Luật phải quán triệt “được kinh doanh những gì không cấm”
Đại biểu Quốc hội kiến nghị pháp luật cần thông thoáng, tạo điều kiện hơn cho doanh nghiệp
Tại phiên thảo luận toàn thể về dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) của Quốc hội ngày 17/6, đại biểu Nguyễn Công Bình (Yên Bái) nhìn nhận, một trong những nội dung mới của dự thảo luật là doanh nghiệp có quyền tự chủ kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm.
Đã có sự thay đổi quan trọng, thay vì quy định doanh nghiệp “chỉ được kinh doanh những gì đã đăng ký” sang “được kinh doanh những gì pháp luật không cấm”, ông Bình nói. Điều này thể hiện bước tiến về cải cách thủ tục hành chính trong đăng ký thành lập doanh nghiệp, trong hoạt động và giải thể doanh nghiệp, tạo môi trường kinh doanh thông thoáng hơn, thuận lợi, minh bạch hơn, để thu hút đầu tư của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.
Đại biểu Trần Hoàng Ngân (Tp.HCM) cho rằng, theo Hiến pháp thì doanh nghiệp được quyền kinh doanh tất cả những ngành nghề mà pháp luật không cấm hoặc không hạn chế. Do đó, luật cần cụ thể hóa danh mục những ngành nghề cấm kinh doanh và ngành nghề kinh doanh có điều kiện kèm theo.
Cùng quan điểm, đại biểu Đinh Huy Chiến (Thái Nguyên) kiến nghị nguyên tắc "doanh nghiệp được quyền kinh doanh tất cả các ngành nghề pháp luật không cấm" phải được quán triệt và thể hiện xuyên suốt trong các điều, khoản của dự thảo luật, không chỉ giới hạn trong việc đăng ký ngành nghề kinh doanh.
Theo đó, nguyên tắc này cần được xem xét, rà soát kỹ các điều quy định về quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp, thủ tục, trình tự thành lập, ra quyết định, quyền, nghĩa vụ của thành viên, cổ đông, cơ cấu, tổ chức và quản trị doanh nghiệp.
Trong khi đó, để đảm bảo quyền hơn nữa của doanh nghiệp, đại biểu Hà Sỹ Đồng (Quảng Trị) kiến nghị cần phải loại bỏ khỏi danh mục cấm kinh doanh một số ngành nghề, hàng hóa, dịch vụ như: kinh doanh dịch vụ môi giới kết hôn có yếu tố nước ngoài; kinh doanh dịch vụ môi giới nhận cha mẹ con nuôi, con nuôi có yếu tố người nước ngoài.
Bên cạnh đó, hoạt động đầu tư trong lĩnh vực thám tử, điều tra, là những ngành nghề đang có nhu cầu thực sự trong dân sự, cơ bản không ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục, an toàn tính mạng, sức khỏe của con người cũng như an ninh quốc gia, không gây phương hại đến lợi ích cá nhân, cộng đồng. Do đó cần bổ sung vào ngành nghề kinh doanh có điều kiện hoặc hạn chế kinh doanh.
Phát biểu về nội dung doanh nghiệp nhà nước, đại biểu Mai Thị Ánh Tuyết (An Giang) nói, luật hiện hành có quy định về loại hình pháp lý của doanh nghiệp, không phân biệt tính chất sở hữu và thành phần kinh tế. Do đó, thêm một chương về doanh nghiệp nhà nước là thiếu tính thống nhất trong kết cấu bản chất và chức năng vốn của Luật doanh nghiệp.
Đại biểu Trần Hoàng Ngân dẫn dụ, doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp do nhà nước đại diện sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc giữ quyền chi phối. Như vậy, doanh nghiệp nhà nước có thể được tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.
Do đó, dự thảo đưa doanh nghiệp nhà nước thành một chương tiếp theo sau công ty trách nhiệm hữu hạn và trước chương công ty cổ phần là không hợp lý về kết cấu.
Vả lại, Luật Doanh nghiệp là luật chung về thành lập tổ chức doanh nghiệp và hoạt động doanh nghiệp, không phân biệt tính chất sở hữu và thành phần kinh tế.
