Minh bạch hóa thông tin trên mạng của cơ quan Nhà nước
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Nghị định về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Nghị định về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước.
Đây là lần đầu tiên, việc ứng dụng công nghệ thông tin và đưa thông tin lên mạng của các cơ quan Nhà nước đã được quy định một cách cụ thể, rõ ràng.
Đây được xem là một trong những quy định quan trọng nhằm giúp minh bạch hóa việc đưa thông tin lên mạng của các cơ quan công quyền, tạo thuận lợi cho người dân trong việc tìm hiểu thông tin và nắm rõ các thủ tục hành chính.
Theo Nghị định này, cơ quan nhà nước có trách nhiệm cung cấp công khai, minh bạch, kịp thời, đầy đủ và chính xác trên môi trường mạng những thông tin theo quy định của khoản 2 Điều 28 của Luật Công nghệ thông tin; pháp luật về phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các quy định khác của pháp luật về công khai, minh bạch thông tin.
Những quy định này áp dụng với các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các cấp và các đơn vị sự nghiệp sử dụng ngân sách Nhà nước.
Đặc biệt, Nghị định này cũng quy định các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm cung cấp trên môi trường mạng. Việc cung cấp thông tin được thực hiện theo nguyên tắc tạo điều kiện cho người dân tiếp cận nhanh chóng, dễ dàng, tránh phải cung cấp nhiều lần cùng một nội dung thông tin.
Cơ quan nhà nước cũng có trách nhiệm tạo thuận lợi cho các hoạt động trên môi trường mạng bao gồm: tiếp nhận ý kiến góp ý, khiếu nại, tố cáo, yêu cầu cung cấp thông tin của tổ chức, cá nhân; lưu trữ, xử lý, cập nhật, cung cấp thông tin, trả lời các yêu cầu; chuyển yêu cầu cung cấp thông tin đến đúng cơ quan có liên quan nếu nội dung yêu cầu cung cấp thông tin vượt quá chức năng, nhiệm vụ hoặc quyền hạn của cơ quan mình.
Người đứng đầu cơ quan Nhà nước các cấp có trách nhiệm chỉ đạo việc ứng dụng công nghệ thông tin vào xử lý công việc, tăng cường sử dụng văn bản điện tử, từng bước thay thế văn bản giấy trong quản lý, điều hành và trao đổi thông tin. Các loại biểu mẫu hành chính cần thiết giải quyết cho công việc của người dân, tổ chức từng bước được chuẩn hóa và công bố công khai trên trang thông tin điện tử của cơ quan Nhà nước.
Việc xây dựng các biểu mẫu điện tử của các cơ quan Nhà nước cũng phải đáp ứng các yêu cầu như thông tin đơn giản, dễ hiểu, không chồng chéo và phù hợp với quy trình công việc liên quan; khuôn dạng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quy định để dễ dàng tải xuống, hiển thị và in ấn bằng các phương tiện điện tử phổ biến.
Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND cấp tỉnh có trách nhiệm phải công bố danh mục, lộ trình cung cấp các dịch vụ hành chính công trên môi trường mạng; hướng dẫn tổ chức, cá nhân tham gia giao dịch với cơ quan Nhà nước khi thực hiện các dịch vụ hành chính công trên môi trường mạng.
Cũng để hỗ trợ cho việc tiếp xúc của người dân với các cơ quan công quyền qua mạng, UBND các tỉnh phải có chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân triển khai rộng khắp các điểm truy nhập Internet công cộng đồng thời tăng cường hướng dẫn phương pháp truy nhập và sử dụng thông tin, dịch vụ hành chính công trên môi trường mạng.
Các cơ quan Nhà nước phải có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức, cá nhân dễ dàng truy nhập thông tin và dịch vụ hành chính công trên môi trường mạng. Cơ sở hạ tầng thông tin của các cơ quan Nhà nước cũng phải đáp ứng giao dịch điện tử qua các phương tiện truy nhập thông tin Internet thông dụng của xã hội.
Theo nhận xét của nhiều chuyên gia trong ngành công nghệ thông tin, mặc dù đã được nhắc tới từ nhiều năm nay và đã thực hiện ở một số cơ quan hành chính Nhà nước nhưng việc cho tới nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin, đưa thông tin lên mạng vẫn chưa được thực hiện một cách đồng bộ, đúng quy trình, thậm chí mỗi cơ quan thực hiện theo cách thức riêng của mình.
Bên cạnh đó, vẫn còn rất nhiều các cơ quan chưa chú trọng đến vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin và đưa thông tin lên mạng. Chính vì vậy, một Nghị định về vấn đề này là hết sức cần thiết trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập WTO.
Với việc quy định đưa thông tin lên mạng cùng với các biểu mẫu hành chính, Nghị định mới cũng giúp tạo ra một môi trường minh bạch công khai hơn và tiết kiệm được một khoản kinh phí không nhỏ do thực hiện trao đổi thông tin điện tử giữa các cơ quan Nhà nước các cấp.
