Mua mũ bảo hiểm, nên thận trọng
Trước "mê hồn trận" mũ bảo hiểm hiện nay, người tiêu dùng vẫn rất dễ rơi vào cảnh "tiền mất tật mang"
Thị trường mũ bảo hiểm đang sôi động trở lại sau khi có thông tin sẽ bắt buộc người tham gia giao thông phải đội mũ trên mọi tuyến đường.
Tuy nhiên, trước "mê hồn trận" mũ bảo hiểm hiện nay, người tiêu dùng vẫn rất dễ rơi vào cảnh "tiền mất tật mang" khi hàng thật - giả vẫn nhập nhèm "tranh tối tranh sáng".
Đáp ứng nhu cầu thị trường, các nhà sản xuất đã rất nhanh nhạy tung ra rất nhiều sản phẩm, đa dạng về giá cả lẫn mẫu mã. Trên các tuyến đường dọc phố Huế và Nguyễn Văn Cừ (Long Biên, Hà Nội) dịp này đã "mọc" thêm hàng chục cửa hàng bán mũ bảo hiểm...
Phong phú chủng loại, mẫu mã
Sản phẩm gồm có hàng trong nước, hàng nhập khẩu, rồi cả hàng nhái, hàng giả kém chất lượng bày bán lẫn lộn, giá bán theo kiểu "tăng dần đều".
Một chiếc mũ bảo hiểm trên thị trường hiện có giá trong khoảng từ 65.000 đến... 600.000 đồng/cái. Rẻ hơn nữa là loại mũ đầu trọc làm bằng nhựa thủ công chuyên dùng đối phó với công an, giá chỉ 12.000-15.000 đồng/cái.
Qua khảo sát thị trường mũ bảo hiểm tại Hà Nội, sản phẩm của các hãng có tên tuổi như Apollo có giá bán khoảng 300.000 đồng/cái, Amoro xịn: 120.000 đồng/cái, "dởm" 60.000 đồng/cái; Protec, Zeus, LuckyStar đều có mức 150.000 - 180.000 đồng/cái....
Các loại mũ của nhiều nhà sản xuất lớn có chất lượng tốt nhưng do giá thành lại khá cao nên không thuộc hàng bán chạy. Trong khi đó, mũ bảo hiểm nhập lậu từ Trung Quốc, Đài Loan... với ưu thế giá rẻ, chất lượng tương đối, mẫu mã phong phú... đang thu hút phần lớn khách hàng.
Sự đa dạng về chủng loại của mũ bảo hiểm khiến người mua không khỏi băn khoăn khi muốn tìm cho mình một chiếc mũ thực sự đảm bảo chất lượng. Chị Nguyễn Thị Mai (ngõ Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội) vào mua mũ bảo hiểm tại một cửa hàng đầu phố Huế, sau một hồi ngắm nghía đến hoa cả mắt, đành quay ra vì: "Một cửa hàng nhỏ như vậy mà có tới mười mấy loại mũ. Giá thì trên trời dưới biển, không biết đường nào mà lần!".
Nhập nhèm chất lượng
Trong khi đó, rất nhiều mũ bày bán trên thị trường hiện nay không được gắn nhãn mác cụ thể và nguồn gốc xuất xứ cũng không rõ ràng. Phần đông những người có nhu cầu tìm mua những chiếc mũ đảm bảo chất lượng cảm thấy "bất an" vì nguồn gốc xuất xứ.
Chỉ tính riêng loại mũ Amoro của Công ty TNHH Amoro Việt Nam đã có rất nhiều hàng giả, hàng nhái chất lượng kém của các cơ sở sản xuất nhỏ như Amono, Amore, Amaro...
Không chỉ riêng Amoro mà rất nhiều các công ty khác cũng lâm vào cảnh tương tự. Công ty thiết bị và sản phẩm an toàn Việt Nam (Protec) bị "nhái" nhiều quá đành tự bảo vệ mình bằng cách liên tục đổi mới sản phẩm, màu sắc, mẫu mã.
