Trung Quốc, “kẻ phá bĩnh” quan hệ Nhật-Nga?
Mối quan hệ Nga-Trung đặt ra những thách thức mới cho Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe
Căng thẳng gia tăng trong quan hệ giữa Tokyo với Bắc Kinh trong mấy năm gần đây thúc đẩy Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nỗ lực hóa giải những khác biệt kéo dài hàng thập kỷ với một quốc gia láng giềng khác - nước Nga.
Tuy nhiên, ngay khi những nỗ lực của ông Abe bắt đầu hứa hẹn đem lại kết quả tích cực thì cuộc khủng hoảng Ukraine nổ ra. Theo hãng tin Bloomberg, Thủ tướng Abe hiện đang hậu thuẫn các nỗ lực của Mỹ nhằm trừng phạt Nga trong vấn đề Ukraine.
Về phần mình, Tổng thống Nga Vladimir Putin thắt chặt quan hệ với Trung Quốc, thể hiện rõ nét qua việc Nga-Trung vừa ký một thỏa thuận khí đốt khổng lồ và ông Putin cùng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tham dự tập trận quân sự chung giữa hai nước gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Đây là quần đảo mà Nhật-Trung đang tranh chấp trên biển Hoa Đông, đồng thời là tâm điểm trong mối quan hệ rạn nứt giữa hai nước. Bằng lời cảnh báo máy bay hoặc tàu thuyền của các nước khác không được đi vào khu vực tập trận, mối quan hệ Nga-Trung đặt ra những thách thức mới cho Thủ tướng Abe.
Nỗ lực thắt chặt quan hệ Nhật-Nga
Ông Abe là nhà lãnh đạo đầu tiên của Nhật Bản thăm chính thức Nga trong một thập kỷ qua, và đã gặp ông Putin 5 lần, bao gồm chuyến đi tham dự lễ khai mạc Olympic mùa đông Sochi mà Tổng thống Obama từ chối tham dự.
“Đối với ông Abe, đó là một cơ hội thực sự để đưa Nhật Bản thoát khỏi vị trí bị cô lập ở khu vực Đông Bắc Á”, bà Sheila Smith, chuyên gia cao cấp nghiên cứu về Nhật Bản thuộc Hội đồng Quan hệ đối ngoại ở Washington, nhận định về chủ trương tăng cường quan hệ Nhật-Nga của ông Abe. “Nỗ lực thiết lập quan hệ chiến lược cùng lúc với cả Nga và Trung Quốc là rất khó, nên lựa chọn một trong hai nước sẽ hợp lý hơn”.
Mối quan hệ giữa Nhật Bản với hai nước láng giềng Trung Quốc và Hàn Quốc đã thêm phần xấu đi kể từ khi ông Abe lên nắm quyền vào tháng 12/2012 bởi cả hai nước này cùng nghi ngờ Nhật Bản sẽ hồi sinh quá khứ quân phiệt, đẩy các tranh chấp lãnh thổ đã có lên mức căng thẳng cao hơn.
Trái ngược với 5 lần gặp ông Putin, ông Abe chưa hề có cuộc tiếp xúc nào với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-Hye cũng từ chối gặp ông Abe cho tới khi Tổng thống Obama đứng ra tổ chức một cuộc gặp thượng đỉnh nhằm tăng cường quan hệ giữa Mỹ với các đồng minh lớn nhất ở châu Á, theo đó thiết lập một mặt trận thống nhất đối trọng với một Trung Quốc ngày càng hung hăng.
Sự phụ thuộc của Nhật Bản vào nguồn năng lượng của Nga ngày càng tăng trong bối cảnh nước này tìm cách đa dạng hóa nguồn cung cấp kể từ khi ngừng hoạt động các lò phản ứng hạt nhân sau thảm họa sóng thần hồi tháng 3/2011.
Trên thực tế, ông Abe đã nỗ lực nhiều nhằm xây dựng quan hệ với ông Putin, thể hiện một phần qua cam kết từ nay đến cuối nhiệm kỳ Thủ tướng sẽ giải quyết tranh chấp đã kéo dài gần 70 năm giữa hai nước đối với một số hòn đảo ở phía Bắc Hokkaido.
