Quyết toán ngân sách và những chuyện “biết rồi, khổ lắm…”
Ủy ban Thường vụ Quốc hội "phê" nhiều hạn chế trong quản lý điều hành ngân sách Nhà nước
Năm 2011, Kiểm toán Nhà nước vẫn tiếp tục kiểm toán việc thực hiện hỗ trợ lãi suất trong năm 2010 khi thực hiện kiểm toán tại các tổ chức tài chính, ngân hàng, Tổng Kiểm toán Nhà nước Vương Đình Huệ cho biết tại phiên họp thứ 41 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ngày 29/6.
Việc thực hiện chính sách cho vay hỗ trợ lãi suất là một trong những nội dung nằm trong kết quả kiểm toán năm 2010 về niên độ 2009, phục vụ cho việc quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2009 tại kỳ họp tới của Quốc hội.
Mang lại không ít kết quả tích cực, tuy nhiên, kết quả kiểm toán cho thấy, hướng dẫn thiếu chi tiết, chưa rõ ràng, cụ thể và không nhất quán đã gây khó khăn cho quá trình thực hiện cho vay hỗ trợ lãi suất.
Như, quy định hỗ trợ lãi suất chỉ thực hiện đối với các khoản vay để đầu tư phát triển mới phát triển sản xuất kinh doanh nhưng tiêu chí xác định dự án đầu tư mới có nhiều quan điểm khác nhau dẫn đến khó khăn và chậm trễ trong thực hiện.
Kiểm toán Nhà nước cũng cho rằng, việc hỗ trợ lãi suất cho vay mua máy móc thiết bị, vât tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và vật liệu xây dựng nhà ở khu vực nông thôn chưa đạt mục tiêu đề ra, khách hàng chưa tiếp cận được vốn vay.
“Một số tổ chức tín dụng cho vay hỗ trợ lãi suất chưa đúng quy định 258,742 tỷ đồng. Trong đó, Kiểm toán Nhà nước phát hiện 51,56 tỷ đồng, các tổ chức tín dụng tự kiểm tra phát hiện đến thời điểm kết thúc kiểm toán tại các đơn vị 207,286 tỷ đồng”, người đứng đầu Kiểm toán Nhà nước báo cáo.
Bên cạnh nội dung trên, kết quả kiểm toán còn chỉ ra không ít bất cập trong điều hành, quản lý ngân sách. Như dự toán một số nhiệm vụ chi lập thiếu cơ sở, bố trí vốn cho các dự án còn dàn trải, quản lý điều hành ngân sách chưa chặt chẽ và còn để xảy ra sai phạm, lãng phí…
Thẩm tra sơ bộ về quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2009, Ủy ban Tài chính – Ngân sách cũng chỉ rõ, tình trạng sử dụng ngân sách cho vay sai quy định, tạm ứng kéo dài vẫn còn xảy ra. Việc chấp hành các quy định về chi ngân sách nhà nước còn chưa tốt…
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Văn Thuận cho rằng những khuyết điểm được hai cơ quan nói trên nêu ra cho thấy thiếu sót một cách hệ thống trong quản lý ngân sách. “Đã hàng chục năm nay khuyết điểm dường như năm nào cũng giống năm nào, 2 nhiệm kỳ hoạt động Quốc hội tôi đều thấy như thế. Quản lý tiền của dân như thế này tôi thấy dường như chúng ta tự thỏa mãn và chấp nhận tồn tại như một điều biết rồi, khổ lắm nói mãi”, ông Thuận nói.
Theo Chủ nhiệm Thuận, “nếu không có giải pháp mạnh về mặt nhân sự, tổ chức thì kỷ luật về thu chi ngân sách, kỷ luật tài chính sẽ vẫn vậy”.
Đồng tình với nhiều đánh giá về mặt ưu điểm trong thu chi ngân sách, song Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan cũng chỉ ra nhiều hạn chế kéo dài là do xử lý sau thanh tra chưa nghiêm, số bị xử lý sau thanh tra còn rất ít.
“Tất cả sai phạm phải nêu hết, gạch đầu dòng hết mới xử lý được, chứ chúng ta cứ nói một số địa phương thế này, một số địa phương thế kia thì không thể xử lý được”, bà Doan nói.
Một ví dụ được Phó chủ tịch nhấn mạnh trong số rất nhiều sai phạm do nguyên nhân chủ quan là việc vay vốn hỗ trợ lãi suất sau đó cho vay lại để hưởng lợi, đã được Ủy ban Tài chính Ngân sách nêu trong báo cáo thẩm tra.
Điều hành chính sách tiền tệ khó lắm, chúng ta phải thông cảm với Nhà nước, nhưng những vấn đề đã phát hiện ở đây Chính phủ cần nghiêm khắc xử lý, bà Doan đề nghị.
Cho rằng chẳng có chính sách nào “mười phân vẹn mười” nhưng Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên cũng đề nghị cơ quan có thẩm quyền kiên quyết hơn, không thể để đồng tiền nhùng nhằng, chi tiêu không đúng.
Ông Kiên cũng yêu cầu các cơ quan chức năng tiếp thu các ý kiến xác đáng, tiếp tục cập nhật thông tin khách quan để hoàn thiện báo cáo quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2009 trình Quốc hội tại kỳ họp tới.
