“Merrill Lynch sẽ không rời Việt Nam”
Hỏi chuyện ông Spencer White, nguyên trưởng nhóm viết bản báo cáo của Merrill Lynch về thị trường chứng khoán Việt Nam
"Bản báo cáo gần đây của Merrill Lynch không phản ánh quan điểm đầu tư dài hạn mà chỉ là ngắn hạn trong mối quan hệ giữa thị trường Việt Nam và các thị trường vốn khác trong khu vực", ông Spencer White, một chuyên gia từng làm việc cho Tập đoàn Merrill Lynch nhận xét.
>>Báo cáo của Merrill Lynch: Thử nhìn một góc khác
Hiện làm cố vấn cho Công ty Chứng khoán Thiên Việt, Spencer White từng là trưởng nhóm viết bản báo cáo của Merrill Lynch đánh giá về thị trường chứng khoán Việt Nam tháng 2 năm ngoái, cho rằng đây là nơi đáng để đầu tư.
Ông trao đổi với báo giới về bản báo cáo mới đây, trong đó một nhóm nghiên cứu khác của Merrill Lynch khuyến nghị giảm phân bổ vốn đầu tư tại Việt Nam xuống bằng không.
Nhà đầu tư Việt Nam bối rối trước báo cáo mới đây của Merrill Lynch. Ý kiến của ông về nghiên cứu này?
Quan điểm cơ bản trong dài hạn của tôi về thị trường Việt Nam vẫn không thay đổi, kể từ khi tôi viết báo cáo vào tháng 2/2006. Tôi tin rằng Việt Nam là thị trường đáng để mua trong 10 năm tới và là một trong những thị trường đầu tư hấp dẫn nhất châu Á.
Tuy nhiên, kể từ khi tôi viết báo cáo này, VN-Index đã tăng gấp 3 lần và giá trị cổ phiếu cũng tăng đáng kể.
Bản báo cáo gần đây của Merrill Lynch không phản ánh quan điểm đầu tư dài hạn mà chỉ là ngắn hạn trong mối quan hệ giữa thị trường Việt Nam và các thị trường vốn khác trong khu vực, trong đó các chuyên gia Merrill Lynch cho rằng trong vài tháng tới, các thị trường vốn khác, đặc biệt là Trung Quốc, sẽ tăng trưởng mạnh hơn.
Tuy nhiên, xu hướng này có thể thay đổi, vì các thị trường cũng sẽ biến động trong mấy tháng tới.
Các nhà đầu tư cá nhân thiếu kinh nghiệm đổ xô bán chứng khoán trong khi các nhà đầu tư nước ngoài lại mua vào với giá rẻ khi báo cáo được tiết lộ. Ông nghĩ sao khi có ý kiến cho rằng báo cáo này nhắm vào họ?
Từ trước tới nay, chưa từng có một báo cáo nào của Merrill Lynch lại nhắm đến các nhà đầu tư cá nhân ở bất kỳ thị trường nào và Việt Nam không phải là ngoại lệ.
Sẽ là sai lầm lớn nếu cho rằng các chuyên gia chứng khoán Merrill Lynch cố tình tác động đến quyết định đầu tư cá nhân ở Việt Nam. Tuy giá cổ phiếu đã giảm sau khi báo cáo được đưa ra, nhưng VN-Index vẫn trong giai đoạn điều chỉnh và sự điều chỉnh này đã bắt đầu từ lâu trước khi báo cáo được tung ra.
Sau một thời gian tăng giá quá nóng, sự điều chỉnh đối với thị trường non trẻ như Việt Nam là bình thường. Trong thời gian ngắn tới, thị trường vẫn có dấu hiệu yếu nhưng tình trạng này chỉ là tạm thời. Khi xuất hiện dấu hiệu tích cực đi cùng với sự tăng trưởng chắc chắn về lợi nhuận của các công ty, nhà đầu tư sẽ lại bắt đầu mua cổ phiếu nhiều hơn.