“Tôi đề nghị không nên tách doanh nghiệp thành một chương riêng trong Luật Doanh nghiệp sửa đổi lần này. Riêng tính chất đặc thù của doanh nghiệp có vốn nhà nước thì quy định cụ thể trong Luật quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp mà chúng ta đang thảo luận và lồng ghép, chuyển hóa vào chương 3, chương 5 của luật này”, đại biểu Ngân kiến nghị.
Đã có sự thay đổi quan trọng, thay vì quy định doanh nghiệp “chỉ được kinh doanh những gì đã đăng ký” sang “được kinh doanh những gì pháp luật không cấm”, ông Bình nói. Điều này thể hiện bước tiến về cải cách thủ tục hành chính trong đăng ký thành lập doanh nghiệp, trong hoạt động và giải thể doanh nghiệp, tạo môi trường kinh doanh thông thoáng hơn, thuận lợi, minh bạch hơn, để thu hút đầu tư của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.
Đại biểu Trần Hoàng Ngân (Tp.HCM) cho rằng, theo Hiến pháp thì doanh nghiệp được quyền kinh doanh tất cả những ngành nghề mà pháp luật không cấm hoặc không hạn chế. Do đó, luật cần cụ thể hóa danh mục những ngành nghề cấm kinh doanh và ngành nghề kinh doanh có điều kiện kèm theo.
Cùng quan điểm, đại biểu Đinh Huy Chiến (Thái Nguyên) kiến nghị nguyên tắc "doanh nghiệp được quyền kinh doanh tất cả các ngành nghề pháp luật không cấm" phải được quán triệt và thể hiện xuyên suốt trong các điều, khoản của dự thảo luật, không chỉ giới hạn trong việc đăng ký ngành nghề kinh doanh.
Theo đó, nguyên tắc này cần được xem xét, rà soát kỹ các điều quy định về quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp, thủ tục, trình tự thành lập, ra quyết định, quyền, nghĩa vụ của thành viên, cổ đông, cơ cấu, tổ chức và quản trị doanh nghiệp.
Trong khi đó, để đảm bảo quyền hơn nữa của doanh nghiệp, đại biểu Hà Sỹ Đồng (Quảng Trị) kiến nghị cần phải loại bỏ khỏi danh mục cấm kinh doanh một số ngành nghề, hàng hóa, dịch vụ như: kinh doanh dịch vụ môi giới kết hôn có yếu tố nước ngoài; kinh doanh dịch vụ môi giới nhận cha mẹ con nuôi, con nuôi có yếu tố người nước ngoài.
Bên cạnh đó, hoạt động đầu tư trong lĩnh vực thám tử, điều tra, là những ngành nghề đang có nhu cầu thực sự trong dân sự, cơ bản không ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục, an toàn tính mạng, sức khỏe của con người cũng như an ninh quốc gia, không gây phương hại đến lợi ích cá nhân, cộng đồng. Do đó cần bổ sung vào ngành nghề kinh doanh có điều kiện hoặc hạn chế kinh doanh.
Phát biểu về nội dung doanh nghiệp nhà nước, đại biểu Mai Thị Ánh Tuyết (An Giang) nói, luật hiện hành có quy định về loại hình pháp lý của doanh nghiệp, không phân biệt tính chất sở hữu và thành phần kinh tế. Do đó, thêm một chương về doanh nghiệp nhà nước là thiếu tính thống nhất trong kết cấu bản chất và chức năng vốn của Luật doanh nghiệp.
Đại biểu Trần Hoàng Ngân dẫn dụ, doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp do nhà nước đại diện sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc giữ quyền chi phối. Như vậy, doanh nghiệp nhà nước có thể được tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.
Do đó, dự thảo đưa doanh nghiệp nhà nước thành một chương tiếp theo sau công ty trách nhiệm hữu hạn và trước chương công ty cổ phần là không hợp lý về kết cấu.
Vả lại, Luật Doanh nghiệp là luật chung về thành lập tổ chức doanh nghiệp và hoạt động doanh nghiệp, không phân biệt tính chất sở hữu và thành phần kinh tế.
“Tôi đề nghị không nên tách doanh nghiệp thành một chương riêng trong Luật Doanh nghiệp sửa đổi lần này. Riêng tính chất đặc thù của doanh nghiệp có vốn nhà nước thì quy định cụ thể trong Luật quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp mà chúng ta đang thảo luận và lồng ghép, chuyển hóa vào chương 3, chương 5 của luật này”, đại biểu Ngân kiến nghị.