Mua bản quyền truyền hình Euro 2008, coi chừng trả giá đắt
Bản quyền truyền hình Euro 2008 lần đầu tiên được đặt ra dưới hình thức bán “market by market” (bán từng thị trường một)
Vòng chung kết Euro (Giải vô địch bóng đá châu Âu) 2008 còn một năm nữa mới khởi tranh, nhưng ngay từ bây giờ chuyện bản quyền truyền hình đã “nóng” ở nhiều nước.
Chỉ riêng tại Việt Nam hiện đã có 14 nhà đài, công ty vào cuộc đua. Tuy nhiên, tất cả cần thận trọng, coi chừng sập bẫy...
Giá gấp đôi World Cup!
Cách làm của FIFA và UEFA (Liên đoàn Bóng đá châu Âu) đều giống nhau trong việc bán bản quyền truyền hình. Nếu tại World Cup 2006, FIFA giao quyền khai thác bản quyền truyền hình cho Công ty Infront, thì với Euro 2008, UEFA giao cho S5 (Sportfive).
Hiện nay, S5 đang bị rất nhiều hãng truyền thông lớn trên thế giới, kể cả Áo - một trong hai nước đồng chủ nhà Euro - lên tiếng “tẩy chay” vì S5 đòi tiền quá cao! Nhà phân phối S5 đã đưa ra giá gấp đôi so với World Cup (khoảng 2 triệu USD trở lên), trong khi Euro chỉ có 31 trận, bằng một nửa của World Cup!
Trên website của UEFA, ngay ở châu Âu - tâm điểm của sự kiện Euro, hiện nay S5 chỉ bán được bản quyền cho 22 quốc gia nhỏ. Còn 14 quốc gia lớn, đặc biệt là Đức, Anh, Pháp, Tây Ban Nha, đã rao bán từ một năm rưỡi qua nhưng các hãng truyền hình lớn của những nước này đều từ chối trước đòi hỏi quá đáng về lợi nhuận của S5.
Bản quyền truyền hình Euro 2008 lần đầu tiên được đặt ra dưới hình thức bán “market by market” (bán từng thị trường một). Chiêu này được giới truyền hình quốc tế phân tích là “cái bẫy” đẩy Hiệp hội Truyền hình châu Âu và Hiệp hội Truyền hình châu Á - Thái Bình Dương (ABU) ra ngoài các cuộc thương thảo. Và miếng bánh được treo lơ lửng để các đài nhỏ lao vào tranh nhau, đẩy giá lên cao. Nói cách khác, S5 tính chuyện cao tay ấn, đó là thoát khỏi sức ép của các đài truyền hình đại gia.
Tuy nhiên, ABU đã vào cuộc và phát đi một bản báo cáo phân tích tình hình (tuy nhiên không có đài truyền hình nào là thành viên của ABU tại Việt Nam được biết). Trong đó, ABU lấy chuyện ở Anh để dẫn chứng và phân tích. Theo ABU, S5 mong muốn thu được 179 triệu USD tại Anh, đồng thời họ muốn phá vỡ cuộc bắt tay của hai đài lớn nhất là BBC và ITV.
Tuy nhiên, BBC và ITV cũng không vừa khi quyết định không quan tâm đến Euro! Và chắc chắn họ cũng có chiêu trả đũa, khiến một số hãng còn lại chào giá rất thấp so với những gì mà S5 đòi hỏi.
Ở một số nước khác, nhiều đài truyền hình tỏ rõ thái độ không muốn thương thảo nữa, thậm chí ở quốc gia đồng chủ nhà là Áo cũng vậy: “Chúng tôi có thể giành được bản quyền truyền hình Euro ngay ngày mai nếu chúng tôi trả giá khủng khiếp mà S5 đòi hỏi. Nhưng chúng tôi cực lực phản đối và không ký thỏa thuận”, người phát ngôn của Hãng truyền hình ORF (Áo) tuyên bố.
“Nóng” ở Việt Nam!
Báo giới đã liên lạc với những người có trách nhiệm của hai đài VTV và VTC, những đài truyền hình “máu” thể thao nhất ở Việt Nam.
Tuy nhiên, tất cả đều từ chối bình luận về chuyện bản quyền truyền hình Euro, bởi tất cả đều ngại bị S5 gạt ra khỏi cuộc đua!
Website chính thức của UEFA (www.uefa.com) thông báo họ đang thương thảo bản quyền truyền hình Euro tại Việt Nam kể từ ngày 26/3 cùng với Thái Lan và năm nước khác. Nhưng thực tế cuộc chạy đua đã bắt đầu từ vài tháng trước!
Các nhà đài lớn như VTV, VTC, HTV vì áp lực phục vụ khán giả rất lớn nên không thể đứng ngoài cuộc. Còn các công ty môi giới như FPT Media, Đất Việt... biết được “miếng bánh” phân phối hấp dẫn từ việc bán lại cũng lao vào cuộc.
