân sách cho rằng, với vai trò là một kênh kiềm chế lạm phát thì mức tăng chi này không góp phần nhiều vào kiềm chế lạm phát.
Đáng chú ý, chi đầu tư phát triển vẫn vượt dự toán và tăng 15,1% (23.000 tỷ đồng) là mức tăng khá lớn nếu đặt trong bối cảnh đang thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt, giảm đầu tư công.
Nhưng câu trả lời về nguyên nhân, nguồn tăng chi, thẩm quyền quyết định tăng chi đầu tư phát triển so với dự toán thì vẫn chưa có.
Dự báo khả năng thu của năm 2011 sẽ cao hơn dự kiến của Chính phủ, có thể vượt 90.000 tỷ đồng so với dự toán, đa số ý kiến trong Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách cho rằng, việc giảm bội chi xuống mức 4,8% GDP (mức Chính phủ dự kiến là 4,9%) là có cơ sở.
Một số ý kiến khác đề nghị dành ít nhất 30% số vượt thu để giảm bội chi về mức 4,6 - 4,7%GDP ngay trong năm nay.
Trong trung hạn, cả Ủy ban Tài chính - Ngân sách và Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đều đề nghị xây dựng một khuôn khổ chi tiêu từ 3 đến 5 năm, cơ cấu lại chi ngân sách và xây dựng một trật tự ưu tiên trong lĩnh vực này.
Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đề nghị khống chế trần chi tiêu ngân sách không vượt quá 28,5% GDP, bao gồm cả chi từ nguồn trái phiếu Chính phủ và tăng chi cho dự trữ tài chính.
Để cơ cấu lại chi ngân sách một cách hiệu quả, các chuyên gia kinh tế độc lập và nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị mạnh mẽ việc giảm dần tỷ lệ đầu tư công đi đôi với tăng cường huy động nguồn lực từ các thành phần kinh tế, tăng đầu tư cho con người, đổi mới cơ chế tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công.
Một số thành viên Ủy ban Kinh tế cho rằng, tỷ trọng đầu tư từ nguồn vốn nhà nước trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội hiện nay là quá cao, dự kiến 5 năm 2011-2015 vẫn ở mức 37,5% trong khi hiệu quả đầu tư không cao. Do vậy, đề nghị cần kiên quyết giảm bội chi ngân sách nhà nước xuống 3-4% GDP trong kế hoạch 5 năm (Chính phủ dự kiến khoảng 4,5%).
Thể hiện quan điểm tiếp tục ưu tiên cho giáo dục, y tế, khoa học công nghệ…, song Chủ nhiệm Hiển nhấn mạnh ý kiến của cơ quan “gác cửa” ngân sách là không nên phân bổ cứng nhắc theo tỷ lệ mà phải phù hợp với yêu cầu phát triển của từng lĩnh vực.
“Cái bánh ngân sách chia bằng kẹp sắt rất khó, vì thế chỉ đưa ra quan điểm ưu tiên để tập trung nguồn vốn đang còn hạn hẹp”, ông Hiển phát biểu.
Còn có sự khác nhau chút ít với cơ quan thẩm tra về con số cụ thể, song Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cho biết, ở các cân đối lớn của kế hoạch 5 năm, cơ cấu thu sẽ chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các nguồn thu nội địa cùng với quá trình nâng cao chất lượng và hiệu quả của nền kinh tế; tỷ trọng thu thuế xuất khẩu và thu từ tài nguyên, dầu thô giảm dần xuống.
Cơ cấu chi ngân sách nhà nước dự kiến sẽ chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng chi đầu tư gắn với huy động các nguồn vốn của các thành phần kinh tế khác để xây dựng cơ sở hạ tầng. Tăng chi cho các mục tiêu phát triển nguồn nhân lực, khoa học công nghệ, an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, các lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, quốc phòng an ninh.