Tokyo và Moscow đã nhất trí tổ chức các cuộc đàm phán nhằm giải quyết tranh chấp này. Thậm chí cho tới ngày Nga đưa quân vào Crimea, trên website của văn phòng Thủ tướng Nhật vẫn đăng một bức ảnh lớn ông Abe và ông Putin tươi cười bắt tay nhau.
“Mối quan hệ cá nhân giữa hai nhà lãnh đạo là rất sâu sắc”, ông Seiji Kihara, Thư ký các vấn đề đối ngoại Quốc hội Nhật Bản, nhận xét.
Nỗ lực của ông Abe và những người tiền nhiệm nhằm tăng cường quan hệ với Nga đã giúp đưa kim ngạch thương mại song phương lên mức kỷ lục 34,8 tỷ USD trong năm 2013. Nhật Bản cũng đã mở một cuộc đối thoại chung với các bộ trưởng quốc phòng và ngoại giao Nga trong năm ngoái, một khuông khổ mà Tokyo trước đó đã thiết lập với Mỹ và Australia.
Nhân tố Ukraine, Trung Quốc
Tuy nhiên, những cố gắng của ông Abe - nhằm giải quyết những bất đồng về lãnh thổ thời hậu chiến tranh lạnh và mở rộng nguồn cung năng lượng của Nga sang Nhật Bản - đã gặp trở ngại khi ông cùng với các nhà lãnh đạo khác trong nhóm G-7 ủng hộ việc trừng phạt Nga sau vụ sáp nhập Crimea.
Nhật Bản đã cấm 23 cá nhân Nga bị phương Tây trừng phạt liên quan tới cuộc khủng hoảng Ukraine nhập cảnh vào nước này. Cùng với đó, Ngoại trưởng Nhật Fumio Kishida hủy chuyến thăm Nhật. Chuyến thăm dự kiến của ông Putin tới Nhật Bản trong mùa thu năm nay cũng đang có nguy cơ không trở thành hiện thực.
Nhưng theo bà Tina Burrett, giáo sư khoa học chính trị thuộc Đại học Sophia ở Tokyo, cho dù mối quan hệ Nhật-Nga có đi xuống, thì Moscow vẫn cần Tokyo như một “hàng rào bảo vệ” trước Bắc Kinh.
“Để đảm bảo vị thế độc lập của mình, Nga cần xây dựng liên minh với nhiều đối tác ở nhiều vấn đề khác nhau. Nếu không, Moscow có nguy cơ sẽ trở thành một vệ tinh của Bắc Kinh. Bởi thế, mối quan hệ đối tác với ông Abe vẫn nằm trong lợi ích của ông Putin, nhất là khi Nhật Bản có thể đóng vai trò như một cầu nối trong hàn gắn quan hệ giữa Nga với phương Tây”, bà Burrett nhận xét.
Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Nga, và trong chuyến thăm Trung Quốc vừa rồi, ông Putin đã phát tín hiệu ủng hộ lập trường chống Nhật của Bắc Kinh. Trong cuộc trả lời phỏng vấn một nhóm nhà báo Trung Quốc trước thềm chuyến thăm Thượng Hải hai ngày, ông Putin nói, hai nước “chia sẻ quan điểm về không thể chấp nhận làm sống lại những kết quả” của chiến tranh thế giới thứ 2.
Những ngôn từ mà người đứng đầu điện Kremlin sử dụng trong phát ngôn này tương tự như ngôn ngữ mà các nhà lãnh đạo Trung Quốc thường dùng khi cáo buộc ông Abe tìm cách thanh minh cho quá khứ quân phiệt của Nhật Bản trong đó có việc chiếm đóng phần lớn châu Á.
Cuộc tập trận chung Nga-Trung có sự tham dự của ông Putin và ông Tập Cận Bình trong lễ khai mạc diễn ra trùng thời điểm với các cuộc tập trận quốc phòng đảo nội địa đầu tiên của Nhật Bản có sự tham gia của cả 3 nhánh thuộc lực lượng phòng thủ nước này. Cuộc tập trận này bắt đầu ngày 22/5 tại một hòn đảo nằm giữa Okinawa và Kyushu.
