Hoàn tất đàm phán về Hiệp định Đối tác kinh tế Việt - Nhật
Hiệp định này sẽ tạo sự liên thông thuận lợi về hàng hoá, vốn, công nghệ và lao động có tay nghề của hai nước
Chiều 29/9, tại Hà Nội, đại diện Bộ Công Thương Việt Nam và Đại sứ quán Nhật Bản công bố việc đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế (EPA) Việt Nam - Nhật Bản đã hoàn tất.
Hai nước sẽ hoàn chỉnh một số nội dung trong dự thảo hiệp định và tiến hành những thủ tục cần thiết trong nước trước khi chính thức ký kết. Dự kiến, lễ ký kết sẽ được tiến hành vào cuối năm 2008.
EPA Việt - Nhật là một thoả thuận song phương có tính toàn diện, được xây dựng phù hợp với các chuẩn mực và nguyên tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
EPA Việt - Nhật hướng tới mục tiêu tạo sự liên thông thuận lợi về hàng hoá, vốn, công nghệ và lao động có tay nghề của hai nước, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của hai nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới.
Một trong những trọng tâm của hiệp định là tăng cường hợp tác kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, thương mại và đầu tư, phát triển nguồn nhân lực, du lịch, môi trường, giao thông vận tải giữa Việt Nam và Nhật Bản.
Trong giai đoạn đầu, hai bên sẽ ưu tiên xây dựng một số dự án hợp tác hỗ trợ cho Việt Nam như giúp đào tạo y tá Việt Nam tại Nhật Bản; xây dựng hệ thống kiểm định nghề nghiệp cho Việt Nam; thiết lập cơ chế đối thoại doanh nghiệp trong lĩnh vực dệt may; xây dựng ngành công nghiệp phụ trợ; nâng cao năng lực kiểm định vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng ngành trồng trọt và hỗ trợ hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn chất lượng cho Việt Nam.
Tại lễ công bố, VnEconomy đã có cuộc trao đổi với ông Vũ Huy Hoàng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về những vấn đề xung quanh EPA Việt - Nhật.
Thưa Bộ trưởng, để EPA Việt - Nhật được hai bên chấp thuận về nguyên tắc, quá trình đàm phán đã kéo dài trong bao lâu?
Có được kết quả hôm nay, Bộ Công Thương đã mất 19 tháng để đàm phán với đối tác. Đối với một hiệp định hợp tác song phương, đây không phải là thời gian quá dài nhưng cũng không phải là ngắn so với những hiệp định mà Việt Nam từng ký kết.
Tuy nhiên, cũng không thể vội vàng vì điều này có liên quan tới rất nhiều vấn đề của cả hai nước. Đặc biệt là vấn đề mở cửa thị trường, miễn giảm thuế đối với các mặt hàng và các cam kết của hai bên với nhau.
Bộ trưởng có thể cho biết điểm chính của EPA Việt - Nhật sẽ tập trung vào những vấn đề gì?
Nhật Bản sẽ mở cửa hơn cho hàng nông sản của Việt Nam. Việt Nam cũng sẽ tạo điều kiện hơn cho một số mặt hàng công nghiệp của Nhật Bản thâm nhập thị trường nước ta.
Tuy nhiên, tất cả những điều này đã được tính toán rất nhiều và hoàn toàn phù hợp với những cam kết của hiệp định đối tác kinh tế toàn diện giữa ASEAN và Nhật Bản. Những điều này cũng không thấp hơn so với những cam kết mà Việt Nam đã từng ký kết với các nước như Trung Quốc…
Liệu hiệp định này có thể gây ra tình trạng nhập siêu mạnh từ Nhật Bản?
Khi thị trường Nhật Bản mở cửa đối với hàng nông sản của Việt Nam, chúng ta cũng phải chấp nhận sự có mặt của hàng hoá công nghiệp Nhật Bản ở nước ta.
Đây là điều các cơ quan chức năng đã lưu tâm. Tuy nhiên, làm sao để tăng cường xuất khẩu nhưng giảm nhập khẩu, để giảm nhập siêu cũng là nhiệm vụ mà Chính phủ đã giao cho tất cả các bộ ngành trong quá trình điều hành kinh tế vĩ mô.
Vậy doanh nghiệp Việt Nam cần chuẩn bị những gì khi EPA Việt - Nhật chính thức được ký kết?
Trước hết doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ nội dung của hiệp định. Trên thực tế, hiệp định tuy lời văn ít nhưng bảng biểu, phụ lục… kèm theo lại rất nhiều. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần nắm rõ những quy định liên quan tới xuất nhập khẩu của Nhật Bản để không vi phạm về tiêu chuẩn hàng hoá khi xuất sang thị trường Nhật Bản.
Doanh nghiệp cũng cần chủ động nghiên cứu về nhu cầu tiêu dùng của người dân nước này để có sự chuẩn bị tốt nhất.
Trong thời gian tới, công tác tuyên truyền về nội dung hiệp định này sẽ được Bộ triển khai như thế nào?
Sau lễ công bố này, Bộ Công Thương và đối tác sẽ tiếp tục hoàn thiện vấn đề về ngôn từ trong hiệp định.
