Những người làm cầu nối Việt Nam với doanh nghiệp Nhật
Các doanh nghiệp Nhật rất cần được tư vấn về luật, bởi họ luôn có cảm giác luật ở Việt Nam thay đổi quá nhanh
Du học ở Nhật, về nước lập công ty tư vấn cho các doanh nghiệp Nhật vào làm ăn ở Việt Nam, bước khởi nghiệp của các doanh nhân trẻ dưới đây có mặt thuận lợi nhưng cũng trải qua không ít khó khăn.
Đa nghề để dễ tư vấn
Giữa năm 2006, sau khi tốt nghiệp cao học luật thương mại quốc tế ở Nhật, Trần Tấn Phát, hiện là Tổng giám đốc Công ty tư vấn Thiên Lộc Phát, đã có dự định lập một công ty tư vấn đầu tư cho các doanh nghiệp Nhật vào làm ăn ở thị trường Việt Nam.
Tuy nhiên, ý định trên phải hoãn lại do anh chưa cập nhật đầy đủ thông tin trong nước. “Thời gian này, thị trường chứng khoán Việt Nam bùng nổ. Giới đầu tư Nhật đặc biệt quan tâm đến thị trường chứng khoán nhưng tôi lại chỉ biết một số thông tin chung như Việt Nam có tốc độ tăng trưởng GDP cao, dân số trẻ, tiềm năng tiêu dùng lớn…”, Phát nói.
Bên cạnh đó, lĩnh vực tư vấn đầu tư cho các doanh nghiệp Nhật đã có nhiều người làm. Vì thế, Phát quyết định chọn hướng đi khác. Anh tham gia vào công ty kinh doanh địa ốc của người anh; hùn vốn với người bạn mở trường dạy Nhật ngữ; liên kết đào tạo điều dưỡng và lập trình viên tin học với một trường dạy nghề để xuất khẩu lao động sang Nhật. Phát cho biết, do dân số đang già đi nên ở Nhật rất khan hiếm nguồn nhân viên điều dưỡng chăm sóc người cao tuổi.
“Một nguồn tin không chính thức cho biết, có thể trong năm nay Nhật sẽ cần tới cả trăm ngàn nhân viên điều dưỡng. Tuy nhiên, tiêu chuẩn đưa ra đối với nguồn nhân lực này lại quá cao: thông thạo tiếng Nhật, được huấn luyện các kỹ năng chăm sóc người già và phải là… bác sĩ. Chúng tôi đang thương lượng để họ có thể chấp nhận nhân viên điều dưỡng là y sĩ hoặc y tá”, anh nói.
Ngoài nhu cầu về nguồn nhân viên điều dưỡng, Nhật còn có nhu cầu nhập khẩu lao động ngành phần mềm, do chi phí lương trong ngành này hiện quá cao. Lương kỹ sư phần mềm của Nhật đang ở mức 5.000-6.000 Đô la Mỹ/tháng, trong khi nếu tuyển kỹ sư Việt Nam thì các doanh nghiệp Nhật chỉ phải trả 2.000-3.000 Đô la Mỹ/tháng.
Có vẻ như Phát quá ôm đồm so với định hướng khởi nghiệp ban đầu của mình. Nhưng anh cho rằng đó là cách tự rèn mình để thêm kinh nghiệm với nghề tư vấn đầu tư.
Tháng 10/2007, Phát thành lập Công ty tư vấn Thiên Lộc Phát. Công ty còn non trẻ nên đã không tránh được những vấp váp ban đầu. Một số hợp đồng tư vấn gặp thất bại vì anh không kết nối được yêu cầu đưa ra từ hai phía khách hàng. Doanh nghiệp Việt Nam chỉ muốn nhận vốn đầu tư chứ không mặn mà với việc chuyển giao công nghệ. Nhưng phía Nhật lại đặt nặng vấn đề bán kỹ thuật theo sau khoản đầu tư.
Ngoài ra, nhiều hợp đồng tư vấn gặp trở ngại chỉ vì các khách hàng… bất đồng ngôn ngữ. Chẳng hạn, do nhiều doanh nhân Nhật không thể diễn đạt tốt bằng tiếng Anh, phía Việt Nam lại không thạo tiếng Nhật nên cả hai phải mất nhiều thời gian để tìm hiểu cặn kẽ về nhau. “Trục trặc, thậm chí từ chối hợp tác đầu tư với nhau có thể bắt đầu từ việc “săm soi” nhau quá kỹ”, Phát kể.
