Lo Trung Quốc, Nhật ngày càng “rắn”
Thủ tướng Nhật muốn đẩy mạnh hỗ trợ hàng hải cho Việt Nam và tăng cường quan hệ với Nga
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã vạch ra một chương trình nghị sự chính sách đối ngoại cứng rắn. Ông hy vọng sẽ tăng cường hỗ trợ hảng hải cho Việt Nam trong bối cảnh căng thẳng trên biển Đông gia tăng, đồng thời sẽ đón tiếp Tổng thống Nga Vladimir Putin tới thăm Nhật trong năm nay, bất chấp ông Putin đang chịu sự cô lập của phương Tây liên quan tới cuộc khủng hoảng Ukraine.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn tờ Wall Street Journal, ông Abe nói rằng, “các hoạt động khoan tìm dầu đơn phương” của Bắc Kinh trên biển Đông đã dẫn tới căng thẳng leo thang. “Chúng tôi sẽ không bao giờ cho phép thay đổi nguyên trạng bằng vũ lực hay ép buộc”, nhà lãnh đạo Nhật nói thêm.
Theo nhận định của tờ báo này, trong suốt một năm qua, ông Abe đã kiên trì tranh thủ sự ủng hộ của các nhà lãnh đạo Đông Nam Á và giữ vai trò đối trọng với thái độ hung hăng của Trung Quốc.
Trong chiến lược nhằm sắp xếp lại cán cân quyền lực trong khu vực, ông Abe còn phát tín hiệu sẽ tăng cường quan hệ với Nga. Tuy lên án việc Nga sáp nhập Crimea và lưu ý rằng Nhật Bản đã áp lệnh trừng phạt Nga vì vấn đề này cùng với Mỹ và châu Âu, ông Abe nói rõ ràng rằng, ông cũng hy vọng sẽ duy trì cuộc đối thoại mà ông đã đẩy mạnh thông qua 5 cuộc gặp thượng đỉnh với Tổng thống Nga Putin.
“Nói về chuyến thăm Nhật của Tổng thống Putin, tôi đã nhất trí với ông Putin rằng, chuyến thăm sẽ diễn ra vào mùa thu năm nay”, ông Abe nói. Thủ tướng Nhật hy vọng, Nga sẽ trả lại cho Nhật một số hòn đảo bị chiếm kể từ sau Thế chiến thứ 2, Nhật được tiếp cận nhiều hơn với nguồn năng lượng của Nga, và Tokyo sẽ có thêm một đối tác mới nhằm kiềm chế Trung Quốc.
Tuy nhiên, Tổng thống Nga đang tỏ ra không mấy hào hứng với chuyến thăm Nhật sắp tới. Phát biểu trước báo giới vào cuối tuần vừa rồi, ông Putin nói rằng, việc Tokyo áp lệnh trừng phạt Moscow khiến ông ngạc nhiên, và không dám chắc liệu Nhật Bản có sẵn sàng cho các cuộc đàm phán hay không.
Những tuyên bố trên của ông Abe được đưa ra trước khi tranh chấp giữa Nhật Bản và Trung Quốc đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư và không phận trên biển Hoa Đông có bước leo thang mới.
Vào hôm thứ Bảy vừa rồi, chiến đấu cơ của Trung Quốc áp sát máy bay do thám của Nhật. Tokyo nói, hành động này của Trung Quốc nhằm mục đích đe dọa, trong khi Bắc Kinh cho rằng, Nhật Bản “đã thực hiện những hành động nguy hiểm, vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế”.
Sự kiện này một lần nữa nhấn mạnh quan điểm của chính quyền Abe cho rằng, khu vực xung quanh Nhật Bản đang ngày càng trở nên nguy hiểm, và Tokyo không có lựa chọn nào khác ngoài theo đuổi một chính sách đối ngoại cứng rắn hơn để phản ứng.
Kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2012, ông Abe đã nỗ lực thay đổi hình ành của nước Nhật, vốn bị xem là có chính sách đối ngoại bị động và đồng minh phụ thuộc vào Mỹ. Một phần trong chiến dịch này là việc ông Abe có một bài phát biểu quan trọng tại Đối thoại Shangri-La, hội nghị an ninh thường niên tại Singapore, đánh dấu lần đầu tiên một Thủ tướng Nhật Bản có bài phát biểu tại sự kiện này.
Tuy nhiên, đôi khi chủ trương của ông Abe chưa thuyết phục được số đông công chúng Nhật.
Hồi giữa tháng này, ông tuyên bố kế hoạch thúc đẩy đề xuất diễn giải lại Hiến pháp hòa bình của Nhật, nhằm nới lỏng một số hạn chế quân sự của nước này. Mục tiêu của ông Abe là đưa Nhật Bản trở thành một đối tác bình đẳng hơn với Mỹ ở châu Á. Chính Mỹ cũng ủng hộ sáng kiến này của ông Abe trong bối cảnh Trung Quốc tăng chi tiêu quốc phòng trong khi Mỹ lại cắt giảm các khoản chi này.
“Song thật khó để công chúng nói chung hiểu được điều này. Chúng tôi vấp phải sự phản đối mạnh mẽ”, ông Abe thừa nhận.
Dù sao, Chính phủ của Thủ tướng Abe vẫn đang nhận được tỷ lệ ủng hộ cao của người dân. Điều này có thể khiến nhiều người bất ngờ, bởi trước đó Nhật thường xuyên thay thủ tướng. Sau hai cuộc bầu cử thắng lợi, liên minh do Đảng Dân chủ tự do (LDP) cầm quyền của ông Abe đã kiểm soát đa số ghế ở lưỡng viện Quốc hội. Tuy vậy, sức mạnh của ông Abe và tỷ lệ ủng hộ đối với ông chủ yếu xuất phát từ chính sách kinh tế “Abenomics” nhằm đưa nước Nhật thoát khỏi tăng trưởng kinh tế trì trệ.
Khi được hỏi sẽ làm thế nào để tăng cường khả năng của Nhật nhằm hỗ trợ quân đội Mỹ trong khu vực, ông Abe nói: “Rất khó để tôi đưa ra một câu trả lời rõ ràng. Chúng tôi sẽ bàn bạc và xem xét xem có thể phản ứng như thế nào trước các tình huống khác nhau xuất hiện tại các vùng nước gần Nhật Bản”.
Mặc dù vậy, ông Abe vẫn đang đẩy vai trò của Nhật Bản lên cao. Ông liên tục đưa ra các tuyên bố ủng hộ Philippines và Việt Nam trong tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc trên biển Đông, xem tranh chấp này có sự tương đồng với tranh chấp Nhật-Trung trên biển Hoa Đông.
Những động thái này của ông Abe đã vấp phải phản ứng mạnh từ phía Trung Quốc: “Mục đích thực sự của Nhật Bản là dính líu vào tranh chấp trên biển Đông nhằm theo đuổi mục đích chính trị được che giấu của họ”, phát ngôn viên Hồng Lỗi của Bộ Ngoại giao Trung Quốc đưa ra cáo buộc hôm thứ Sáu tuần trước. “Chúng tôi kêu gọi phía Nhật Bản dừng tất cả những phát ngôn và hành động gây hấn lại”.
Đến nay, Nhật đã cung cấp một số hỗ trợ hàng hải nhưng có ý nghĩa biểu tượng lớn cho các quốc gia có tranh chấp với Trung Quốc. Tháng 12 năm ngoái, Nhật cung cấp 10 tàu tuần tra cho Philippines, đồng thời tuyên bố sẽ hỗ trợ tương tự cho Việt Nam.
Theo Wall Street Journal, Việt Nam đang nỗ lực tăng cường sức mạnh quân sự và thuyết phục Mỹ hạ lệnh cấm vận vũ khí sát thương.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn, ông Abe cho biết, trong cuộc gặp với Phó thủ tướng Vũ Đức Đam hồi tuần trước, Phó thủ tướng Việt Nam nói Việt Nam “chắc chắn muốn được Nhật cung cấp tàu tuần tra trong thời gian sớm nhất có thể”.
