Mỹ lấy lại vị trí đầu tàu tăng trưởng từ Trung Quốc
Chênh lệch tăng trưởng giữa Mỹ và các nền kinh tế lớn khác của thế giới ngày càng hiện rõ
“Nền kinh tế toàn cầu hiện nay giống như một con tàu lớn đang được kéo bởi một đầu máy duy nhất là kinh tế Mỹ”, chuyên gia kinh tế trưởng Kaushik Basu của Ngân hàng Thế giới (WB) phát biểu với báo giới hôm 13/1.
WB nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ năm nay lên 3,2% từ mức dự báo 3% đưa ra hồi tháng 6. Trong khi đó, cơ quan này cắt giảm dự báo tăng trưởng cho Eurozone và Nhật Bản với lý do là ảnh hưởng còn duy trì của khủng hoảng tài chính và “những nút thắt về cơ cấu”.
Nhiều tổ chức dự báo khác đồng quan điểm với WB rằng, Mỹ đã lấy lại vị trí đầu tàu tăng trưởng của thế giới từ Trung Quốc.
Trong một báo cáo công bố hồi tuần trước, các chuyên gia kinh tế của ngân hàng Deutsche Bank dự đoán GDP Mỹ năm nay tăng 3,7%, cao hơn nhiều so với 2,5% đạt được trong năm 2014. Báo cáo này cũng cho rằng, Mỹ cũng sẽ đóng góp 18% vào tăng trưởng toàn cầu, so với chỉ 11% của tất cả các quốc gia công nghiệp gộp lại.
"Mỹ lại một lần nữa giữ vai trò là động cơ tăng trưởng toàn cầu. Nền kinh tế nước này đang khởi sắc và trong trạng thái tốt nhất từ thập niên 1990", ông Allen Sinai, Giám đốc công ty nghiên cứu Decision Economics nhận xét.
Tuy nhiên, ngày 13/1, WB đã cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm 2015. Theo định chế này, sự khởi sắc của nền kinh tế Mỹ và giá dầu giảm không đủ để bù đắp cho mức tăng trưởng gây thất vọng của châu Âu và Trung Quốc.
Hãng tin Bloomberg dẫn báo cáo về triển vọng kinh tế toàn cầu (Global Economic Prospects) mới nhất của WB cho biết, nền kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng 3% trong năm nay, giảm từ mức dự báo 3,4% mà WB đưa ra hồi tháng 6 năm ngoái.
Bản báo cáo của WB được đưa ra trong bối cảnh chênh lệch tăng trưởng giữa Mỹ và các nền kinh tế lớn khác của thế giới ngày càng hiện rõ. Dự báo của định chế này cũng làm giảm bớt những kỳ vọng trước đó tin rằng giá dầu giảm sâu sẽ tạo ra một “cú huých” cho tăng trưởng toàn cầu.
Theo WB, sự phục hồi toàn cầu đang đối mặt với nhiều rủi ro lớn, bao gồm bất ổn tài chính gia tăng, căng thẳng địa chính trị gia tăng, và tình trạng trì trệ tăng trưởng kéo dài ở khu vực sử dụng đồng tiền chung Euro và Nhật Bản.
Tổ chức này dự báo, kinh tế Eurozone sẽ tăng 1,1% trong năm nay, giảm từ mức 1,8% đưa ra trong lần dự báo trước. Kinh tế Nhật được dự báo tăng 1,2%, giảm so với mức dự báo trước là 1,3%.
Trung Quốc cũng là một nền kinh tế lớn bị WB hạ dự báo tăng trưởng. Theo đó, WB dự báo nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới sẽ tăng 7,1% trong năm nay, so với mức dự báo tăng 7,5% đưa ra hồi tháng 6.
WB là tổ chức mới nhất hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Hồi tháng 10 năm ngoái, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2015 còn 3,8% do nhu cầu yếu và nợ còn tồn dư từ thời khủng hoảng tài chính. Tuần tới, IMF sẽ đưa ra dự báo mới nhất của mình về kinh tế toàn cầu.
Theo dự báo của WB, giá dầu trung bình sẽ giảm 32% trong năm nay. Lịch sử cho thấy, mức giảm giá dầu như vậy có thể giúp GDP toàn cầu tăng thêm khoảng 0,5%.
