Lợi thế của đô thị biển liền kề trung tâm kinh tế lớn
Hình thành các đô thị vệ tinh quanh TP.HCM đang là mục tiêu chiến lược thúc đẩy phát triển cân bằng và toàn diện. Vừa qua, với việc Bình Thuận kết nối tới TP.HCM chỉ còn 2 giờ di chuyển, nơi đây đang cho thấy sức bật mới, có thể trở thành một đô thị gần trung tâm thành phố, gắn liền với kinh tế và du lịch biển...
XU HƯỚNG TẤT YẾU
Phát triển các đô thị biển cách trung tâm kinh tế lớn trên dưới 2 giờ di chuyển là xu thế tất yếu của các quốc gia trên thế giới và đã đạt được nhiều thành tựu rực rỡ. Tùy thế mạnh của từng vùng biển để có định hướng phát triển khác nhau.
Với các đô thị biển gần thủ phủ kinh tế có thế mạnh giao thương, nhiều quốc gia đã tận dụng triệt để vị trí địa lý tạo đà cho bước phát triển đột phá. Đơn cử, cách thủ đô Amsterdam chỉ 80km, thành phố cảng Rotterdam nhanh chóng được xây dựng thành trung tâm cảng biển lớn nhất cả nước và cùng với thủ đô tạo thành cực phát triển vững chắc cho “xứ sở hoa tulip”.
Hay Nhật Bản, Osaka được biết đến là trung tâm kinh tế lớn chỉ sau Tokyo. Do vậy Kobe, 1 vịnh cảng xinh đẹp cách Osaka 35km đã được chính phủ nỗ lực phát triển như thành phố vệ tinh của Osaka. Ngay sau đó vùng cảng này vươn lên vị trí số 6 nền kinh tế xứ sở mặt trời mọc.
Nhìn sang Việt Nam, tại phía Bắc có thể thấy, những vùng biển có kết nối giao thông thuận lợi với Hà Nội đều thuộc top tỉnh thành phát triển hàng đầu cả nước. Lấy đơn cử về du lịch, Thanh Hóa hay Quảng Ninh với vị trí cách Hà Nội trong khoảng 2 giờ nằm trong top 4 tỉnh, thành có du khách cao nhất cả nước (2022). Hoặc Hải Phòng là thành phố cảng lớn thứ 2 Việt Nam. Trong khi đó, tại phía Nam nhiều năm qua với vị thế là thành phố biển có cự ly di chuyển đến TP.HCM ngắn nhất, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã được hưởng lợi lớn cả về du lịch, cảng biển và công nghiệp.
THÊM MỘT VÙNG BIỂN ĐƯỢC MỆNH DANH “NGOẠI Ô” TP.HCM
Sau sự kiện thông xe cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết giúp quãng đường di chuyển từ TP.HCM đến Bình Thuận chỉ còn 2 giờ lái xe, bản đồ phát triển kinh tế - du lịch và an cư tại phía Nam đang có sự dịch chuyển rõ nét.
Về du lịch, bước ngoặt thông xe cao tốc đã tạo bệ phóng cho Bình Thuận. Theo thống kê, tính đến 8 tháng đầu 2023, tỉnh đã đón 6.145.600 lượt khách (tăng gần 80% so cùng kỳ năm trước) đạt 92% kế hoạch năm, riêng khách quốc tế ước đạt 168.100 lượt (tăng 3,9 lần so cùng kỳ). Nhiều khả năng, năm nay du lịch Bình Thuận sẽ thu hút khách cao nhất từ trước tới nay. Trong khi đó, du khách tới Bà Rịa - Vũng Tàu trong 7 tháng đầu năm chỉ cao hơn 20% so với cùng kỳ. Điều này cho thấy đang có sự dịch chuyển rõ rệt sức nóng du lịch từ Bà Rịa - Vũng Tàu về Bình Thuận khi quãng đường đã được rút ngắn tối đa.