Bên cạnh đó, sự cải thiện quan hệ Trung-Nga cũng được thể hiện rõ khi hai nước đạt một thỏa thuận mua bán khí đốt trị giá 400 tỷ USD vào hôm 21/5. Theo thỏa thuận này, Nga sẽ cung cấp cho Trung Quốc 38 tỷ mét khối khí đốt mỗi năm trong vòng 3 thập niên thông qua một đường ống dẫn mới giữa hai nước.
Áp lực quân sự của Nga lên Nhật Bản không phải là một hiện tượng mới. Chiến đấu cơ của Nhật đã được cử đi điều tra việc máy bay Nga tiến gần không phận Nhật 359 lần trong thời gian một năm tính đến tháng 3 năm nay - theo số liệu của Bộ Quốc phòng Nhật. Tháng trước, hai máy ném bom của Nga bị phát hiện đang bay gần khu vực bờ biển Nhật.
“Sự hiện diện quân sự của Nga chắc chắn không được chào đón”, nghị sỹ Keizo Takemi thuộc Đảng Dân chủ tự do cầm quyền của Nhật nói. Theo ông Takemi, việc Nga tham gia vào tranh chấp của Trung Quốc sẽ làm gia tăng nguy cơ của một “cuộc chiến tranh lạnh mini” trong khu vực.
Tuy vậy, theo ông Muneo Suzuki, một cựu nghị sỹ Nhật, nước này không thể để mối quan hệ với Nga đi xuống. “Nhật Bản cần đứng giữa Nga và Mỹ” để ngăn không cho hình thành một liên minh toàn diện giữa Nga và Trung Quốc, ông Suzuki nói.
Cựu nghị sỹ này cũng hy vọng Thủ tướng Abe sẽ gặp ông Sergei Naryshkin, Chủ tịch Duma Quốc gia tức Hạ viện Nga, khi ông Naryshkin tới thăm Nhật Bản vào tháng tới, đồng thời tin chuyến thăm Nhật của ông Putin sẽ diễn ra theo đúng kế hoạch.
Tuy nhiên, ngay khi những nỗ lực của ông Abe bắt đầu hứa hẹn đem lại kết quả tích cực thì cuộc khủng hoảng Ukraine nổ ra. Theo hãng tin Bloomberg, Thủ tướng Abe hiện đang hậu thuẫn các nỗ lực của Mỹ nhằm trừng phạt Nga trong vấn đề Ukraine.
Về phần mình, Tổng thống Nga Vladimir Putin thắt chặt quan hệ với Trung Quốc, thể hiện rõ nét qua việc Nga-Trung vừa ký một thỏa thuận khí đốt khổng lồ và ông Putin cùng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tham dự tập trận quân sự chung giữa hai nước gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Đây là quần đảo mà Nhật-Trung đang tranh chấp trên biển Hoa Đông, đồng thời là tâm điểm trong mối quan hệ rạn nứt giữa hai nước. Bằng lời cảnh báo máy bay hoặc tàu thuyền của các nước khác không được đi vào khu vực tập trận, mối quan hệ Nga-Trung đặt ra những thách thức mới cho Thủ tướng Abe.
Nỗ lực thắt chặt quan hệ Nhật-Nga
Ông Abe là nhà lãnh đạo đầu tiên của Nhật Bản thăm chính thức Nga trong một thập kỷ qua, và đã gặp ông Putin 5 lần, bao gồm chuyến đi tham dự lễ khai mạc Olympic mùa đông Sochi mà Tổng thống Obama từ chối tham dự.
“Đối với ông Abe, đó là một cơ hội thực sự để đưa Nhật Bản thoát khỏi vị trí bị cô lập ở khu vực Đông Bắc Á”, bà Sheila Smith, chuyên gia cao cấp nghiên cứu về Nhật Bản thuộc Hội đồng Quan hệ đối ngoại ở Washington, nhận định về chủ trương tăng cường quan hệ Nhật-Nga của ông Abe. “Nỗ lực thiết lập quan hệ chiến lược cùng lúc với cả Nga và Trung Quốc là rất khó, nên lựa chọn một trong hai nước sẽ hợp lý hơn”.