Tuy vậy, trong năm 2015 và 2016, ảnh hưởng tích cực của giá dầu giảm đối với kinh tế toàn cầu có thể sẽ không được như lịch sử chứng minh, vì tâm lý bi quan có thể sẽ khuyến khích người tiêu dùng toàn cầu tiết kiệm hơn là chi tiêu.
WB nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ năm nay lên 3,2% từ mức dự báo 3% đưa ra hồi tháng 6. Trong khi đó, cơ quan này cắt giảm dự báo tăng trưởng cho Eurozone và Nhật Bản với lý do là ảnh hưởng còn duy trì của khủng hoảng tài chính và “những nút thắt về cơ cấu”.
Nhiều tổ chức dự báo khác đồng quan điểm với WB rằng, Mỹ đã lấy lại vị trí đầu tàu tăng trưởng của thế giới từ Trung Quốc.
Trong một báo cáo công bố hồi tuần trước, các chuyên gia kinh tế của ngân hàng Deutsche Bank dự đoán GDP Mỹ năm nay tăng 3,7%, cao hơn nhiều so với 2,5% đạt được trong năm 2014. Báo cáo này cũng cho rằng, Mỹ cũng sẽ đóng góp 18% vào tăng trưởng toàn cầu, so với chỉ 11% của tất cả các quốc gia công nghiệp gộp lại.
"Mỹ lại một lần nữa giữ vai trò là động cơ tăng trưởng toàn cầu. Nền kinh tế nước này đang khởi sắc và trong trạng thái tốt nhất từ thập niên 1990", ông Allen Sinai, Giám đốc công ty nghiên cứu Decision Economics nhận xét.
Tuy nhiên, ngày 13/1, WB đã cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm 2015. Theo định chế này, sự khởi sắc của nền kinh tế Mỹ và giá dầu giảm không đủ để bù đắp cho mức tăng trưởng gây thất vọng của châu Âu và Trung Quốc.
Hãng tin Bloomberg dẫn báo cáo về triển vọng kinh tế toàn cầu (Global Economic Prospects) mới nhất của WB cho biết, nền kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng 3% trong năm nay, giảm từ mức dự báo 3,4% mà WB đưa ra hồi tháng 6 năm ngoái.
Bản báo cáo của WB được đưa ra trong bối cảnh chênh lệch tăng trưởng giữa Mỹ và các nền kinh tế lớn khác của thế giới ngày càng hiện rõ. Dự báo của định chế này cũng làm giảm bớt những kỳ vọng trước đó tin rằng giá dầu giảm sâu sẽ tạo ra một “cú huých” cho tăng trưởng toàn cầu.
Theo WB, sự phục hồi toàn cầu đang đối mặt với nhiều rủi ro lớn, bao gồm bất ổn tài chính gia tăng, căng thẳng địa chính trị gia tăng, và tình trạng trì trệ tăng trưởng kéo dài ở khu vực sử dụng đồng tiền chung Euro và Nhật Bản.
Tổ chức này dự báo, kinh tế Eurozone sẽ tăng 1,1% trong năm nay, giảm từ mức 1,8% đưa ra trong lần dự báo trước. Kinh tế Nhật được dự báo tăng 1,2%, giảm so với mức dự báo trước là 1,3%.
Trung Quốc cũng là một nền kinh tế lớn bị WB hạ dự báo tăng trưởng. Theo đó, WB dự báo nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới sẽ tăng 7,1% trong năm nay, so với mức dự báo tăng 7,5% đưa ra hồi tháng 6.
WB là tổ chức mới nhất hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Hồi tháng 10 năm ngoái, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2015 còn 3,8% do nhu cầu yếu và nợ còn tồn dư từ thời khủng hoảng tài chính. Tuần tới, IMF sẽ đưa ra dự báo mới nhất của mình về kinh tế toàn cầu.
Theo dự báo của WB, giá dầu trung bình sẽ giảm 32% trong năm nay. Lịch sử cho thấy, mức giảm giá dầu như vậy có thể giúp GDP toàn cầu tăng thêm khoảng 0,5%.
Tuy vậy, trong năm 2015 và 2016, ảnh hưởng tích cực của giá dầu giảm đối với kinh tế toàn cầu có thể sẽ không được như lịch sử chứng minh, vì tâm lý bi quan có thể sẽ khuyến khích người tiêu dùng toàn cầu tiết kiệm hơn là chi tiêu.