“Phải mua được bản quyền Euro bằng mọi giá”, đại diện một công ty từng mua được bản quyền truyền hình World Cup nhờ sự lơ đễnh của tất cả các nhà đài đã chỉ thị cho cấp dưới như vậy.
Cách thức mà S5 áp dụng tại Việt Nam cũng tương tự ở các nước, đó là “miếng phó mát” cứ treo lơ lửng để các đài, công ty lao vào đua nhau bỏ giá cao.
Tuy nhiên, đã có một vài người tỉnh táo rút lui. Giám đốc một công ty mua bán bản quyền lớn tại Việt Nam (đề nghị không nêu tên) cho biết: “Thật sự chúng tôi cũng rất quan tâm đến bản quyền Euro 2008 vì biết sức hấp dẫn của giải tại Việt Nam không kém gì World Cup, nhưng qua các cuộc liên hệ với S5 chúng tôi thấy cách làm việc của họ có điều gì đó không ổn. Họ vời tất cả các nhà đài lớn và các công ty môi giới ở Việt Nam, nhưng cứ hé thông tin cho nơi này biết rằng họ đang tiếp xúc với cả nơi kia, khiến các nhà đài, công ty sợ mình chậm chân trong thương vụ này và tất cả lao về phía họ. Chúng tôi là doanh nghiệp, là người đi mua, người bán phải tôn trọng người mua chứ không thể làm khó người mua dù món hàng của mình có quí giá đến đâu.
Chúng tôi quyết định rút khi nhận được thông tin ban đầu của họ là mong muốn thu được tiền bản quyền truyền hình Euro 2008 ở thị trường Việt Nam cao gấp đôi World Cup 2006. Các nhà đài còn có thể dựa phần nào vào “bầu sữa” ngân sách, chứ doanh nghiệp thì không. Vì thế chúng tôi không thể mua bằng mọi giá. Nếu mua về bán lại giá cao mà các nhà đài từ chối thì chúng tôi sẽ phá sản. Chúng tôi không mạo hiểm với bài toán kinh doanh như vậy và cũng không làm “quân xanh” cho S5 hay nơi khác trong cuộc mua bán này nhằm đẩy giá ở thị trường Việt Nam”.
Euro quả là hấp dẫn khán giả Việt Nam. Nhưng nếu tất cả các nơi không tỉnh táo trong cuộc đấu thầu bản quyền truyền hình đầu tiên kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO, họ sẽ phải trả giá đắt bằng việc “chảy máu” rất nhiều ngoại tệ cho các công ty nước ngoài hoặc các nhà môi giới trong nước, lặp lại cuộc “nội chiến” như World Cup 2006.
(Theo Tuổi Trẻ)
Chỉ riêng tại Việt Nam hiện đã có 14 nhà đài, công ty vào cuộc đua. Tuy nhiên, tất cả cần thận trọng, coi chừng sập bẫy...
Giá gấp đôi World Cup!
Cách làm của FIFA và UEFA (Liên đoàn Bóng đá châu Âu) đều giống nhau trong việc bán bản quyền truyền hình. Nếu tại World Cup 2006, FIFA giao quyền khai thác bản quyền truyền hình cho Công ty Infront, thì với Euro 2008, UEFA giao cho S5 (Sportfive).
Hiện nay, S5 đang bị rất nhiều hãng truyền thông lớn trên thế giới, kể cả Áo - một trong hai nước đồng chủ nhà Euro - lên tiếng “tẩy chay” vì S5 đòi tiền quá cao! Nhà phân phối S5 đã đưa ra giá gấp đôi so với World Cup (khoảng 2 triệu USD trở lên), trong khi Euro chỉ có 31 trận, bằng một nửa của World Cup!
Trên website của UEFA, ngay ở châu Âu - tâm điểm của sự kiện Euro, hiện nay S5 chỉ bán được bản quyền cho 22 quốc gia nhỏ. Còn 14 quốc gia lớn, đặc biệt là Đức, Anh, Pháp, Tây Ban Nha, đã rao bán từ một năm rưỡi qua nhưng các hãng truyền hình lớn của những nước này đều từ chối trước đòi hỏi quá đáng về lợi nhuận của S5.
Bản quyền truyền hình Euro 2008 lần đầu tiên được đặt ra dưới hình thức bán “market by market” (bán từng thị trường một). Chiêu này được giới truyền hình quốc tế phân tích là “cái bẫy” đẩy Hiệp hội Truyền hình châu Âu và Hiệp hội Truyền hình châu Á - Thái Bình Dương (ABU) ra ngoài các cuộc thương thảo. Và miếng bánh được treo lơ lửng để các đài nhỏ lao vào tranh nhau, đẩy giá lên cao. Nói cách khác, S5 tính chuyện cao tay ấn, đó là thoát khỏi sức ép của các đài truyền hình đại gia.