Khi tất cả đã hoàn thiện, Bộ sẽ phối hợp cùng các bộ ngành liên quan phổ biến nội dung hiệp định tới cộng đồng doanh nghiệp. Ngoài ra, cũng sẽ có những hội thảo, tạo đàm để chia sẻ thông tin với những cá nhân và đơn vị quan tâm tới nội dung hiệp định.
Hai nước sẽ hoàn chỉnh một số nội dung trong dự thảo hiệp định và tiến hành những thủ tục cần thiết trong nước trước khi chính thức ký kết. Dự kiến, lễ ký kết sẽ được tiến hành vào cuối năm 2008.
EPA Việt - Nhật là một thoả thuận song phương có tính toàn diện, được xây dựng phù hợp với các chuẩn mực và nguyên tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
EPA Việt - Nhật hướng tới mục tiêu tạo sự liên thông thuận lợi về hàng hoá, vốn, công nghệ và lao động có tay nghề của hai nước, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của hai nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới.
Một trong những trọng tâm của hiệp định là tăng cường hợp tác kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, thương mại và đầu tư, phát triển nguồn nhân lực, du lịch, môi trường, giao thông vận tải giữa Việt Nam và Nhật Bản.
Trong giai đoạn đầu, hai bên sẽ ưu tiên xây dựng một số dự án hợp tác hỗ trợ cho Việt Nam như giúp đào tạo y tá Việt Nam tại Nhật Bản; xây dựng hệ thống kiểm định nghề nghiệp cho Việt Nam; thiết lập cơ chế đối thoại doanh nghiệp trong lĩnh vực dệt may; xây dựng ngành công nghiệp phụ trợ; nâng cao năng lực kiểm định vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng ngành trồng trọt và hỗ trợ hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn chất lượng cho Việt Nam.
Tại lễ công bố, VnEconomy đã có cuộc trao đổi với ông Vũ Huy Hoàng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về những vấn đề xung quanh EPA Việt - Nhật.
Thưa Bộ trưởng, để EPA Việt - Nhật được hai bên chấp thuận về nguyên tắc, quá trình đàm phán đã kéo dài trong bao lâu?
Có được kết quả hôm nay, Bộ Công Thương đã mất 19 tháng để đàm phán với đối tác. Đối với một hiệp định hợp tác song phương, đây không phải là thời gian quá dài nhưng cũng không phải là ngắn so với những hiệp định mà Việt Nam từng ký kết.
Tuy nhiên, cũng không thể vội vàng vì điều này có liên quan tới rất nhiều vấn đề của cả hai nước. Đặc biệt là vấn đề mở cửa thị trường, miễn giảm thuế đối với các mặt hàng và các cam kết của hai bên với nhau.
Bộ trưởng có thể cho biết điểm chính của EPA Việt - Nhật sẽ tập trung vào những vấn đề gì?
Nhật Bản sẽ mở cửa hơn cho hàng nông sản của Việt Nam. Việt Nam cũng sẽ tạo điều kiện hơn cho một số mặt hàng công nghiệp của Nhật Bản thâm nhập thị trường nước ta.
Tuy nhiên, tất cả những điều này đã được tính toán rất nhiều và hoàn toàn phù hợp với những cam kết của hiệp định đối tác kinh tế toàn diện giữa ASEAN và Nhật Bản. Những điều này cũng không thấp hơn so với những cam kết mà Việt Nam đã từng ký kết với các nước như Trung Quốc…
Liệu hiệp định này có thể gây ra tình trạng nhập siêu mạnh từ Nhật Bản?
Khi thị trường Nhật Bản mở cửa đối với hàng nông sản của Việt Nam, chúng ta cũng phải chấp nhận sự có mặt của hàng hoá công nghiệp Nhật Bản ở nước ta.
Đây là điều các cơ quan chức năng đã lưu tâm. Tuy nhiên, làm sao để tăng cường xuất khẩu nhưng giảm nhập khẩu, để giảm nhập siêu cũng là nhiệm vụ mà Chính phủ đã giao cho tất cả các bộ ngành trong quá trình điều hành kinh tế vĩ mô.
Vậy doanh nghiệp Việt Nam cần chuẩn bị những gì khi EPA Việt - Nhật chính thức được ký kết?
Trước hết doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ nội dung của hiệp định. Trên thực tế, hiệp định tuy lời văn ít nhưng bảng biểu, phụ lục… kèm theo lại rất nhiều. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần nắm rõ những quy định liên quan tới xuất nhập khẩu của Nhật Bản để không vi phạm về tiêu chuẩn hàng hoá khi xuất sang thị trường Nhật Bản.
Doanh nghiệp cũng cần chủ động nghiên cứu về nhu cầu tiêu dùng của người dân nước này để có sự chuẩn bị tốt nhất.
Trong thời gian tới, công tác tuyên truyền về nội dung hiệp định này sẽ được Bộ triển khai như thế nào?
Sau lễ công bố này, Bộ Công Thương và đối tác sẽ tiếp tục hoàn thiện vấn đề về ngôn từ trong hiệp định.
Khi tất cả đã hoàn thiện, Bộ sẽ phối hợp cùng các bộ ngành liên quan phổ biến nội dung hiệp định tới cộng đồng doanh nghiệp. Ngoài ra, cũng sẽ có những hội thảo, tạo đàm để chia sẻ thông tin với những cá nhân và đơn vị quan tâm tới nội dung hiệp định.