Vừa qua, công ty của Phát đã ký thỏa thuận hợp tác với Quỹ Đầu tư First Place (Nhật) để đưa các nhà đầu tư chứng khoán nhỏ của Nhật vào Việt Nam. “Đây là những người về hưu, tiền để dành có thể đến cả triệu Đô la Mỹ, muốn tìm kênh đầu tư bên ngoài thị trường chứng khoán Nhật vốn đang tẻ nhạt. Họ có xu hướng đầu tư dài hạn nhưng chưa dám đầu tư lớn vì thiếu thông tin về Việt Nam”, anh cho biết.
Theo anh, hiện có cả chục trang web tiếng Nhật chuyên cung cấp thông tin về thị trường chứng khoán Việt Nam, nên người lớn tuổi ở Nhật (thường không biết tiếng Anh) không phải lo lắng về việc cập nhật thông tin. Nhưng họ lại kém khả năng sử dụng Internet, nên rốt cuộc vẫn thiếu thông tin về thị trường Việt Nam. Hiện Phát đã giới thiệu được 10 nhà đầu tư chứng khoán Nhật vào đầu tư ở Việt Nam.
Để thu hút nhiều nhà đầu tư hơn nữa, anh đã viết sách về thị trường chứng khoán Việt Nam bằng tiếng Nhật, hướng dẫn chi tiết các luật lệ liên quan đến đầu tư chứng khoán ở Việt Nam. Anh còn dự định kết hợp với các quỹ đầu tư khác của Nhật để mở lớp tập huấn về thị trường chứng khoán Việt Nam; hợp tác với các phương tiện truyền thông Nhật để đưa thông tin cần biết về thị trường Việt Nam cho giới đầu tư chứng khoán Nhật.
Tư vấn kế toán
Gần 10 năm học tập và làm việc ở Nhật, Lê Quốc Duy và các cộng sự khi về nước lập ra công ty tư vấn SCS Việt Nam đã nghĩ ngay đến dịch vụ cốt lõi là tư vấn kế toán.
Theo Duy, các công ty Nhật hoạt động ở Việt Nam rất cần được tư vấn về những khác biệt của việc thực hành kế toán giữa hai nước. Duy kể, nhiều công ty Nhật nghi ngờ năng lực của đối tác Việt Nam khi phát hiện họ thực hiện hai hệ thống sổ sách, dù đối tác này đang kinh doanh rất hiệu quả.
“Thị trường chứng khoán Nhật phát triển nên các doanh nghiệp Nhật muốn kê khai chi phí ít, lợi nhuận nhiều để dễ thu hút vốn, từ đó họ cần công khai, minh bạch về tài chính. Trong khi phía Việt Nam thì ngược lại, các doanh nghiệp vừa muốn kiểm soát tình hình kinh doanh, lại muốn được giảm thuế”, Duy nêu ví dụ.
Lại có chuyện một hệ thống công ty gia đình, công ty sản xuất của người cha cho công ty phân phối của người con nợ tiền hàng mấy năm liền. Khi Duy giới thiệu một đối tác Nhật vào tìm hiểu để đầu tư, phía Nhật đã dứt khoát bỏ cuộc sau khi biết được nguồn gốc khoản nợ quá hạn trên là do… mối liên hệ gia đình.
Những vấn đề thường gặp như thế trong thực hành kế toán ở Việt Nam không dễ thuyết phục các nhà đầu tư Nhật. Theo Duy, một phần do khác biệt ngôn ngữ, nhiều người Nhật lại không giỏi tiếng Anh nên họ chỉ tin chuyên viên tư vấn kế toán là người Nhật.
Vì thế, ngoại trừ các tập đoàn lớn của Nhật, phần lớn các công ty Nhật khi vào Việt Nam đều tìm đến SCS Việt Nam nhờ tư vấn kế toán, vì công ty có chuyên gia người Nhật có bằng kế toán trưởng ở Việt Nam. “Tính đến nay, chúng tôi đã có tổng cộng 400 khách hàng trong số 1.000 doanh nghiệp Nhật hoạt động ở Việt Nam”, Duy cho biết.
Ngoài lĩnh vực kế toán, theo Duy, các doanh nghiệp Nhật rất cần được tư vấn về luật, bởi họ luôn có cảm giác luật ở Việt Nam thay đổi quá nhanh. Chẳng hạn, Luật Cư trú trước đây quy định trưởng văn phòng đại diện không cần có mặt ở Việt Nam, bây giờ lại buộc phải có mặt 3-6 tháng trong năm. Điều này khiến họ phải tốn nhiều chi phí ăn ở, đi lại hơn.