Đây là lần đầu tiên, việc ứng dụng công nghệ thông tin và đưa thông tin lên mạng của các cơ quan Nhà nước đã được quy định một cách cụ thể, rõ ràng.
Đây được xem là một trong những quy định quan trọng nhằm giúp minh bạch hóa việc đưa thông tin lên mạng của các cơ quan công quyền, tạo thuận lợi cho người dân trong việc tìm hiểu thông tin và nắm rõ các thủ tục hành chính.
Theo Nghị định này, cơ quan nhà nước có trách nhiệm cung cấp công khai, minh bạch, kịp thời, đầy đủ và chính xác trên môi trường mạng những thông tin theo quy định của khoản 2 Điều 28 của Luật Công nghệ thông tin; pháp luật về phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các quy định khác của pháp luật về công khai, minh bạch thông tin.
Những quy định này áp dụng với các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các cấp và các đơn vị sự nghiệp sử dụng ngân sách Nhà nước.
Đặc biệt, Nghị định này cũng quy định các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm cung cấp trên môi trường mạng. Việc cung cấp thông tin được thực hiện theo nguyên tắc tạo điều kiện cho người dân tiếp cận nhanh chóng, dễ dàng, tránh phải cung cấp nhiều lần cùng một nội dung thông tin.
Cơ quan nhà nước cũng có trách nhiệm tạo thuận lợi cho các hoạt động trên môi trường mạng bao gồm: tiếp nhận ý kiến góp ý, khiếu nại, tố cáo, yêu cầu cung cấp thông tin của tổ chức, cá nhân; lưu trữ, xử lý, cập nhật, cung cấp thông tin, trả lời các yêu cầu; chuyển yêu cầu cung cấp thông tin đến đúng cơ quan có liên quan nếu nội dung yêu cầu cung cấp thông tin vượt quá chức năng, nhiệm vụ hoặc quyền hạn của cơ quan mình.
Người đứng đầu cơ quan Nhà nước các cấp có trách nhiệm chỉ đạo việc ứng dụng công nghệ thông tin vào xử lý công việc, tăng cường sử dụng văn bản điện tử, từng bước thay thế văn bản giấy trong quản lý, điều hành và trao đổi thông tin. Các loại biểu mẫu hành chính cần thiết giải quyết cho công việc của người dân, tổ chức từng bước được chuẩn hóa và công bố công khai trên trang thông tin điện tử của cơ quan Nhà nước.
Việc xây dựng các biểu mẫu điện tử của các cơ quan Nhà nước cũng phải đáp ứng các yêu cầu như thông tin đơn giản, dễ hiểu, không chồng chéo và phù hợp với quy trình công việc liên quan; khuôn dạng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quy định để dễ dàng tải xuống, hiển thị và in ấn bằng các phương tiện điện tử phổ biến.
Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND cấp tỉnh có trách nhiệm phải công bố danh mục, lộ trình cung cấp các dịch vụ hành chính công trên môi trường mạng; hướng dẫn tổ chức, cá nhân tham gia giao dịch với cơ quan Nhà nước khi thực hiện các dịch vụ hành chính công trên môi trường mạng.
Cũng để hỗ trợ cho việc tiếp xúc của người dân với các cơ quan công quyền qua mạng, UBND các tỉnh phải có chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân triển khai rộng khắp các điểm truy nhập Internet công cộng đồng thời tăng cường hướng dẫn phương pháp truy nhập và sử dụng thông tin, dịch vụ hành chính công trên môi trường mạng.
Các cơ quan Nhà nước phải có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức, cá nhân dễ dàng truy nhập thông tin và dịch vụ hành chính công trên môi trường mạng. Cơ sở hạ tầng thông tin của các cơ quan Nhà nước cũng phải đáp ứng giao dịch điện tử qua các phương tiện truy nhập thông tin Internet thông dụng của xã hội.
Theo nhận xét của nhiều chuyên gia trong ngành công nghệ thông tin, mặc dù đã được nhắc tới từ nhiều năm nay và đã thực hiện ở một số cơ quan hành chính Nhà nước nhưng việc cho tới nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin, đưa thông tin lên mạng vẫn chưa được thực hiện một cách đồng bộ, đúng quy trình, thậm chí mỗi cơ quan thực hiện theo cách thức riêng của mình.
Bên cạnh đó, vẫn còn rất nhiều các cơ quan chưa chú trọng đến vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin và đưa thông tin lên mạng. Chính vì vậy, một Nghị định về vấn đề này là hết sức cần thiết trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập WTO.
Với việc quy định đưa thông tin lên mạng cùng với các biểu mẫu hành chính, Nghị định mới cũng giúp tạo ra một môi trường minh bạch công khai hơn và tiết kiệm được một khoản kinh phí không nhỏ do thực hiện trao đổi thông tin điện tử giữa các cơ quan Nhà nước các cấp.