Ông Abe nói, ông cũng muốn đẩy nhanh quy trình này. “Chúng tôi xem xét cung cấp tàu tuần tra trên quan điểm là những con tàu đó sẽ giúp ích cho hòa bình và an ninh trong khu vực”.
Tuy nhiên, theo ông Abe, “số tàu này còn chưa được đóng, nên chưa thể sẵn sàng ngay được”.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn tờ Wall Street Journal, ông Abe nói rằng, “các hoạt động khoan tìm dầu đơn phương” của Bắc Kinh trên biển Đông đã dẫn tới căng thẳng leo thang. “Chúng tôi sẽ không bao giờ cho phép thay đổi nguyên trạng bằng vũ lực hay ép buộc”, nhà lãnh đạo Nhật nói thêm.
Theo nhận định của tờ báo này, trong suốt một năm qua, ông Abe đã kiên trì tranh thủ sự ủng hộ của các nhà lãnh đạo Đông Nam Á và giữ vai trò đối trọng với thái độ hung hăng của Trung Quốc.
Trong chiến lược nhằm sắp xếp lại cán cân quyền lực trong khu vực, ông Abe còn phát tín hiệu sẽ tăng cường quan hệ với Nga. Tuy lên án việc Nga sáp nhập Crimea và lưu ý rằng Nhật Bản đã áp lệnh trừng phạt Nga vì vấn đề này cùng với Mỹ và châu Âu, ông Abe nói rõ ràng rằng, ông cũng hy vọng sẽ duy trì cuộc đối thoại mà ông đã đẩy mạnh thông qua 5 cuộc gặp thượng đỉnh với Tổng thống Nga Putin.
“Nói về chuyến thăm Nhật của Tổng thống Putin, tôi đã nhất trí với ông Putin rằng, chuyến thăm sẽ diễn ra vào mùa thu năm nay”, ông Abe nói. Thủ tướng Nhật hy vọng, Nga sẽ trả lại cho Nhật một số hòn đảo bị chiếm kể từ sau Thế chiến thứ 2, Nhật được tiếp cận nhiều hơn với nguồn năng lượng của Nga, và Tokyo sẽ có thêm một đối tác mới nhằm kiềm chế Trung Quốc.
Tuy nhiên, Tổng thống Nga đang tỏ ra không mấy hào hứng với chuyến thăm Nhật sắp tới. Phát biểu trước báo giới vào cuối tuần vừa rồi, ông Putin nói rằng, việc Tokyo áp lệnh trừng phạt Moscow khiến ông ngạc nhiên, và không dám chắc liệu Nhật Bản có sẵn sàng cho các cuộc đàm phán hay không.
Những tuyên bố trên của ông Abe được đưa ra trước khi tranh chấp giữa Nhật Bản và Trung Quốc đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư và không phận trên biển Hoa Đông có bước leo thang mới.
Vào hôm thứ Bảy vừa rồi, chiến đấu cơ của Trung Quốc áp sát máy bay do thám của Nhật. Tokyo nói, hành động này của Trung Quốc nhằm mục đích đe dọa, trong khi Bắc Kinh cho rằng, Nhật Bản “đã thực hiện những hành động nguy hiểm, vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế”.
Sự kiện này một lần nữa nhấn mạnh quan điểm của chính quyền Abe cho rằng, khu vực xung quanh Nhật Bản đang ngày càng trở nên nguy hiểm, và Tokyo không có lựa chọn nào khác ngoài theo đuổi một chính sách đối ngoại cứng rắn hơn để phản ứng.
Kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2012, ông Abe đã nỗ lực thay đổi hình ành của nước Nhật, vốn bị xem là có chính sách đối ngoại bị động và đồng minh phụ thuộc vào Mỹ. Một phần trong chiến dịch này là việc ông Abe có một bài phát biểu quan trọng tại Đối thoại Shangri-La, hội nghị an ninh thường niên tại Singapore, đánh dấu lần đầu tiên một Thủ tướng Nhật Bản có bài phát biểu tại sự kiện này.
Tuy nhiên, đôi khi chủ trương của ông Abe chưa thuyết phục được số đông công chúng Nhật.
