“Mục tiêu của đổi mới không phải là tạo ra những cú sốc”
Người đứng đầu ngành giáo dục nhận được nhiều chất vấn của đại biểu Quốc hội liên quan đến đổi mới thi cử
“Mục tiêu của đổi mới căn bản đào tạo là không phải tạo ra những cú sốc, mà tạo sự thay đổi, biến chuyển của chất lượng tốt lên”, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận khẳng định trước lo lắng của nhiều đại biểu về kỳ thi quốc gia sắp tới.
Là vị bộ trưởng cuối cùng đăng đàn trả lời chất vấn trực tiếp trước Quốc hội, chiều 12/6, Bộ trưởng Luận đã nhận được khá nhiều chất vấn liên quan đến đổi mới thi cử.
Không thay đổi đột ngột
“Năm ngoái tốt nghiệp trung học phổ thông là do các tỉnh và các cơ sở giáo dục phổ thông tổ chức thi, kết quả cao, khoảng 98-99%. Nhưng năm nay do các cơ sở giáo dục đại học chủ trì nên nhân dân lo lắng, các cơ sở này làm nghiêm thì có thể tỷ lệ tốt nghiệp sẽ thấp, Bộ trưởng có giải pháp như thế nào?”, đại biểu Trịnh Ngọc Thạch (Hà Nội) chất vấn.
Bộ trưởng cho biết, đã tính toán đến việc có barem điểm cho kỹ càng, làm sao để quá trình thi cử diễn ra một cách nghiêm túc, không để chỗ cho sự không trung thực, gian lận trong thi cử phá hoại trong quá trình giáo dục nhân cách cho học sinh.
“Còn kết quả, đã gọi là tốt nghiệp phổ thông thì phải là phần lớn các cháu, chứ không thể có sự thay đổi đột ngột ở đây được”, Bộ trưởng quả quyết.
Người đứng đầu ngành giáo dục cũng khẳng định sẽ “không để có những cú sốc lớn trong xã hội trong quá trình triển khai”.
Bộ trưởng khái quát, đổi mới kỳ thi lần này, các thầy cô giáo, các nhà trường và các cơ quan quản lý giáo dục nhận phần khó khăn về phía mình và tạo thuận lợi tối đa cho học sinh. Số lần đi thi giảm đi, số bài thi phải làm giảm đi, khoảng cách đi lại giảm đi, có kết quả thi rồi mới cân nhắc lựa chọn để vào trường mình có khả năng trúng tuyển.
Nhưng lo lắng của các vị đại biểu vẫn còn nhiều.
Mất cơ hội vào đại học?
Đại biểu Nguyễn Minh Lâm (Long An) cho rằng có một số vấn đề phát sinh chưa được đánh giá một cách kỹ lưỡng, nhất là điều kiện về hạ tầng, nơi ăn, ở, sinh hoạt của một số địa phương chưa đáp ứng yêu cầu cho kỳ thi sắp tới.
“Đây không chỉ là nỗi lo của học sinh, phụ huynh mà còn là gánh nặng của chính quyền địa phương, nơi tổ chức kỳ thi, vậy Bộ trưởng có giải pháp gì để xử lý?”, đại biểu Lâm hỏi.
Bộ trưởng Luận cho biết, chỗ ở, chỗ ăn uống ở 38 cụm thi năm nay đã được lường trước, tính toán và có giải pháp triển khai.
Theo đại biểu Nguyễn Tiến Sinh (Hòa Bình) là cách tổ chức thi theo cụm chưa nhận được sự đồng thuận cao của xã hội.
Tham gia đi thi cụm để xét tuyển đại học, điều kiện đi lai, ăn ở khó khăn còn thi ở địa phương chỉ lấy kết quả xét tốt nghiệp là chính. Quy định như vậy liệu có lấy đi cơ hội vào đại học của các cháu hay không? đại biểu Sinh chất vấn.
“Học sinh chỉ đăng ký để thi tốt nghiệp mà không đăng ký thi lấy kết quả thi xét tuyển đại học thì vẫn có cơ hội để vào đại học, vì Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có quy chế để các trường đại học có phương án tuyển sinh riêng của mình”, Bộ trưởng trả lời.
Cùng băn khoăn về thi theo cụm, đại biểu Đặng Thị Kim Chi (Phú Yên) hỏi, tại sao một chủ trương lớn như vậy mà không tổ chức thí điểm, rút kinh nghiệm hoặc hỏi ý kiến lãnh đạo địa phương hoặc là của Mặt trận trước khi tiến hành.
Với đổi mới này, đại biểu Kim Chi cho rằng có một bộ phận học sinh vì điều kiện kinh tế khó khăn, chứ không phải do học lực yếu có thể mất đi cơ hội thi vào đại học. Nếu thi tại tỉnh thì năm nay các em đó thi tốt nghiệp tại tỉnh thì có thể năm sau các em đi thi đại học, nhưng phải sang tỉnh khác để thi tốt nghiệp thì các em sẽ không bao giờ được đi thi đại học nữa.
