“Muốn khai thác thị trường Nhật, phải nghiên cứu kỹ EPA”
Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng nói về một số vấn đề chính của Hiệp định Đối tác kinh tế Việt - Nhật
Hiệp định Đối tác kinh tế (EPA) Việt Nam - Nhật Bản sau hơn một năm rưỡi đàm phán đã hoàn tất thỏa thuận nguyên tắc và dự kiến đi đến ký kết chính thức vào cuối năm nay.
Nếu được ký kết, dự kiến ít nhất sẽ có 86% hàng nông lâm thủy sản và 97% hàng công nghiệp Việt Nam xuất sang Nhật sẽ được hưởng ưu đãi thuế từ hiệp định này.
Dưới đây là cuộc trao đổi của chúng tôi với ông Vũ Huy Hoàng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về thỏa thuận này.
EPA là một hiệp định mang tầm chiến lược trên nhiều lĩnh vực, tạo ra nhiều thuận lợi cho quan hệ kinh tế Việt Nam - Nhật Bản. Theo những thoả thuận trong đàm phán, hai phía Việt Nam và Nhật Bản đã đề nghị xóa bỏ cho nhau hoặc giảm thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng nào, thưa Bộ trưởng?
Trong các cuộc đàm phán, Nhật Bản chủ yếu đề nghị Việt Nam mở cửa hơn nữa cho một số hàng hoá công nghiệp của Nhật Bản được tiếp cận thị trường Việt Nam. Ngược lại, phía Nhật Bản cũng sẽ mở cửa nhiều hơn cho các mặt hàng dệt may, thuỷ sản và nông sản của Việt Nam.
Tất cả những điều này đều có tính toán rất cụ thể và phù hợp với Hiệp định thương mại đầu tư giữa ASEAN và Nhật Bản đã ký trong năm. Về mức thuế cụ thể thì hai bên đang còn phải tính toán thêm nhưng tôi có thể khẳng định rằng mức thuế không thấp hơn so với mức thuế mà chúng ta đã đạt được với Trung Quốc, Hàn Quốc...
Hàng nông sản của Việt Nam xuất sang Nhật Bản sẽ được hưởng mức giảm thuế cụ thể như thế nào, thưa Bộ trưởng?
Cơ hội để hàng nông sản của Việt Nam vào Nhật Bản được mở rộng hơn rất nhiều, chẳng hạn như rau quả, thủy sản. Trước đây, nhiều chủng loại hàng hoá này của Việt Nam chưa được nhập vào thị trường Nhật Bản hoặc nhập vào nước này với thuế suất cao thì nay được phép xuất khẩu vào Nhật Bản và với thuế suất thấp hơn. Hiện nay, cần phải cân đối mã số thuế cho tương thích với Nhật Bản rồi mới có thể công bố cụ thể khi Hiệp định được ký kết.
Thưa Bộ trưởng, việc chúng ta mở cửa hơn nữa cho sản phẩm công nghiệp của Nhật Bản liệu có kèm theo nguy cơ nhập siêu tăng mạnh từ Nhật Bản như đã từng xảy ra khi chúng ta tham gia các hiệp định song phương khác?
Đây là một vấn đề mà các cơ quan chức năng phải tính toán rất kỹ. Mặc dù, chúng ta đã đạt được thuận lợi là có thể tăng khả năng xuất khẩu hàng nông sản, dệt may sang Nhật nhưng ngược lại, chúng ta cũng phải chấp nhận một số sản phẩm công nghiệp của Nhật Bản vào Việt Nam.
Làm thế nào để chúng ta có thể khai thác được lợi thế này mà lại hạn chế được nhập siêu là một vấn đề đòi hỏi các bộ, các ngành, các địa phương phải tính toán. Tôi nghĩ rằng nó cũng nằm trong các giải pháp Chính phủ đã chỉ đạo các ngành, địa phương trong thời gian vừa qua, tăng cường xuất khẩu nhưng cũng hạn chế nhập khẩu để giảm nhập siêu.
Theo quan điểm của Bộ trưởng, các doanh nghiệp Việt Nam cần chuẩn bị gì để khai thác thị trường Nhật Bản tốt hơn khi hai nước ký kết Hiệp định EPA này?
Sau khi Hiệp định được ký kết, dự kiến vào cuối năm nay, doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ nội dung của Hiệp định. Bản thân lời văn trong Hiệp định không nhiều nhưng có rất nhiều phụ lục, bảng biểu đi theo, nhất là mã số thuế, mã số hàng hóa. Vì vậy, đòi hỏi doanh nghiệp phải nghiên cứu rất kỹ.
Hơn nữa cũng phải nắm chắc các quy định của Nhật Bản liên quan đến xuất nhập khẩu để làm sao khi doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa sang Nhật Bản không bị trả lại, không bị ảnh hưởng từ những quy định của Nhật Bản.
Một điểm nữa mà doanh nghiệp cũng phải lưu ý là cần xúc tiến mạnh mẽ hơn việc chủ động nghiên cứu, nắm bắt những cơ hội từ thị trường Nhật Bản để đến lúc Hiệp định được ký kết, doanh nghiệp đã chuẩn bị kỹ và nắm ngay được những cơ hội kinh doanh.
Vậy Bộ Công Thương đã có kế hoạch gì để tuyên truyền giúp cho doanh nghiệp tìm hiểu sâu hơn về thị trường Nhật Bản, thưa Bộ trưởng?
