Môi giới bất động sản hết thời “tay ngang”
Chậm nhất đến đầu năm 2009 tất cả những người môi giới phải có chứng chỉ hành nghề mới được phép hoạt động
Ngày 17/12, Hiệp hội Bất động sản Tp.HCM đã tổ chức tập huấn về Nghị định 153 (hướng dẫn Luật Kinh doanh bất động sản) cho các doanh nghiệp tại thành phố.
Ông Chu Văn Chung, Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ Xây dựng, cho biết theo Luật Kinh doanh bất động sản, người môi giới bất động sản phải có chứng chỉ hành nghề.
2009, môi giới phải có giấy hành nghề
Chậm nhất đến đầu năm 2009 tất cả những người môi giới phải có chứng chỉ hành nghề mới được phép hoạt động. Muốn có chứng chỉ, người môi giới phải qua lớp đào tạo của các trung tâm đào tạo (hoặc các công ty kinh doanh địa ốc có chức năng). Sau khi học xong và tốt nghiệp, các sở xây dựng sẽ cấp chứng chỉ hành nghề.
Ông Chung nói hiện nay chương trình đào tạo đang được bộ lấy ý kiến góp ý qua mạng của Bộ Xây dựng, dự kiến thời gian học từ 2-3 tuần cho các lớp thẩm định giá, môi giới... Riêng người quản lý sàn giao dịch không cần phải có chứng chỉ.
Một công ty môi giới bất động sản phải có ít nhất hai người có chứng chỉ môi giới. Đối với các doanh nghiệp mới đăng ký hoạt động trong ngành môi giới bất động sản vẫn được cơ quan chức năng xem xét cấp phép và cho “nợ” chứng chỉ. Chậm nhất là cuối năm 2008 doanh nghiệp phải “trả” các chứng chỉ này để đầu năm 2009 áp dụng.
Ông Chung cũng cho rằng Luật Kinh doanh bất động sản đã có hiệu lực (từ 1/1/2007) nên nguyên tắc tất cả giao dịch bất động sản phải thông qua sàn.
Theo đại diện Bộ Xây dựng, trước đây một số cơ quan từng tổ chức nhiều lớp thẩm định giá về bất động sản. Tuy nhiên, những người có thẻ thẩm định giá này chỉ hoạt động trong năm 2008, sau thời gian trên vẫn phải học lại theo qui định của Luật Kinh doanh bất động sản để được cấp chứng chỉ hoạt động trong lĩnh vực này.
Rối vì cái tên
Đại diện một công ty kinh doanh địa ốc kể: công ty ông có chức năng kinh doanh địa ốc, vừa qua công ty có làm dự án chung cư và khi bán khách hàng yêu cầu phải ra công chứng, nhưng phòng công chứng lại đưa ra điều kiện phải giao dịch qua sàn mới công chứng. Cuối cùng công ty ông đến Sở Kế hoạch và Đầu tư để đăng ký mở sàn thì cơ quan này cho rằng chỉ cấp phép mở trung tâm giao dịch bất động sản, không cấp phép mở sàn.
Doanh nghiệp này bức xúc: vậy mở sàn hay mở trung tâm và hai tên gọi này có gì khác nhau?
Ông Chu Văn Chung giải thích: Luật Kinh doanh bất động sản không bắt buộc chủ đầu tư khi mua bán căn hộ phải ra công chứng, chỉ có Luật Nhà ở mới qui định một số trường hợp. Do vậy việc có công chứng hay không là sự thỏa thuận giữa hai bên.
Riêng về sàn hay trung tâm giao dịch bất động sản, ông Chung nêu quan điểm: nên thống nhất với tên “sàn giao dịch bất động sản” như trong luật và Bộ Xây dựng sẽ có hướng dẫn cụ thể về chuyện này trong thông tư ban hành sắp tới.
Chấm dứt “tay không bắt giặc”
Liên quan đến việc chuyển nhượng dự án, ông Chu Văn Chung cho biết: đối với dự án qui mô từ 200ha trở lên chủ đầu tư muốn chuyển nhượng phải xin ý kiến của Chính phủ. Các dự án dưới 200ha thì UBND tỉnh, thành quyết định. Tuy nhiên dự án chuyển nhượng phải đầu tư hạ tầng theo qui định và chủ đầu tư mới phải có năng lực, có khả năng triển khai dự án, đảm bảo các điều kiện như chủ đầu tư cũ...
Chuyện huy động vốn cũng được các doanh nghiệp “làm nóng” lại. Một doanh nghiệp cho biết nếu làm như trước đây cùng lúc, một công ty có thể làm 2-3 dự án. Nhưng nay phải làm thêm phần móng mới bán được nên công ty chỉ đủ khả năng làm một dự án, khiến dự án chậm ra hàng.
Theo ông Chung, tình trạng các chủ đầu tư huy động vốn của khách hàng nhưng dự án làm chậm hoặc không làm dự án diễn ra khá nhiều ở Hà Nội cũng như Tp.HCM. Thậm chí ở Hà Nội có trường hợp chủ đầu tư huy động vốn của khách hàng để mua xe hơi, buôn gỗ. Do vậy doanh nghiệp không thể “tay không bắt giặc” mà phải kèm theo điều kiện: phải có dự án, thiết kế được duyệt và dự án phải có tiến độ trên thực tế...
Đại diện Bộ Xây dựng cho rằng qui định là nhằm bảo vệ khách hàng nhưng có trường hợp bảo vệ mà khách hàng không muốn thì phải xem lại.