Trên diễn đàn Quốc hội, chuyện “tiêu tiền” luôn luôn được đưa ra thảo luận cùng với không ít quan ngại về kỷ luật tài chính, khi năm nào cũng có những địa chỉ cụ thể về sai phạm, lãng phí trong lĩnh vực này được “điểm danh”.
Tuy nhiên, ở bối cảnh nền kinh tế hiện nay, khi các chỉ số vĩ mô đang được cho là “còn lâu mới có thể ổn định” thì lo ngại còn đến từ con số vượt thu cao, một phần do tỷ lệ động viên so với GDP “đang cao nhất thế giới”, theo nhận xét của nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính trị thế giới Võ Đại Lược.
Con số có lúc lên đến 28% ở tỷ lệ này cũng được Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên dẫn ra, để minh chứng cho sự lo lắng về việc thu ngân sách “quá trớn".
Nhiều ý kiến khác cũng cho rằng, tỷ lệ động viên so với GDP, trong bối cảnh lạm phát luôn ở mức chót vót của Việt Nam hiện đang được cho là quá cao. Khi, tại Thái Lan, Trung Quốc và Malaysia tỷ lệ này vào khoảng 15%, Philippin khoảng trên dưới 13%, Indonesia là 12%, một số nước có tỷ lệ này rất thấp như Ấn Độ thì chỉ khoảng 7-8%.
Nhiều chuyên gia kinh tế, tài chính đều cho rằng, nhất thiết phải giảm tỷ lệ động viên vào ngân sách xuống dưới 20%.
Xem xét kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội 5 năm 2011 -2015 sẽ được trình Quốc hội quyết định tại kỳ họp tới đây, quan điểm của Ủy ban Tài chính - Ngân sách là mức huy động trên GDP nên bằng hoặc thấp hơn tỷ lệ huy động của giai đoạn trước, tăng thuế trực thu, giảm tỷ trọng thuế gián thu.
Ủy ban Kinh tế đã đề nghị Chính phủ hạ tỷ lệ huy động vào ngân sách từ 25% GDP xuống không quá 24% GDP/năm, theo dự kiến tại kế hoạch 5 năm.
Sự cần thiết phải tái cơ cấu thu ngân sách, theo phân tích của Ủy ban Kinh tế, còn ở chỗ, một số thống kê cho thấy cơ cấu thu không bền vững khi khoảng 2/3 nguồn thu ngân sách nhà nước hàng năm đến từ ba loại thuế là thuế giá trị gia tăng (23%), thuế thu nhập doanh nghiệp (30%) và thuế quan (tariff) thu từ hoạt động xuất nhập khẩu (13%).
Trong khi đó, cùng với lộ trình cắt giảm thuế theo cam kết WTO, các khoản thu từ xuất nhập khẩu sẽ đi xuống, trong khi thu từ bán nhà thuộc sở hữu nhà nước, chuyển quyền sử dụng đất, cổ phần hóa, dầu thô… là những nguồn thu hữu hạn.
Về kế hoạch tài chính cho giai đoạn 5 năm 2011 - 2015, Ủy ban Tài chính - Ngân sách cũng nêu rõ, ngân sách nhà nước thu không đủ chi, trong khi áp lực chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản, cho tăng lương và an sinh xã hội ngày càng cao.
Các khoản vay, bội chi và nợ công đang là những thách thức lớn cần được giải quyết để bảo đảm an ninh tài chính quốc gia, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển nhấn mạnh.
Bởi thế, không ít ý kiến cho rằng, phải “liệu cơm gắp mắm” chứ không thể chấp nhận nghịch lý là người dân và doanh nghiệp đều đang rất khó khăn, nhưng chi tiêu của các cơ quan Nhà nước chẳng hề giảm, thậm chí còn tăng.