Bước tiếp theo sau khi kết thúc đàm phán là phải hoàn tất lời văn của hiệp định. Song song với đó, Bộ Công Thương sẽ phối hợp với các bộ, ngành để đưa ra chương trình phổ biến rộng rãi hiệp định, tổ chức hội thảo, tọa đàm cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có liên quan hiểu rõ hơn nội dung của hiệp định.
Nếu được ký kết, dự kiến ít nhất sẽ có 86% hàng nông lâm thủy sản và 97% hàng công nghiệp Việt Nam xuất sang Nhật sẽ được hưởng ưu đãi thuế từ hiệp định này.
Dưới đây là cuộc trao đổi của chúng tôi với ông Vũ Huy Hoàng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về thỏa thuận này.
EPA là một hiệp định mang tầm chiến lược trên nhiều lĩnh vực, tạo ra nhiều thuận lợi cho quan hệ kinh tế Việt Nam - Nhật Bản. Theo những thoả thuận trong đàm phán, hai phía Việt Nam và Nhật Bản đã đề nghị xóa bỏ cho nhau hoặc giảm thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng nào, thưa Bộ trưởng?
Trong các cuộc đàm phán, Nhật Bản chủ yếu đề nghị Việt Nam mở cửa hơn nữa cho một số hàng hoá công nghiệp của Nhật Bản được tiếp cận thị trường Việt Nam. Ngược lại, phía Nhật Bản cũng sẽ mở cửa nhiều hơn cho các mặt hàng dệt may, thuỷ sản và nông sản của Việt Nam.
Tất cả những điều này đều có tính toán rất cụ thể và phù hợp với Hiệp định thương mại đầu tư giữa ASEAN và Nhật Bản đã ký trong năm. Về mức thuế cụ thể thì hai bên đang còn phải tính toán thêm nhưng tôi có thể khẳng định rằng mức thuế không thấp hơn so với mức thuế mà chúng ta đã đạt được với Trung Quốc, Hàn Quốc...
Hàng nông sản của Việt Nam xuất sang Nhật Bản sẽ được hưởng mức giảm thuế cụ thể như thế nào, thưa Bộ trưởng?
Cơ hội để hàng nông sản của Việt Nam vào Nhật Bản được mở rộng hơn rất nhiều, chẳng hạn như rau quả, thủy sản. Trước đây, nhiều chủng loại hàng hoá này của Việt Nam chưa được nhập vào thị trường Nhật Bản hoặc nhập vào nước này với thuế suất cao thì nay được phép xuất khẩu vào Nhật Bản và với thuế suất thấp hơn. Hiện nay, cần phải cân đối mã số thuế cho tương thích với Nhật Bản rồi mới có thể công bố cụ thể khi Hiệp định được ký kết.
Thưa Bộ trưởng, việc chúng ta mở cửa hơn nữa cho sản phẩm công nghiệp của Nhật Bản liệu có kèm theo nguy cơ nhập siêu tăng mạnh từ Nhật Bản như đã từng xảy ra khi chúng ta tham gia các hiệp định song phương khác?
Đây là một vấn đề mà các cơ quan chức năng phải tính toán rất kỹ. Mặc dù, chúng ta đã đạt được thuận lợi là có thể tăng khả năng xuất khẩu hàng nông sản, dệt may sang Nhật nhưng ngược lại, chúng ta cũng phải chấp nhận một số sản phẩm công nghiệp của Nhật Bản vào Việt Nam.
Làm thế nào để chúng ta có thể khai thác được lợi thế này mà lại hạn chế được nhập siêu là một vấn đề đòi hỏi các bộ, các ngành, các địa phương phải tính toán. Tôi nghĩ rằng nó cũng nằm trong các giải pháp Chính phủ đã chỉ đạo các ngành, địa phương trong thời gian vừa qua, tăng cường xuất khẩu nhưng cũng hạn chế nhập khẩu để giảm nhập siêu.
Theo quan điểm của Bộ trưởng, các doanh nghiệp Việt Nam cần chuẩn bị gì để khai thác thị trường Nhật Bản tốt hơn khi hai nước ký kết Hiệp định EPA này?
Sau khi Hiệp định được ký kết, dự kiến vào cuối năm nay, doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ nội dung của Hiệp định. Bản thân lời văn trong Hiệp định không nhiều nhưng có rất nhiều phụ lục, bảng biểu đi theo, nhất là mã số thuế, mã số hàng hóa. Vì vậy, đòi hỏi doanh nghiệp phải nghiên cứu rất kỹ.
Hơn nữa cũng phải nắm chắc các quy định của Nhật Bản liên quan đến xuất nhập khẩu để làm sao khi doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa sang Nhật Bản không bị trả lại, không bị ảnh hưởng từ những quy định của Nhật Bản.
Một điểm nữa mà doanh nghiệp cũng phải lưu ý là cần xúc tiến mạnh mẽ hơn việc chủ động nghiên cứu, nắm bắt những cơ hội từ thị trường Nhật Bản để đến lúc Hiệp định được ký kết, doanh nghiệp đã chuẩn bị kỹ và nắm ngay được những cơ hội kinh doanh.
Vậy Bộ Công Thương đã có kế hoạch gì để tuyên truyền giúp cho doanh nghiệp tìm hiểu sâu hơn về thị trường Nhật Bản, thưa Bộ trưởng?
Bước tiếp theo sau khi kết thúc đàm phán là phải hoàn tất lời văn của hiệp định. Song song với đó, Bộ Công Thương sẽ phối hợp với các bộ, ngành để đưa ra chương trình phổ biến rộng rãi hiệp định, tổ chức hội thảo, tọa đàm cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có liên quan hiểu rõ hơn nội dung của hiệp định.