Mối quan hệ giữa Nhật Bản với hai nước láng giềng Trung Quốc và Hàn Quốc đã thêm phần xấu đi kể từ khi ông Abe lên nắm quyền vào tháng 12/2012 bởi cả hai nước này cùng nghi ngờ Nhật Bản sẽ hồi sinh quá khứ quân phiệt, đẩy các tranh chấp lãnh thổ đã có lên mức căng thẳng cao hơn.
Trái ngược với 5 lần gặp ông Putin, ông Abe chưa hề có cuộc tiếp xúc nào với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-Hye cũng từ chối gặp ông Abe cho tới khi Tổng thống Obama đứng ra tổ chức một cuộc gặp thượng đỉnh nhằm tăng cường quan hệ giữa Mỹ với các đồng minh lớn nhất ở châu Á, theo đó thiết lập một mặt trận thống nhất đối trọng với một Trung Quốc ngày càng hung hăng.
Sự phụ thuộc của Nhật Bản vào nguồn năng lượng của Nga ngày càng tăng trong bối cảnh nước này tìm cách đa dạng hóa nguồn cung cấp kể từ khi ngừng hoạt động các lò phản ứng hạt nhân sau thảm họa sóng thần hồi tháng 3/2011.
Trên thực tế, ông Abe đã nỗ lực nhiều nhằm xây dựng quan hệ với ông Putin, thể hiện một phần qua cam kết từ nay đến cuối nhiệm kỳ Thủ tướng sẽ giải quyết tranh chấp đã kéo dài gần 70 năm giữa hai nước đối với một số hòn đảo ở phía Bắc Hokkaido.
Tokyo và Moscow đã nhất trí tổ chức các cuộc đàm phán nhằm giải quyết tranh chấp này. Thậm chí cho tới ngày Nga đưa quân vào Crimea, trên website của văn phòng Thủ tướng Nhật vẫn đăng một bức ảnh lớn ông Abe và ông Putin tươi cười bắt tay nhau.
“Mối quan hệ cá nhân giữa hai nhà lãnh đạo là rất sâu sắc”, ông Seiji Kihara, Thư ký các vấn đề đối ngoại Quốc hội Nhật Bản, nhận xét.
Nỗ lực của ông Abe và những người tiền nhiệm nhằm tăng cường quan hệ với Nga đã giúp đưa kim ngạch thương mại song phương lên mức kỷ lục 34,8 tỷ USD trong năm 2013. Nhật Bản cũng đã mở một cuộc đối thoại chung với các bộ trưởng quốc phòng và ngoại giao Nga trong năm ngoái, một khuông khổ mà Tokyo trước đó đã thiết lập với Mỹ và Australia.
Nhân tố Ukraine, Trung Quốc
Tuy nhiên, những cố gắng của ông Abe - nhằm giải quyết những bất đồng về lãnh thổ thời hậu chiến tranh lạnh và mở rộng nguồn cung năng lượng của Nga sang Nhật Bản - đã gặp trở ngại khi ông cùng với các nhà lãnh đạo khác trong nhóm G-7 ủng hộ việc trừng phạt Nga sau vụ sáp nhập Crimea.
Nhật Bản đã cấm 23 cá nhân Nga bị phương Tây trừng phạt liên quan tới cuộc khủng hoảng Ukraine nhập cảnh vào nước này. Cùng với đó, Ngoại trưởng Nhật Fumio Kishida hủy chuyến thăm Nhật. Chuyến thăm dự kiến của ông Putin tới Nhật Bản trong mùa thu năm nay cũng đang có nguy cơ không trở thành hiện thực.
Nhưng theo bà Tina Burrett, giáo sư khoa học chính trị thuộc Đại học Sophia ở Tokyo, cho dù mối quan hệ Nhật-Nga có đi xuống, thì Moscow vẫn cần Tokyo như một “hàng rào bảo vệ” trước Bắc Kinh.