Thuế thu nhập cá nhân cũng vậy. Trước đây, doanh nhân Nhật có thời gian lưu lại Việt Nam trên sáu tháng trong một năm mới phải đóng thuế. Bây giờ chỉ cần họ đứng tên thành lập công ty là đã phải đóng thuế, dẫn đến chuyện họ phải đóng thuế thu nhập cá nhân cả ở Việt Nam và Nhật.
Thế nhưng, phần nhiều công ty tư vấn Việt Nam mới chỉ tư vấn được về luật đầu tư và luật lao động. Các vụ tranh chấp xảy ra trong kinh doanh giữa Việt Nam và Nhật vẫn còn bị bỏ ngỏ, vì các công ty tư vấn Việt Nam vẫn thiếu đội ngũ luật sư thông thạo tiếng Nhật và nắm rõ luật của hai nước.
Duy kể, một công ty làm gia công phần mềm cho Nhật có lần đã chấp nhận… thua cuộc để giảm thiểu thiệt hại, khi xảy ra tranh chấp trong kinh doanh với đối tác. “Bởi lẽ, tiền công thuê luật sư bên Nhật khoảng 300 Đô la Mỹ/giờ. Tính chi phí tư vấn trong vài ngày, rồi phải mất ít nhất một ngày cùng luật sư ra tòa đối chất, khoản phí này có khi lên đến vài trăm triệu đồng”, Duy nói.
Bên cạnh đó, tâm lý e ngại hiệu suất đầu tư ở Việt Nam không cao vẫn còn phổ biến ở nhiều doanh nghiệp Nhật. Theo Duy, do các doanh nghiệp Nhật không nhận được thông tin toàn diện về môi trường kinh doanh tại Việt Nam, nên khi đến nhờ tư vấn họ đã sớm thất vọng.
Chẳng hạn, ở Nhật họ nghe thông tin lương kỹ sư phần mềm mới ra trường ở Việt Nam chỉ 200-300 Đô la Mỹ. Có những điều họ chẳng ngờ ở Việt Nam, như giá thuê mặt bằng đắt đỏ, lương khởi điểm của nhân viên tuy thấp nhưng lại tăng nhanh chỉ trong thời gian ngắn, tỷ lệ lạm phát cao…
Có lẽ vì những điều “bất ngờ” này mà người Nhật rất chi li trong các cuộc thương thảo với đối tác Việt Nam. “Tuy nhiên, một khi đã đạt được sự tin tưởng lẫn nhau, người Nhật là đối tác bền vững trong quan hệ làm ăn. Không những vậy, họ sẽ còn làm cầu nối quan hệ cho đối tác Việt Nam với các doanh nghiệp khác tại Nhật”, Duy nói.
Trần Văn (TBKTSG)
Đa nghề để dễ tư vấn
Giữa năm 2006, sau khi tốt nghiệp cao học luật thương mại quốc tế ở Nhật, Trần Tấn Phát, hiện là Tổng giám đốc Công ty tư vấn Thiên Lộc Phát, đã có dự định lập một công ty tư vấn đầu tư cho các doanh nghiệp Nhật vào làm ăn ở thị trường Việt Nam.
Tuy nhiên, ý định trên phải hoãn lại do anh chưa cập nhật đầy đủ thông tin trong nước. “Thời gian này, thị trường chứng khoán Việt Nam bùng nổ. Giới đầu tư Nhật đặc biệt quan tâm đến thị trường chứng khoán nhưng tôi lại chỉ biết một số thông tin chung như Việt Nam có tốc độ tăng trưởng GDP cao, dân số trẻ, tiềm năng tiêu dùng lớn…”, Phát nói.
Bên cạnh đó, lĩnh vực tư vấn đầu tư cho các doanh nghiệp Nhật đã có nhiều người làm. Vì thế, Phát quyết định chọn hướng đi khác. Anh tham gia vào công ty kinh doanh địa ốc của người anh; hùn vốn với người bạn mở trường dạy Nhật ngữ; liên kết đào tạo điều dưỡng và lập trình viên tin học với một trường dạy nghề để xuất khẩu lao động sang Nhật. Phát cho biết, do dân số đang già đi nên ở Nhật rất khan hiếm nguồn nhân viên điều dưỡng chăm sóc người cao tuổi.
“Một nguồn tin không chính thức cho biết, có thể trong năm nay Nhật sẽ cần tới cả trăm ngàn nhân viên điều dưỡng. Tuy nhiên, tiêu chuẩn đưa ra đối với nguồn nhân lực này lại quá cao: thông thạo tiếng Nhật, được huấn luyện các kỹ năng chăm sóc người già và phải là… bác sĩ. Chúng tôi đang thương lượng để họ có thể chấp nhận nhân viên điều dưỡng là y sĩ hoặc y tá”, anh nói.