Với các dự án đã huy động vốn thời gian qua, ông Chung cho biết Bộ Xây dựng đang bàn với Tp.HCM hướng giải quyết. Tuy nhiên, ông nói thêm rằng việc giải quyết làm sao thỏa đáng nhu cầu của các bên.
Ông Chu Văn Chung, Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ Xây dựng, cho biết theo Luật Kinh doanh bất động sản, người môi giới bất động sản phải có chứng chỉ hành nghề.
2009, môi giới phải có giấy hành nghề
Chậm nhất đến đầu năm 2009 tất cả những người môi giới phải có chứng chỉ hành nghề mới được phép hoạt động. Muốn có chứng chỉ, người môi giới phải qua lớp đào tạo của các trung tâm đào tạo (hoặc các công ty kinh doanh địa ốc có chức năng). Sau khi học xong và tốt nghiệp, các sở xây dựng sẽ cấp chứng chỉ hành nghề.
Ông Chung nói hiện nay chương trình đào tạo đang được bộ lấy ý kiến góp ý qua mạng của Bộ Xây dựng, dự kiến thời gian học từ 2-3 tuần cho các lớp thẩm định giá, môi giới... Riêng người quản lý sàn giao dịch không cần phải có chứng chỉ.
Một công ty môi giới bất động sản phải có ít nhất hai người có chứng chỉ môi giới. Đối với các doanh nghiệp mới đăng ký hoạt động trong ngành môi giới bất động sản vẫn được cơ quan chức năng xem xét cấp phép và cho “nợ” chứng chỉ. Chậm nhất là cuối năm 2008 doanh nghiệp phải “trả” các chứng chỉ này để đầu năm 2009 áp dụng.
Ông Chung cũng cho rằng Luật Kinh doanh bất động sản đã có hiệu lực (từ 1/1/2007) nên nguyên tắc tất cả giao dịch bất động sản phải thông qua sàn.
Theo đại diện Bộ Xây dựng, trước đây một số cơ quan từng tổ chức nhiều lớp thẩm định giá về bất động sản. Tuy nhiên, những người có thẻ thẩm định giá này chỉ hoạt động trong năm 2008, sau thời gian trên vẫn phải học lại theo qui định của Luật Kinh doanh bất động sản để được cấp chứng chỉ hoạt động trong lĩnh vực này.
Rối vì cái tên
Đại diện một công ty kinh doanh địa ốc kể: công ty ông có chức năng kinh doanh địa ốc, vừa qua công ty có làm dự án chung cư và khi bán khách hàng yêu cầu phải ra công chứng, nhưng phòng công chứng lại đưa ra điều kiện phải giao dịch qua sàn mới công chứng. Cuối cùng công ty ông đến Sở Kế hoạch và Đầu tư để đăng ký mở sàn thì cơ quan này cho rằng chỉ cấp phép mở trung tâm giao dịch bất động sản, không cấp phép mở sàn.
Doanh nghiệp này bức xúc: vậy mở sàn hay mở trung tâm và hai tên gọi này có gì khác nhau?
Ông Chu Văn Chung giải thích: Luật Kinh doanh bất động sản không bắt buộc chủ đầu tư khi mua bán căn hộ phải ra công chứng, chỉ có Luật Nhà ở mới qui định một số trường hợp. Do vậy việc có công chứng hay không là sự thỏa thuận giữa hai bên.
Riêng về sàn hay trung tâm giao dịch bất động sản, ông Chung nêu quan điểm: nên thống nhất với tên “sàn giao dịch bất động sản” như trong luật và Bộ Xây dựng sẽ có hướng dẫn cụ thể về chuyện này trong thông tư ban hành sắp tới.
Chấm dứt “tay không bắt giặc”
Liên quan đến việc chuyển nhượng dự án, ông Chu Văn Chung cho biết: đối với dự án qui mô từ 200ha trở lên chủ đầu tư muốn chuyển nhượng phải xin ý kiến của Chính phủ. Các dự án dưới 200ha thì UBND tỉnh, thành quyết định. Tuy nhiên dự án chuyển nhượng phải đầu tư hạ tầng theo qui định và chủ đầu tư mới phải có năng lực, có khả năng triển khai dự án, đảm bảo các điều kiện như chủ đầu tư cũ...
Chuyện huy động vốn cũng được các doanh nghiệp “làm nóng” lại. Một doanh nghiệp cho biết nếu làm như trước đây cùng lúc, một công ty có thể làm 2-3 dự án. Nhưng nay phải làm thêm phần móng mới bán được nên công ty chỉ đủ khả năng làm một dự án, khiến dự án chậm ra hàng.
Theo ông Chung, tình trạng các chủ đầu tư huy động vốn của khách hàng nhưng dự án làm chậm hoặc không làm dự án diễn ra khá nhiều ở Hà Nội cũng như Tp.HCM. Thậm chí ở Hà Nội có trường hợp chủ đầu tư huy động vốn của khách hàng để mua xe hơi, buôn gỗ. Do vậy doanh nghiệp không thể “tay không bắt giặc” mà phải kèm theo điều kiện: phải có dự án, thiết kế được duyệt và dự án phải có tiến độ trên thực tế...
Đại diện Bộ Xây dựng cho rằng qui định là nhằm bảo vệ khách hàng nhưng có trường hợp bảo vệ mà khách hàng không muốn thì phải xem lại.
Với các dự án đã huy động vốn thời gian qua, ông Chung cho biết Bộ Xây dựng đang bàn với Tp.HCM hướng giải quyết. Tuy nhiên, ông nói thêm rằng việc giải quyết làm sao thỏa đáng nhu cầu của các bên.