“Để đảm bảo vị thế độc lập của mình, Nga cần xây dựng liên minh với nhiều đối tác ở nhiều vấn đề khác nhau. Nếu không, Moscow có nguy cơ sẽ trở thành một vệ tinh của Bắc Kinh. Bởi thế, mối quan hệ đối tác với ông Abe vẫn nằm trong lợi ích của ông Putin, nhất là khi Nhật Bản có thể đóng vai trò như một cầu nối trong hàn gắn quan hệ giữa Nga với phương Tây”, bà Burrett nhận xét.
Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Nga, và trong chuyến thăm Trung Quốc vừa rồi, ông Putin đã phát tín hiệu ủng hộ lập trường chống Nhật của Bắc Kinh. Trong cuộc trả lời phỏng vấn một nhóm nhà báo Trung Quốc trước thềm chuyến thăm Thượng Hải hai ngày, ông Putin nói, hai nước “chia sẻ quan điểm về không thể chấp nhận làm sống lại những kết quả” của chiến tranh thế giới thứ 2.
Những ngôn từ mà người đứng đầu điện Kremlin sử dụng trong phát ngôn này tương tự như ngôn ngữ mà các nhà lãnh đạo Trung Quốc thường dùng khi cáo buộc ông Abe tìm cách thanh minh cho quá khứ quân phiệt của Nhật Bản trong đó có việc chiếm đóng phần lớn châu Á.
Cuộc tập trận chung Nga-Trung có sự tham dự của ông Putin và ông Tập Cận Bình trong lễ khai mạc diễn ra trùng thời điểm với các cuộc tập trận quốc phòng đảo nội địa đầu tiên của Nhật Bản có sự tham gia của cả 3 nhánh thuộc lực lượng phòng thủ nước này. Cuộc tập trận này bắt đầu ngày 22/5 tại một hòn đảo nằm giữa Okinawa và Kyushu.
Bên cạnh đó, sự cải thiện quan hệ Trung-Nga cũng được thể hiện rõ khi hai nước đạt một thỏa thuận mua bán khí đốt trị giá 400 tỷ USD vào hôm 21/5. Theo thỏa thuận này, Nga sẽ cung cấp cho Trung Quốc 38 tỷ mét khối khí đốt mỗi năm trong vòng 3 thập niên thông qua một đường ống dẫn mới giữa hai nước.
Áp lực quân sự của Nga lên Nhật Bản không phải là một hiện tượng mới. Chiến đấu cơ của Nhật đã được cử đi điều tra việc máy bay Nga tiến gần không phận Nhật 359 lần trong thời gian một năm tính đến tháng 3 năm nay - theo số liệu của Bộ Quốc phòng Nhật. Tháng trước, hai máy ném bom của Nga bị phát hiện đang bay gần khu vực bờ biển Nhật.
“Sự hiện diện quân sự của Nga chắc chắn không được chào đón”, nghị sỹ Keizo Takemi thuộc Đảng Dân chủ tự do cầm quyền của Nhật nói. Theo ông Takemi, việc Nga tham gia vào tranh chấp của Trung Quốc sẽ làm gia tăng nguy cơ của một “cuộc chiến tranh lạnh mini” trong khu vực.
Tuy vậy, theo ông Muneo Suzuki, một cựu nghị sỹ Nhật, nước này không thể để mối quan hệ với Nga đi xuống. “Nhật Bản cần đứng giữa Nga và Mỹ” để ngăn không cho hình thành một liên minh toàn diện giữa Nga và Trung Quốc, ông Suzuki nói.
Cựu nghị sỹ này cũng hy vọng Thủ tướng Abe sẽ gặp ông Sergei Naryshkin, Chủ tịch Duma Quốc gia tức Hạ viện Nga, khi ông Naryshkin tới thăm Nhật Bản vào tháng tới, đồng thời tin chuyến thăm Nhật của ông Putin sẽ diễn ra theo đúng kế hoạch.