Ngoài nhu cầu về nguồn nhân viên điều dưỡng, Nhật còn có nhu cầu nhập khẩu lao động ngành phần mềm, do chi phí lương trong ngành này hiện quá cao. Lương kỹ sư phần mềm của Nhật đang ở mức 5.000-6.000 Đô la Mỹ/tháng, trong khi nếu tuyển kỹ sư Việt Nam thì các doanh nghiệp Nhật chỉ phải trả 2.000-3.000 Đô la Mỹ/tháng.
Có vẻ như Phát quá ôm đồm so với định hướng khởi nghiệp ban đầu của mình. Nhưng anh cho rằng đó là cách tự rèn mình để thêm kinh nghiệm với nghề tư vấn đầu tư.
Tháng 10/2007, Phát thành lập Công ty tư vấn Thiên Lộc Phát. Công ty còn non trẻ nên đã không tránh được những vấp váp ban đầu. Một số hợp đồng tư vấn gặp thất bại vì anh không kết nối được yêu cầu đưa ra từ hai phía khách hàng. Doanh nghiệp Việt Nam chỉ muốn nhận vốn đầu tư chứ không mặn mà với việc chuyển giao công nghệ. Nhưng phía Nhật lại đặt nặng vấn đề bán kỹ thuật theo sau khoản đầu tư.
Ngoài ra, nhiều hợp đồng tư vấn gặp trở ngại chỉ vì các khách hàng… bất đồng ngôn ngữ. Chẳng hạn, do nhiều doanh nhân Nhật không thể diễn đạt tốt bằng tiếng Anh, phía Việt Nam lại không thạo tiếng Nhật nên cả hai phải mất nhiều thời gian để tìm hiểu cặn kẽ về nhau. “Trục trặc, thậm chí từ chối hợp tác đầu tư với nhau có thể bắt đầu từ việc “săm soi” nhau quá kỹ”, Phát kể.
Vừa qua, công ty của Phát đã ký thỏa thuận hợp tác với Quỹ Đầu tư First Place (Nhật) để đưa các nhà đầu tư chứng khoán nhỏ của Nhật vào Việt Nam. “Đây là những người về hưu, tiền để dành có thể đến cả triệu Đô la Mỹ, muốn tìm kênh đầu tư bên ngoài thị trường chứng khoán Nhật vốn đang tẻ nhạt. Họ có xu hướng đầu tư dài hạn nhưng chưa dám đầu tư lớn vì thiếu thông tin về Việt Nam”, anh cho biết.
Theo anh, hiện có cả chục trang web tiếng Nhật chuyên cung cấp thông tin về thị trường chứng khoán Việt Nam, nên người lớn tuổi ở Nhật (thường không biết tiếng Anh) không phải lo lắng về việc cập nhật thông tin. Nhưng họ lại kém khả năng sử dụng Internet, nên rốt cuộc vẫn thiếu thông tin về thị trường Việt Nam. Hiện Phát đã giới thiệu được 10 nhà đầu tư chứng khoán Nhật vào đầu tư ở Việt Nam.
Để thu hút nhiều nhà đầu tư hơn nữa, anh đã viết sách về thị trường chứng khoán Việt Nam bằng tiếng Nhật, hướng dẫn chi tiết các luật lệ liên quan đến đầu tư chứng khoán ở Việt Nam. Anh còn dự định kết hợp với các quỹ đầu tư khác của Nhật để mở lớp tập huấn về thị trường chứng khoán Việt Nam; hợp tác với các phương tiện truyền thông Nhật để đưa thông tin cần biết về thị trường Việt Nam cho giới đầu tư chứng khoán Nhật.
Tư vấn kế toán
Gần 10 năm học tập và làm việc ở Nhật, Lê Quốc Duy và các cộng sự khi về nước lập ra công ty tư vấn SCS Việt Nam đã nghĩ ngay đến dịch vụ cốt lõi là tư vấn kế toán.
Theo Duy, các công ty Nhật hoạt động ở Việt Nam rất cần được tư vấn về những khác biệt của việc thực hành kế toán giữa hai nước. Duy kể, nhiều công ty Nhật nghi ngờ năng lực của đối tác Việt Nam khi phát hiện họ thực hiện hai hệ thống sổ sách, dù đối tác này đang kinh doanh rất hiệu quả.
“Thị trường chứng khoán Nhật phát triển nên các doanh nghiệp Nhật muốn kê khai chi phí ít, lợi nhuận nhiều để dễ thu hút vốn, từ đó họ cần công khai, minh bạch về tài chính. Trong khi phía Việt Nam thì ngược lại, các doanh nghiệp vừa muốn kiểm soát tình hình kinh doanh, lại muốn được giảm thuế”, Duy nêu ví dụ.