Merrill Lynch nói rằng sẽ chuyển phần vốn đầu tư tại Việt Nam sang thị trường Trung Quốc. Theo ông, khả năng rời thị trường Việt Nam là như thế nào?
Tôi không phải là người thay mặt Merrill Lynch để trả lời câu hỏi này, nhưng tôi xin chia sẻ quan điểm của mình rằng Merrill Lynch sẽ không bỏ thị trường Việt Nam mà ngược lại thì đúng hơn.
Merrill Lynch luôn có chiến lược đầu tư dài hạn, nghiêm túc trong cả thị trường vốn và nền kinh tế. Tôi nghĩ các bạn sẽ thấy được điều này trong một, hai năm tới.
Bản báo cáo này chỉ đề cập đến sự khuyến nghị phân bổ đầu tư cho các nhà quản lý danh mục đầu tư trong khu vực. Merrill Lynch đơn giản cho rằng thị trường vốn Trung Quốc sẽ khả quan hơn Việt Nam trong vài tháng tới.
Quan điểm phân bổ vốn đầu tư này không ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư rộng lớn hoặc những cam kết của Merrill Lynch tại Việt Nam.
Merrill Lynch cho rằng tăng trưởng EPS tại Việt Nam chỉ đạt 10% trong năm 2007, thấp nhất trong khu vực, do thói quen phát hành thêm cổ phiếu. Ý kiến ông về thói quen đó của các doanh nghiệp Việt Nam?
Sự ưa thích tăng vốn của các công ty bằng cách phát hành thêm cổ phiếu là có cơ sở vì tránh được chi phí lãi vay đối với số vốn huy động được từ đợt phát hành. Tuy nhiên, chi phí sử dụng vốn sẽ cao hơn rất nhiều. EPS sẽ bị pha loãng, và ROE (lợi nhuận trên vốn sở hữu) sẽ giảm đáng kể.
Đối với hầu hết công ty ở Việt Nam, họ chỉ sử dụng phần vốn chủ yếu bằng cách vay từ ngân hàng. Tuy nhiên, có rất nhiều công cụ nợ khác nhau mà công ty có thể sử dụng. Trong nhiều trường hợp, chi phí vay của các công cụ nợ này có thể thấp hơn rất nhiều so với lãi suất ngân hàng và không bị áp đặt bởi điều kiện thế chấp tài sản của công ty.
>>Báo cáo của Merrill Lynch: Thử nhìn một góc khác
Hiện làm cố vấn cho Công ty Chứng khoán Thiên Việt, Spencer White từng là trưởng nhóm viết bản báo cáo của Merrill Lynch đánh giá về thị trường chứng khoán Việt Nam tháng 2 năm ngoái, cho rằng đây là nơi đáng để đầu tư.
Ông trao đổi với báo giới về bản báo cáo mới đây, trong đó một nhóm nghiên cứu khác của Merrill Lynch khuyến nghị giảm phân bổ vốn đầu tư tại Việt Nam xuống bằng không.
Nhà đầu tư Việt Nam bối rối trước báo cáo mới đây của Merrill Lynch. Ý kiến của ông về nghiên cứu này?
Quan điểm cơ bản trong dài hạn của tôi về thị trường Việt Nam vẫn không thay đổi, kể từ khi tôi viết báo cáo vào tháng 2/2006. Tôi tin rằng Việt Nam là thị trường đáng để mua trong 10 năm tới và là một trong những thị trường đầu tư hấp dẫn nhất châu Á.
Tuy nhiên, kể từ khi tôi viết báo cáo này, VN-Index đã tăng gấp 3 lần và giá trị cổ phiếu cũng tăng đáng kể.
Bản báo cáo gần đây của Merrill Lynch không phản ánh quan điểm đầu tư dài hạn mà chỉ là ngắn hạn trong mối quan hệ giữa thị trường Việt Nam và các thị trường vốn khác trong khu vực, trong đó các chuyên gia Merrill Lynch cho rằng trong vài tháng tới, các thị trường vốn khác, đặc biệt là Trung Quốc, sẽ tăng trưởng mạnh hơn.