Dẫn con số chi ngân sách vẫn vượt dự toán 9,7% (70.400 tỷ đồng) của năm nay, nhiều ý kiến tại Ủy ban Tài chính - Ngân sách cho rằng, với vai trò là một kênh kiềm chế lạm phát thì mức tăng chi này không góp phần nhiều vào kiềm chế lạm phát.
Đáng chú ý, chi đầu tư phát triển vẫn vượt dự toán và tăng 15,1% (23.000 tỷ đồng) là mức tăng khá lớn nếu đặt trong bối cảnh đang thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt, giảm đầu tư công.
Nhưng câu trả lời về nguyên nhân, nguồn tăng chi, thẩm quyền quyết định tăng chi đầu tư phát triển so với dự toán thì vẫn chưa có.
Dự báo khả năng thu của năm 2011 sẽ cao hơn dự kiến của Chính phủ, có thể vượt 90.000 tỷ đồng so với dự toán, đa số ý kiến trong Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách cho rằng, việc giảm bội chi xuống mức 4,8% GDP (mức Chính phủ dự kiến là 4,9%) là có cơ sở.
Một số ý kiến khác đề nghị dành ít nhất 30% số vượt thu để giảm bội chi về mức 4,6 - 4,7%GDP ngay trong năm nay.
Trong trung hạn, cả Ủy ban Tài chính - Ngân sách và Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đều đề nghị xây dựng một khuôn khổ chi tiêu từ 3 đến 5 năm, cơ cấu lại chi ngân sách và xây dựng một trật tự ưu tiên trong lĩnh vực này.
Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đề nghị khống chế trần chi tiêu ngân sách không vượt quá 28,5% GDP, bao gồm cả chi từ nguồn trái phiếu Chính phủ và tăng chi cho dự trữ tài chính.
Để cơ cấu lại chi ngân sách một cách hiệu quả, các chuyên gia kinh tế độc lập và nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị mạnh mẽ việc giảm dần tỷ lệ đầu tư công đi đôi với tăng cường huy động nguồn lực từ các thành phần kinh tế, tăng đầu tư cho con người, đổi mới cơ chế tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công.
Một số thành viên Ủy ban Kinh tế cho rằng, tỷ trọng đầu tư từ nguồn vốn nhà nước trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội hiện nay là quá cao, dự kiến 5 năm 2011-2015 vẫn ở mức 37,5% trong khi hiệu quả đầu tư không cao. Do vậy, đề nghị cần kiên quyết giảm bội chi ngân sách nhà nước xuống 3-4% GDP trong kế hoạch 5 năm (Chính phủ dự kiến khoảng 4,5%).
Thể hiện quan điểm tiếp tục ưu tiên cho giáo dục, y tế, khoa học công nghệ…, song Chủ nhiệm Hiển nhấn mạnh ý kiến của cơ quan “gác cửa” ngân sách là không nên phân bổ cứng nhắc theo tỷ lệ mà phải phù hợp với yêu cầu phát triển của từng lĩnh vực.
“Cái bánh ngân sách chia bằng kẹp sắt rất khó, vì thế chỉ đưa ra quan điểm ưu tiên để tập trung nguồn vốn đang còn hạn hẹp”, ông Hiển phát biểu.
Còn có sự khác nhau chút ít với cơ quan thẩm tra về con số cụ thể, song Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cho biết, ở các cân đối lớn của kế hoạch 5 năm, cơ cấu thu sẽ chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các nguồn thu nội địa cùng với quá trình nâng cao chất lượng và hiệu quả của nền kinh tế; tỷ trọng thu thuế xuất khẩu và thu từ tài nguyên, dầu thô giảm dần xuống.
Cơ cấu chi ngân sách nhà nước dự kiến sẽ chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng chi đầu tư gắn với huy động các nguồn vốn của các thành phần kinh tế khác để xây dựng cơ sở hạ tầng. Tăng chi cho các mục tiêu phát triển nguồn nhân lực, khoa học công nghệ, an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, các lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, quốc phòng an ninh.