Theo Quyết định 52/2001 của Bộ Khoa học Công nghệ thì mũ bảo hiểm sản xuất trong nước bắt buộc phải phù hợp với Tiêu chuẩn Việt Nam 5756-2001, còn đối với mũ bảo hiểm nhập khẩu phải được kiểm tra chất lượng và chứng nhận phù hợp với Tiêu chuẩn Việt Nam hoặc tiêu chuẩn quốc gia về mũ bảo hiểm của nước xuất khẩu tương đương với Tiêu chuẩn Việt Nam.
Việc kiểm tra chất lượng mũ bảo hiểm nhập khẩu theo đường chính ngạch được thực hiện theo từng lô hàng và được in, dán tem chứng nhận hoặc logo của tổ chức chứng nhận được chỉ định trước khi nhập vào Việt Nam.
Qui định là như vậy, nhưng dạo quanh thị trường mũ thì đa phần không thấy mũ dán tem hãy nhãn mác gì cả. Những cửa hàng như vậy vẫn ngang nhiên bày bán mũ một cách công khai.
Trước sự nhập nhèm về chất lượng và nguồn gốc mũ bảo hiểm, câu hỏi đặt ra là làm sao để người tiêu dùng mua được một chiếc mũ đảm bảo không phải hàng nhái, hàng giả. Theo bà Trần Thị Nguyệt Anh, Giám đốc Công ty Amoro Việt Nam, khách hàng nên chọn sản phẩm chính hãng để đảm bảo quyền lợi của mình.
Nhiều nhà sản xuất khác cũng khuyến cáo khách hàng, các sản phẩm đạt tiêu chuẩn kĩ thuật an toàn thường ghi rõ công ty sản xuất có địa chỉ, xuất xứ và tem công bố đạt chuẩn chất lượng của Cục tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng.
Theo đó, vỏ mũ phải được chế tạo từ nhựa chịu lực tiêu chuẩn quốc tế, ngăn cản được vật cứng, nhọn đâm xuyên qua mũ, dây đeo và móc khóa có khả năng giữ được mũ trên đầu không văng ra ngoài khi bị tai nạn.
Tuy nhiên, trước "mê hồn trận" mũ bảo hiểm hiện nay, người tiêu dùng vẫn rất dễ rơi vào cảnh "tiền mất tật mang" khi hàng thật - giả vẫn nhập nhèm "tranh tối tranh sáng".
Đáp ứng nhu cầu thị trường, các nhà sản xuất đã rất nhanh nhạy tung ra rất nhiều sản phẩm, đa dạng về giá cả lẫn mẫu mã. Trên các tuyến đường dọc phố Huế và Nguyễn Văn Cừ (Long Biên, Hà Nội) dịp này đã "mọc" thêm hàng chục cửa hàng bán mũ bảo hiểm...
Phong phú chủng loại, mẫu mã
Sản phẩm gồm có hàng trong nước, hàng nhập khẩu, rồi cả hàng nhái, hàng giả kém chất lượng bày bán lẫn lộn, giá bán theo kiểu "tăng dần đều".
Một chiếc mũ bảo hiểm trên thị trường hiện có giá trong khoảng từ 65.000 đến... 600.000 đồng/cái. Rẻ hơn nữa là loại mũ đầu trọc làm bằng nhựa thủ công chuyên dùng đối phó với công an, giá chỉ 12.000-15.000 đồng/cái.
Qua khảo sát thị trường mũ bảo hiểm tại Hà Nội, sản phẩm của các hãng có tên tuổi như Apollo có giá bán khoảng 300.000 đồng/cái, Amoro xịn: 120.000 đồng/cái, "dởm" 60.000 đồng/cái; Protec, Zeus, LuckyStar đều có mức 150.000 - 180.000 đồng/cái....