Tuy nhiên, xu hướng này có thể thay đổi, vì các thị trường cũng sẽ biến động trong mấy tháng tới.
Các nhà đầu tư cá nhân thiếu kinh nghiệm đổ xô bán chứng khoán trong khi các nhà đầu tư nước ngoài lại mua vào với giá rẻ khi báo cáo được tiết lộ. Ông nghĩ sao khi có ý kiến cho rằng báo cáo này nhắm vào họ?
Từ trước tới nay, chưa từng có một báo cáo nào của Merrill Lynch lại nhắm đến các nhà đầu tư cá nhân ở bất kỳ thị trường nào và Việt Nam không phải là ngoại lệ.
Sẽ là sai lầm lớn nếu cho rằng các chuyên gia chứng khoán Merrill Lynch cố tình tác động đến quyết định đầu tư cá nhân ở Việt Nam. Tuy giá cổ phiếu đã giảm sau khi báo cáo được đưa ra, nhưng VN-Index vẫn trong giai đoạn điều chỉnh và sự điều chỉnh này đã bắt đầu từ lâu trước khi báo cáo được tung ra.
Sau một thời gian tăng giá quá nóng, sự điều chỉnh đối với thị trường non trẻ như Việt Nam là bình thường. Trong thời gian ngắn tới, thị trường vẫn có dấu hiệu yếu nhưng tình trạng này chỉ là tạm thời. Khi xuất hiện dấu hiệu tích cực đi cùng với sự tăng trưởng chắc chắn về lợi nhuận của các công ty, nhà đầu tư sẽ lại bắt đầu mua cổ phiếu nhiều hơn.
Merrill Lynch nói rằng sẽ chuyển phần vốn đầu tư tại Việt Nam sang thị trường Trung Quốc. Theo ông, khả năng rời thị trường Việt Nam là như thế nào?
Tôi không phải là người thay mặt Merrill Lynch để trả lời câu hỏi này, nhưng tôi xin chia sẻ quan điểm của mình rằng Merrill Lynch sẽ không bỏ thị trường Việt Nam mà ngược lại thì đúng hơn.
Merrill Lynch luôn có chiến lược đầu tư dài hạn, nghiêm túc trong cả thị trường vốn và nền kinh tế. Tôi nghĩ các bạn sẽ thấy được điều này trong một, hai năm tới.
Bản báo cáo này chỉ đề cập đến sự khuyến nghị phân bổ đầu tư cho các nhà quản lý danh mục đầu tư trong khu vực. Merrill Lynch đơn giản cho rằng thị trường vốn Trung Quốc sẽ khả quan hơn Việt Nam trong vài tháng tới.
Quan điểm phân bổ vốn đầu tư này không ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư rộng lớn hoặc những cam kết của Merrill Lynch tại Việt Nam.
Merrill Lynch cho rằng tăng trưởng EPS tại Việt Nam chỉ đạt 10% trong năm 2007, thấp nhất trong khu vực, do thói quen phát hành thêm cổ phiếu. Ý kiến ông về thói quen đó của các doanh nghiệp Việt Nam?
Sự ưa thích tăng vốn của các công ty bằng cách phát hành thêm cổ phiếu là có cơ sở vì tránh được chi phí lãi vay đối với số vốn huy động được từ đợt phát hành. Tuy nhiên, chi phí sử dụng vốn sẽ cao hơn rất nhiều. EPS sẽ bị pha loãng, và ROE (lợi nhuận trên vốn sở hữu) sẽ giảm đáng kể.
Đối với hầu hết công ty ở Việt Nam, họ chỉ sử dụng phần vốn chủ yếu bằng cách vay từ ngân hàng. Tuy nhiên, có rất nhiều công cụ nợ khác nhau mà công ty có thể sử dụng. Trong nhiều trường hợp, chi phí vay của các công cụ nợ này có thể thấp hơn rất nhiều so với lãi suất ngân hàng và không bị áp đặt bởi điều kiện thế chấp tài sản của công ty.