Lại có chuyện một hệ thống công ty gia đình, công ty sản xuất của người cha cho công ty phân phối của người con nợ tiền hàng mấy năm liền. Khi Duy giới thiệu một đối tác Nhật vào tìm hiểu để đầu tư, phía Nhật đã dứt khoát bỏ cuộc sau khi biết được nguồn gốc khoản nợ quá hạn trên là do… mối liên hệ gia đình.
Những vấn đề thường gặp như thế trong thực hành kế toán ở Việt Nam không dễ thuyết phục các nhà đầu tư Nhật. Theo Duy, một phần do khác biệt ngôn ngữ, nhiều người Nhật lại không giỏi tiếng Anh nên họ chỉ tin chuyên viên tư vấn kế toán là người Nhật.
Vì thế, ngoại trừ các tập đoàn lớn của Nhật, phần lớn các công ty Nhật khi vào Việt Nam đều tìm đến SCS Việt Nam nhờ tư vấn kế toán, vì công ty có chuyên gia người Nhật có bằng kế toán trưởng ở Việt Nam. “Tính đến nay, chúng tôi đã có tổng cộng 400 khách hàng trong số 1.000 doanh nghiệp Nhật hoạt động ở Việt Nam”, Duy cho biết.
Ngoài lĩnh vực kế toán, theo Duy, các doanh nghiệp Nhật rất cần được tư vấn về luật, bởi họ luôn có cảm giác luật ở Việt Nam thay đổi quá nhanh. Chẳng hạn, Luật Cư trú trước đây quy định trưởng văn phòng đại diện không cần có mặt ở Việt Nam, bây giờ lại buộc phải có mặt 3-6 tháng trong năm. Điều này khiến họ phải tốn nhiều chi phí ăn ở, đi lại hơn.
Thuế thu nhập cá nhân cũng vậy. Trước đây, doanh nhân Nhật có thời gian lưu lại Việt Nam trên sáu tháng trong một năm mới phải đóng thuế. Bây giờ chỉ cần họ đứng tên thành lập công ty là đã phải đóng thuế, dẫn đến chuyện họ phải đóng thuế thu nhập cá nhân cả ở Việt Nam và Nhật.
Thế nhưng, phần nhiều công ty tư vấn Việt Nam mới chỉ tư vấn được về luật đầu tư và luật lao động. Các vụ tranh chấp xảy ra trong kinh doanh giữa Việt Nam và Nhật vẫn còn bị bỏ ngỏ, vì các công ty tư vấn Việt Nam vẫn thiếu đội ngũ luật sư thông thạo tiếng Nhật và nắm rõ luật của hai nước.
Duy kể, một công ty làm gia công phần mềm cho Nhật có lần đã chấp nhận… thua cuộc để giảm thiểu thiệt hại, khi xảy ra tranh chấp trong kinh doanh với đối tác. “Bởi lẽ, tiền công thuê luật sư bên Nhật khoảng 300 Đô la Mỹ/giờ. Tính chi phí tư vấn trong vài ngày, rồi phải mất ít nhất một ngày cùng luật sư ra tòa đối chất, khoản phí này có khi lên đến vài trăm triệu đồng”, Duy nói.
Bên cạnh đó, tâm lý e ngại hiệu suất đầu tư ở Việt Nam không cao vẫn còn phổ biến ở nhiều doanh nghiệp Nhật. Theo Duy, do các doanh nghiệp Nhật không nhận được thông tin toàn diện về môi trường kinh doanh tại Việt Nam, nên khi đến nhờ tư vấn họ đã sớm thất vọng.
Chẳng hạn, ở Nhật họ nghe thông tin lương kỹ sư phần mềm mới ra trường ở Việt Nam chỉ 200-300 Đô la Mỹ. Có những điều họ chẳng ngờ ở Việt Nam, như giá thuê mặt bằng đắt đỏ, lương khởi điểm của nhân viên tuy thấp nhưng lại tăng nhanh chỉ trong thời gian ngắn, tỷ lệ lạm phát cao…
Có lẽ vì những điều “bất ngờ” này mà người Nhật rất chi li trong các cuộc thương thảo với đối tác Việt Nam. “Tuy nhiên, một khi đã đạt được sự tin tưởng lẫn nhau, người Nhật là đối tác bền vững trong quan hệ làm ăn. Không những vậy, họ sẽ còn làm cầu nối quan hệ cho đối tác Việt Nam với các doanh nghiệp khác tại Nhật”, Duy nói.
Trần Văn (TBKTSG)