Các loại mũ của nhiều nhà sản xuất lớn có chất lượng tốt nhưng do giá thành lại khá cao nên không thuộc hàng bán chạy. Trong khi đó, mũ bảo hiểm nhập lậu từ Trung Quốc, Đài Loan... với ưu thế giá rẻ, chất lượng tương đối, mẫu mã phong phú... đang thu hút phần lớn khách hàng.
Sự đa dạng về chủng loại của mũ bảo hiểm khiến người mua không khỏi băn khoăn khi muốn tìm cho mình một chiếc mũ thực sự đảm bảo chất lượng. Chị Nguyễn Thị Mai (ngõ Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội) vào mua mũ bảo hiểm tại một cửa hàng đầu phố Huế, sau một hồi ngắm nghía đến hoa cả mắt, đành quay ra vì: "Một cửa hàng nhỏ như vậy mà có tới mười mấy loại mũ. Giá thì trên trời dưới biển, không biết đường nào mà lần!".
Nhập nhèm chất lượng
Trong khi đó, rất nhiều mũ bày bán trên thị trường hiện nay không được gắn nhãn mác cụ thể và nguồn gốc xuất xứ cũng không rõ ràng. Phần đông những người có nhu cầu tìm mua những chiếc mũ đảm bảo chất lượng cảm thấy "bất an" vì nguồn gốc xuất xứ.
Chỉ tính riêng loại mũ Amoro của Công ty TNHH Amoro Việt Nam đã có rất nhiều hàng giả, hàng nhái chất lượng kém của các cơ sở sản xuất nhỏ như Amono, Amore, Amaro...
Không chỉ riêng Amoro mà rất nhiều các công ty khác cũng lâm vào cảnh tương tự. Công ty thiết bị và sản phẩm an toàn Việt Nam (Protec) bị "nhái" nhiều quá đành tự bảo vệ mình bằng cách liên tục đổi mới sản phẩm, màu sắc, mẫu mã.
Theo Quyết định 52/2001 của Bộ Khoa học Công nghệ thì mũ bảo hiểm sản xuất trong nước bắt buộc phải phù hợp với Tiêu chuẩn Việt Nam 5756-2001, còn đối với mũ bảo hiểm nhập khẩu phải được kiểm tra chất lượng và chứng nhận phù hợp với Tiêu chuẩn Việt Nam hoặc tiêu chuẩn quốc gia về mũ bảo hiểm của nước xuất khẩu tương đương với Tiêu chuẩn Việt Nam.
Việc kiểm tra chất lượng mũ bảo hiểm nhập khẩu theo đường chính ngạch được thực hiện theo từng lô hàng và được in, dán tem chứng nhận hoặc logo của tổ chức chứng nhận được chỉ định trước khi nhập vào Việt Nam.
Qui định là như vậy, nhưng dạo quanh thị trường mũ thì đa phần không thấy mũ dán tem hãy nhãn mác gì cả. Những cửa hàng như vậy vẫn ngang nhiên bày bán mũ một cách công khai.
Trước sự nhập nhèm về chất lượng và nguồn gốc mũ bảo hiểm, câu hỏi đặt ra là làm sao để người tiêu dùng mua được một chiếc mũ đảm bảo không phải hàng nhái, hàng giả. Theo bà Trần Thị Nguyệt Anh, Giám đốc Công ty Amoro Việt Nam, khách hàng nên chọn sản phẩm chính hãng để đảm bảo quyền lợi của mình.
Nhiều nhà sản xuất khác cũng khuyến cáo khách hàng, các sản phẩm đạt tiêu chuẩn kĩ thuật an toàn thường ghi rõ công ty sản xuất có địa chỉ, xuất xứ và tem công bố đạt chuẩn chất lượng của Cục tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng.
Theo đó, vỏ mũ phải được chế tạo từ nhựa chịu lực tiêu chuẩn quốc tế, ngăn cản được vật cứng, nhọn đâm xuyên qua mũ, dây đeo và móc khóa có khả năng giữ được mũ trên đầu không văng ra ngoài khi bị tai nạn.