“Bộ trưởng nghĩ như thế nào đối với quyền lợi của các em này?” là chất vấn đại biểu Kim Chi dành cho Bộ trưởng Luận. Nhưng do hết thời gian, nên sáng 13/6, Bộ trưởng mới có thể trả lời câu hỏi này.
Là vị bộ trưởng cuối cùng đăng đàn trả lời chất vấn trực tiếp trước Quốc hội, chiều 12/6, Bộ trưởng Luận đã nhận được khá nhiều chất vấn liên quan đến đổi mới thi cử.
Không thay đổi đột ngột
“Năm ngoái tốt nghiệp trung học phổ thông là do các tỉnh và các cơ sở giáo dục phổ thông tổ chức thi, kết quả cao, khoảng 98-99%. Nhưng năm nay do các cơ sở giáo dục đại học chủ trì nên nhân dân lo lắng, các cơ sở này làm nghiêm thì có thể tỷ lệ tốt nghiệp sẽ thấp, Bộ trưởng có giải pháp như thế nào?”, đại biểu Trịnh Ngọc Thạch (Hà Nội) chất vấn.
Bộ trưởng cho biết, đã tính toán đến việc có barem điểm cho kỹ càng, làm sao để quá trình thi cử diễn ra một cách nghiêm túc, không để chỗ cho sự không trung thực, gian lận trong thi cử phá hoại trong quá trình giáo dục nhân cách cho học sinh.
“Còn kết quả, đã gọi là tốt nghiệp phổ thông thì phải là phần lớn các cháu, chứ không thể có sự thay đổi đột ngột ở đây được”, Bộ trưởng quả quyết.
Người đứng đầu ngành giáo dục cũng khẳng định sẽ “không để có những cú sốc lớn trong xã hội trong quá trình triển khai”.
Bộ trưởng khái quát, đổi mới kỳ thi lần này, các thầy cô giáo, các nhà trường và các cơ quan quản lý giáo dục nhận phần khó khăn về phía mình và tạo thuận lợi tối đa cho học sinh. Số lần đi thi giảm đi, số bài thi phải làm giảm đi, khoảng cách đi lại giảm đi, có kết quả thi rồi mới cân nhắc lựa chọn để vào trường mình có khả năng trúng tuyển.
Nhưng lo lắng của các vị đại biểu vẫn còn nhiều.
Mất cơ hội vào đại học?
Đại biểu Nguyễn Minh Lâm (Long An) cho rằng có một số vấn đề phát sinh chưa được đánh giá một cách kỹ lưỡng, nhất là điều kiện về hạ tầng, nơi ăn, ở, sinh hoạt của một số địa phương chưa đáp ứng yêu cầu cho kỳ thi sắp tới.
“Đây không chỉ là nỗi lo của học sinh, phụ huynh mà còn là gánh nặng của chính quyền địa phương, nơi tổ chức kỳ thi, vậy Bộ trưởng có giải pháp gì để xử lý?”, đại biểu Lâm hỏi.
Bộ trưởng Luận cho biết, chỗ ở, chỗ ăn uống ở 38 cụm thi năm nay đã được lường trước, tính toán và có giải pháp triển khai.
Theo đại biểu Nguyễn Tiến Sinh (Hòa Bình) là cách tổ chức thi theo cụm chưa nhận được sự đồng thuận cao của xã hội.
Tham gia đi thi cụm để xét tuyển đại học, điều kiện đi lai, ăn ở khó khăn còn thi ở địa phương chỉ lấy kết quả xét tốt nghiệp là chính. Quy định như vậy liệu có lấy đi cơ hội vào đại học của các cháu hay không? đại biểu Sinh chất vấn.
“Học sinh chỉ đăng ký để thi tốt nghiệp mà không đăng ký thi lấy kết quả thi xét tuyển đại học thì vẫn có cơ hội để vào đại học, vì Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có quy chế để các trường đại học có phương án tuyển sinh riêng của mình”, Bộ trưởng trả lời.
Cùng băn khoăn về thi theo cụm, đại biểu Đặng Thị Kim Chi (Phú Yên) hỏi, tại sao một chủ trương lớn như vậy mà không tổ chức thí điểm, rút kinh nghiệm hoặc hỏi ý kiến lãnh đạo địa phương hoặc là của Mặt trận trước khi tiến hành.
Với đổi mới này, đại biểu Kim Chi cho rằng có một bộ phận học sinh vì điều kiện kinh tế khó khăn, chứ không phải do học lực yếu có thể mất đi cơ hội thi vào đại học. Nếu thi tại tỉnh thì năm nay các em đó thi tốt nghiệp tại tỉnh thì có thể năm sau các em đi thi đại học, nhưng phải sang tỉnh khác để thi tốt nghiệp thì các em sẽ không bao giờ được đi thi đại học nữa.
“Bộ trưởng nghĩ như thế nào đối với quyền lợi của các em này?” là chất vấn đại biểu Kim Chi dành cho Bộ trưởng Luận. Nhưng do hết thời gian, nên sáng 13/6, Bộ trưởng mới có thể trả lời câu hỏi này.