Hồi giữa tháng này, ông tuyên bố kế hoạch thúc đẩy đề xuất diễn giải lại Hiến pháp hòa bình của Nhật, nhằm nới lỏng một số hạn chế quân sự của nước này. Mục tiêu của ông Abe là đưa Nhật Bản trở thành một đối tác bình đẳng hơn với Mỹ ở châu Á. Chính Mỹ cũng ủng hộ sáng kiến này của ông Abe trong bối cảnh Trung Quốc tăng chi tiêu quốc phòng trong khi Mỹ lại cắt giảm các khoản chi này.
“Song thật khó để công chúng nói chung hiểu được điều này. Chúng tôi vấp phải sự phản đối mạnh mẽ”, ông Abe thừa nhận.
Dù sao, Chính phủ của Thủ tướng Abe vẫn đang nhận được tỷ lệ ủng hộ cao của người dân. Điều này có thể khiến nhiều người bất ngờ, bởi trước đó Nhật thường xuyên thay thủ tướng. Sau hai cuộc bầu cử thắng lợi, liên minh do Đảng Dân chủ tự do (LDP) cầm quyền của ông Abe đã kiểm soát đa số ghế ở lưỡng viện Quốc hội. Tuy vậy, sức mạnh của ông Abe và tỷ lệ ủng hộ đối với ông chủ yếu xuất phát từ chính sách kinh tế “Abenomics” nhằm đưa nước Nhật thoát khỏi tăng trưởng kinh tế trì trệ.
Khi được hỏi sẽ làm thế nào để tăng cường khả năng của Nhật nhằm hỗ trợ quân đội Mỹ trong khu vực, ông Abe nói: “Rất khó để tôi đưa ra một câu trả lời rõ ràng. Chúng tôi sẽ bàn bạc và xem xét xem có thể phản ứng như thế nào trước các tình huống khác nhau xuất hiện tại các vùng nước gần Nhật Bản”.
Mặc dù vậy, ông Abe vẫn đang đẩy vai trò của Nhật Bản lên cao. Ông liên tục đưa ra các tuyên bố ủng hộ Philippines và Việt Nam trong tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc trên biển Đông, xem tranh chấp này có sự tương đồng với tranh chấp Nhật-Trung trên biển Hoa Đông.
Những động thái này của ông Abe đã vấp phải phản ứng mạnh từ phía Trung Quốc: “Mục đích thực sự của Nhật Bản là dính líu vào tranh chấp trên biển Đông nhằm theo đuổi mục đích chính trị được che giấu của họ”, phát ngôn viên Hồng Lỗi của Bộ Ngoại giao Trung Quốc đưa ra cáo buộc hôm thứ Sáu tuần trước. “Chúng tôi kêu gọi phía Nhật Bản dừng tất cả những phát ngôn và hành động gây hấn lại”.
Đến nay, Nhật đã cung cấp một số hỗ trợ hàng hải nhưng có ý nghĩa biểu tượng lớn cho các quốc gia có tranh chấp với Trung Quốc. Tháng 12 năm ngoái, Nhật cung cấp 10 tàu tuần tra cho Philippines, đồng thời tuyên bố sẽ hỗ trợ tương tự cho Việt Nam.
Theo Wall Street Journal, Việt Nam đang nỗ lực tăng cường sức mạnh quân sự và thuyết phục Mỹ hạ lệnh cấm vận vũ khí sát thương.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn, ông Abe cho biết, trong cuộc gặp với Phó thủ tướng Vũ Đức Đam hồi tuần trước, Phó thủ tướng Việt Nam nói Việt Nam “chắc chắn muốn được Nhật cung cấp tàu tuần tra trong thời gian sớm nhất có thể”.
Ông Abe nói, ông cũng muốn đẩy nhanh quy trình này. “Chúng tôi xem xét cung cấp tàu tuần tra trên quan điểm là những con tàu đó sẽ giúp ích cho hòa bình và an ninh trong khu vực”.
Tuy nhiên, theo ông Abe, “số tàu này còn chưa được đóng, nên chưa thể sẵn sàng ngay được”.