Tại dự thảo báo cáo trong phiên họp sáng nay, Chính phủ trình Quốc hội phê chuẩn quyết toán thu, chi ngân sách Nhà nước năm 2009 với: Tổng số thu cân đối ngân sách Nhà nước là 629.187 tỷ đồng. Tổng số chi cân đối ngân sách Nhà nước là 715.216 tỷ đồng. Bội chi ngân sách Nhà nước 114.442 tỷ đồng, bằng 6,9% GDP.
Việc thực hiện chính sách cho vay hỗ trợ lãi suất là một trong những nội dung nằm trong kết quả kiểm toán năm 2010 về niên độ 2009, phục vụ cho việc quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2009 tại kỳ họp tới của Quốc hội.
Mang lại không ít kết quả tích cực, tuy nhiên, kết quả kiểm toán cho thấy, hướng dẫn thiếu chi tiết, chưa rõ ràng, cụ thể và không nhất quán đã gây khó khăn cho quá trình thực hiện cho vay hỗ trợ lãi suất.
Như, quy định hỗ trợ lãi suất chỉ thực hiện đối với các khoản vay để đầu tư phát triển mới phát triển sản xuất kinh doanh nhưng tiêu chí xác định dự án đầu tư mới có nhiều quan điểm khác nhau dẫn đến khó khăn và chậm trễ trong thực hiện.
Kiểm toán Nhà nước cũng cho rằng, việc hỗ trợ lãi suất cho vay mua máy móc thiết bị, vât tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và vật liệu xây dựng nhà ở khu vực nông thôn chưa đạt mục tiêu đề ra, khách hàng chưa tiếp cận được vốn vay.
“Một số tổ chức tín dụng cho vay hỗ trợ lãi suất chưa đúng quy định 258,742 tỷ đồng. Trong đó, Kiểm toán Nhà nước phát hiện 51,56 tỷ đồng, các tổ chức tín dụng tự kiểm tra phát hiện đến thời điểm kết thúc kiểm toán tại các đơn vị 207,286 tỷ đồng”, người đứng đầu Kiểm toán Nhà nước báo cáo.
Bên cạnh nội dung trên, kết quả kiểm toán còn chỉ ra không ít bất cập trong điều hành, quản lý ngân sách. Như dự toán một số nhiệm vụ chi lập thiếu cơ sở, bố trí vốn cho các dự án còn dàn trải, quản lý điều hành ngân sách chưa chặt chẽ và còn để xảy ra sai phạm, lãng phí…
Thẩm tra sơ bộ về quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2009, Ủy ban Tài chính – Ngân sách cũng chỉ rõ, tình trạng sử dụng ngân sách cho vay sai quy định, tạm ứng kéo dài vẫn còn xảy ra. Việc chấp hành các quy định về chi ngân sách nhà nước còn chưa tốt…
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Văn Thuận cho rằng những khuyết điểm được hai cơ quan nói trên nêu ra cho thấy thiếu sót một cách hệ thống trong quản lý ngân sách. “Đã hàng chục năm nay khuyết điểm dường như năm nào cũng giống năm nào, 2 nhiệm kỳ hoạt động Quốc hội tôi đều thấy như thế. Quản lý tiền của dân như thế này tôi thấy dường như chúng ta tự thỏa mãn và chấp nhận tồn tại như một điều biết rồi, khổ lắm nói mãi”, ông Thuận nói.
Theo Chủ nhiệm Thuận, “nếu không có giải pháp mạnh về mặt nhân sự, tổ chức thì kỷ luật về thu chi ngân sách, kỷ luật tài chính sẽ vẫn vậy”.
Đồng tình với nhiều đánh giá về mặt ưu điểm trong thu chi ngân sách, song Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan cũng chỉ ra nhiều hạn chế kéo dài là do xử lý sau thanh tra chưa nghiêm, số bị xử lý sau thanh tra còn rất ít.
“Tất cả sai phạm phải nêu hết, gạch đầu dòng hết mới xử lý được, chứ chúng ta cứ nói một số địa phương thế này, một số địa phương thế kia thì không thể xử lý được”, bà Doan nói.
Một ví dụ được Phó chủ tịch nhấn mạnh trong số rất nhiều sai phạm do nguyên nhân chủ quan là việc vay vốn hỗ trợ lãi suất sau đó cho vay lại để hưởng lợi, đã được Ủy ban Tài chính Ngân sách nêu trong báo cáo thẩm tra.
Điều hành chính sách tiền tệ khó lắm, chúng ta phải thông cảm với Nhà nước, nhưng những vấn đề đã phát hiện ở đây Chính phủ cần nghiêm khắc xử lý, bà Doan đề nghị.
Cho rằng chẳng có chính sách nào “mười phân vẹn mười” nhưng Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên cũng đề nghị cơ quan có thẩm quyền kiên quyết hơn, không thể để đồng tiền nhùng nhằng, chi tiêu không đúng.
Ông Kiên cũng yêu cầu các cơ quan chức năng tiếp thu các ý kiến xác đáng, tiếp tục cập nhật thông tin khách quan để hoàn thiện báo cáo quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2009 trình Quốc hội tại kỳ họp tới.
Tại dự thảo báo cáo trong phiên họp sáng nay, Chính phủ trình Quốc hội phê chuẩn quyết toán thu, chi ngân sách Nhà nước năm 2009 với: Tổng số thu cân đối ngân sách Nhà nước là 629.187 tỷ đồng. Tổng số chi cân đối ngân sách Nhà nước là 715.216 tỷ đồng. Bội chi ngân sách Nhà nước 114.442 tỷ đồng, bằng 6,9% GDP.