Tuy nhiên, ABU đã vào cuộc và phát đi một bản báo cáo phân tích tình hình (tuy nhiên không có đài truyền hình nào là thành viên của ABU tại Việt Nam được biết). Trong đó, ABU lấy chuyện ở Anh để dẫn chứng và phân tích. Theo ABU, S5 mong muốn thu được 179 triệu USD tại Anh, đồng thời họ muốn phá vỡ cuộc bắt tay của hai đài lớn nhất là BBC và ITV.
Tuy nhiên, BBC và ITV cũng không vừa khi quyết định không quan tâm đến Euro! Và chắc chắn họ cũng có chiêu trả đũa, khiến một số hãng còn lại chào giá rất thấp so với những gì mà S5 đòi hỏi.
Ở một số nước khác, nhiều đài truyền hình tỏ rõ thái độ không muốn thương thảo nữa, thậm chí ở quốc gia đồng chủ nhà là Áo cũng vậy: “Chúng tôi có thể giành được bản quyền truyền hình Euro ngay ngày mai nếu chúng tôi trả giá khủng khiếp mà S5 đòi hỏi. Nhưng chúng tôi cực lực phản đối và không ký thỏa thuận”, người phát ngôn của Hãng truyền hình ORF (Áo) tuyên bố.
“Nóng” ở Việt Nam!
Báo giới đã liên lạc với những người có trách nhiệm của hai đài VTV và VTC, những đài truyền hình “máu” thể thao nhất ở Việt Nam.
Tuy nhiên, tất cả đều từ chối bình luận về chuyện bản quyền truyền hình Euro, bởi tất cả đều ngại bị S5 gạt ra khỏi cuộc đua!
Website chính thức của UEFA (www.uefa.com) thông báo họ đang thương thảo bản quyền truyền hình Euro tại Việt Nam kể từ ngày 26/3 cùng với Thái Lan và năm nước khác. Nhưng thực tế cuộc chạy đua đã bắt đầu từ vài tháng trước!
Các nhà đài lớn như VTV, VTC, HTV vì áp lực phục vụ khán giả rất lớn nên không thể đứng ngoài cuộc. Còn các công ty môi giới như FPT Media, Đất Việt... biết được “miếng bánh” phân phối hấp dẫn từ việc bán lại cũng lao vào cuộc.
“Phải mua được bản quyền Euro bằng mọi giá”, đại diện một công ty từng mua được bản quyền truyền hình World Cup nhờ sự lơ đễnh của tất cả các nhà đài đã chỉ thị cho cấp dưới như vậy.
Cách thức mà S5 áp dụng tại Việt Nam cũng tương tự ở các nước, đó là “miếng phó mát” cứ treo lơ lửng để các đài, công ty lao vào đua nhau bỏ giá cao.
Tuy nhiên, đã có một vài người tỉnh táo rút lui. Giám đốc một công ty mua bán bản quyền lớn tại Việt Nam (đề nghị không nêu tên) cho biết: “Thật sự chúng tôi cũng rất quan tâm đến bản quyền Euro 2008 vì biết sức hấp dẫn của giải tại Việt Nam không kém gì World Cup, nhưng qua các cuộc liên hệ với S5 chúng tôi thấy cách làm việc của họ có điều gì đó không ổn. Họ vời tất cả các nhà đài lớn và các công ty môi giới ở Việt Nam, nhưng cứ hé thông tin cho nơi này biết rằng họ đang tiếp xúc với cả nơi kia, khiến các nhà đài, công ty sợ mình chậm chân trong thương vụ này và tất cả lao về phía họ. Chúng tôi là doanh nghiệp, là người đi mua, người bán phải tôn trọng người mua chứ không thể làm khó người mua dù món hàng của mình có quí giá đến đâu.
Chúng tôi quyết định rút khi nhận được thông tin ban đầu của họ là mong muốn thu được tiền bản quyền truyền hình Euro 2008 ở thị trường Việt Nam cao gấp đôi World Cup 2006. Các nhà đài còn có thể dựa phần nào vào “bầu sữa” ngân sách, chứ doanh nghiệp thì không. Vì thế chúng tôi không thể mua bằng mọi giá. Nếu mua về bán lại giá cao mà các nhà đài từ chối thì chúng tôi sẽ phá sản. Chúng tôi không mạo hiểm với bài toán kinh doanh như vậy và cũng không làm “quân xanh” cho S5 hay nơi khác trong cuộc mua bán này nhằm đẩy giá ở thị trường Việt Nam”.
Euro quả là hấp dẫn khán giả Việt Nam. Nhưng nếu tất cả các nơi không tỉnh táo trong cuộc đấu thầu bản quyền truyền hình đầu tiên kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO, họ sẽ phải trả giá đắt bằng việc “chảy máu” rất nhiều ngoại tệ cho các công ty nước ngoài hoặc các nhà môi giới trong nước, lặp lại cuộc “nội chiến” như World Cup 2006.
(Theo Tuổi Trẻ)