Khoảng cách 2 giờ di chuyển cũng giúp Bình Thuận vươn mình trở thành “ngoại ô” mới của TP.HCM. Khoảng cách này tương đương với Bà Rịa - Vũng Tàu hoặc các đô thị vệ tinh của TP.HCM như Long An, Bình Dương hay Đồng Nai. Trước đó, thị trường bất động sản ở các đô thị vệ tinh này đã phát triển rất mạnh hướng đến nhu cầu an cư lâu dài, ghi nhận tỷ lệ hấp thụ và tăng giá cao.
Điều này cho thấy, khi thời gian di chuyển được rút ngắn tương đương với vùng ngoại ô, cộng thêm mô hình làm việc online, freelancer gia tăng mạnh, việc chọn các đô thị biển đa tiện ích tại Bình Thuận để an cư lâu dài sẽ là xu hướng mới trên thị trường bất động sản. Tuy nhiên điểm khác biệt lớn nhất là tính chất du lịch kết hợp nghỉ dưỡng biển với thiên nhiên trong lành thuần khiết, điều mà đô thị vệ tinh khác không thể cạnh tranh.
Theo tâm lý học, khoảng cách 2 giờ là "giới hạn" vừa đủ để cư dân sẵn sàng di chuyển từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại. Việc kết nối thẳng chỉ qua cao tốc, không gặp cản trở giao thông khiến nơi đây thành lựa chọn lý tưởng cho người tìm kiếm bất động sản cận thành phố.
Ngoài ra, nhìn từ các thành phố biển liền kề trung tâm kinh tế lớn trên thế giới cho thấy, Bình Thuận sẽ không dừng lại ở phát triển du lịch mà còn có bệ phóng cho thương mại, công nghiệp và cảng biển. Đặc biệt khi sân bay Long Thành - cảng hàng không Quốc tế lớn nhất Việt Nam sẽ vận hành trong năm 2026, sân bay Phan Thiết vận hành vào 2024 cùng hàng loạt cao tốc kết nối các tỉnh miền Trung thông xe,… là động lực quan trọng thúc đẩy kinh tế phát triển toàn diện, đón sóng di dân. Điều này đặt ra yêu cầu hình thành các đô thị biển đa chức năng an cư - nghỉ dưỡng -học tập - vui chơi - thương mại để bắt kịp với sự phát triển của Bình Thuận trong thời gian tới.
Hiện nay thị trường bất động sản Bình Thuận dù được đánh giá khá sôi động song đa số các dự án thuần nghỉ dưỡng. Những dự án tiên phong đón đầu sóng an cư kết hợp du lịch nghỉ dưỡng chưa nhiều. Một trong số ít đô thị đáp ứng được nhu cầu này phải kể đến Thanh Long Bay quy mô hơn 90 ha lớn bậc nhất Bình Thuận của tập đoàn Nam Group.
Chính tính chất "đô thị" giúp tổ hợp này mang tầm vóc của thành phố thu nhỏ, hợp nhất nhóm tính năng du lịch (nghỉ dưỡng - giải trí - thương mại - thể thao biển lên tới 1000 tiện ích) dành cho du khách và nhóm tính năng ở lâu dài dành cho cư dân. Hệ sinh thái phục vụ sinh hoạt của cư dân bao gồm trường học, trung tâm chăm sóc sức khỏe, siêu thị, shophouse, chợ đêm… mà một tổ hợp du lịch thuần túy không có. Do đó, trong xu hướng tìm kiếm nhà ở ngoại ô ở phố biển Bình Thuận thì Thanh Long Bay là sự chọn lựa hàng đầu.
Thanh Long Bay - Đô thị biển liền kề TP.HCM
Vị trí: Kê Gà - Bình Thuận
Nhà phát triển: Tập đoàn Nam Group
Hotline: 0886 036 076
Website: www.thanhlongbay.vn