Mỹ rút khỏi thỏa thuận khí hậu, Trung Quốc hưởng lợi?
Sự rút lui của Mỹ khỏi thỏa thuận Paris về chống biến đổi khí hậu được cho là cơ hội để Trung Quốc gặt hái lợi ích chính trị và kinh tế
Trung Quốc có thể gặt hái lợi ích về địa chính trị và kinh tế từ việc Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định rút Washington khỏi thỏa thuận Paris 2015 về chống biến đổi khí hậu.
Trong một động thái đã được dự báo từ trước nhưng vẫn gây thất vọng lớn, ông Trump ngày 1/6 tuyên bố sẽ rút Mỹ khỏi thỏa thuận Paris. Ông cho rằng thỏa thuận này gây tổn hại cho người lao động, doanh nghiệp, và tăng trưởng kinh tế của nước Mỹ. Gần 100% quốc gia trên thế giới tham gia thỏa thuận Paris, và việc ông Trump rút Mỹ khỏi thỏa thuận đã vấp phải phản ứng mạnh từ cả trong và ngoại nước.
Theo hãng tin CNBC, giới phân tích nhận định rằng sự kiện này mang lại vốn liếng chính trị quan trọng cho Trung Quốc, bởi đây chính là cơ hội để nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới củng cố hình ảnh của mình trên trường quốc tế.
“Khó khăn của nước Mỹ là cơ hội của Trung Quốc”, Giám đốc cấp cao phụ trách chính sách toàn cầu của tổ chức Hòa bình xanh tại khu vực Đông Á, ông Li Shuo, đánh giá.
Những năm gần đây, Trung Quốc đã thể hiện ít nhiều sự cam kết đối với cải cách môi trường thông qua những nỗ lực chống ô nhiễm không khí và giảm sử dụng than. Trong 2 tháng đầu năm nay, sản lượng than toàn quốc của Trung Quốc giảm 1,7%. Tuy vậy, nguồn nhiên liệu gây nhiều khí thải carbon này vẫn được sử dụng phố biến ở Trung Quốc, khiến nước này giữ vị trí là quốc gia phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính lớn nhất thế giới.
Tuy nhiên, ông Li nói rằng, sau sự ra đi của Mỹ khỏi thỏa thuận Paris chính là “thời điểm tốt nhất để Trung Quốc củng cố vai trò lãnh đạo của mình trong vấn đề chống biến đổi khí hậu.
“Trung Quốc đã đi từ chỗ một ‘cậu bé hư’ về khí hậu tại hội nghị thượng đỉnh về khí hậu ở Copenhagen vào năm 2009, thành một nhà lãnh đạo thận trọng trong thời gian tiến tới hội nghị Paris, và giờ đây thành một quốc gia với tiềm năng trở thành quốc gia đi đầu thực sự trong vấn đề này trong thời ông Trump lãnh đạo nước Mỹ”, ông Li nói.
Câu chuyện thậm chí còn bắt đầu từ trước quyết định mà ông Trump vừa đưa ra. Việc ông rút Mỹ khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) hồi đầu năm nay đã mở ra cơ hội để Trung Quốc chứng tỏ mình là quốc gia đi đầu về ủng hộ thương mại tự do trong bối cảnh sự vắng mặt của nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Phát biểu ngày 1/6, trước khi có tin về quyết định của nhà lãnh đạo nước Mỹ, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường nói nước này sẽ tuân thủ các nghĩa vụ được nêu trong thỏa thuận Paris, bao gồm giảm lượng phát thải khí carbon từ 60-65% trong thời gian đến năm 2030 so với mức của năm 2005.
Trung Quốc và Liên minh châu Âu (EU) cũng đã quyết định thúc đẩy thỏa thuận Paris mà không cần có sự tham gia của Washington - theo một tuyên bố của cao ủy viên EU về khí hậu Miguel Aris Canete. Theo dự kiến, đây sẽ là vấn đề chính trong cuộc thảo luận giữa ông Lý Khắc Cường với các quan chức EU trong ngày 2/6 nhân chuyến thăm của ông tới châu Âu.
Sự rút lui của Washington khỏi thỏa thuận Paris cũng có thể mang lại những lợi thế kinh tế cho Bắc Kinh.
“Nếu chính sách của Mỹ dịch chuyển theo hướng ủng hộ nhiên liệu hóa thạch và phản đối những nguồn năng lượng tái sinh, thì trong dài hạn Trung Quốc sẽ chiếm thế thượng phong trong xu hướng không thể đảo ngược của thế giới tiến tới những nguồn năng lượng sạch hơn”, giáo sư Ann Carlson thuộc Đại học California, Los Angeles, nhận định. “Sự rút lui này của Mỹ khỏi cộng đồng toàn cầu mở ra nhiều cơ hội hơn cho Trung Quốc”.
“Những nước còn ở lại trong thỏa thuận Paris sẽ là những nước gặt hái lợi ích về việc làm và những ngành công nghiệp được tạo ra nhờ thỏa thuận”, cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama nói trong một tuyên bố sau quyết định của ông Trump.
Tổng thống Trump không chịu sự ràng buộc pháp lý phải tôn trọng lời hứa của người tiền nhiệm về cắt giảm 1/3 lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính trong thời gian đến năm 2025 so với mức của năm 2005. Tuy nhiên, vào ngày 1/6, ông Trump nói rằng nước Mỹ vẫn sẽ là một quốc gia thân thiện với môi trường.
Theo giáo sư kinh tế học Randy Kroszner thuộc Đại học Chicago, giá khí đốt tự nhiên thấp được dự báo sẽ hỗ trợ cho việc giảm khí thải carbon ở Mỹ. Trong khi đó, Trung Quốc mới là nước cần cải cách nhiều nhất về khí hậu: “Chìa khóa chống biến đổi khí hậu của thế giới chính là Trung Quốc”, ông Kroszner nói.
Về phần mình, Trung Quốc đã có những bước đi nhằm giảm ảnh hưởng từ việc Mỹ rút khỏi thỏa thuận Paris.
Theo dự kiến, EU và Trung Quốc sẽ công bố các biện pháp tăng cường nhằm giảm khí thải carbon trong một tuyên bố ra ngày 2/6, bao gồm phát triển hơn nữa công nghệ xanh và giúp huy động 100 tỷ USD mỗi năm trong thời gian từ nay đến năm 2020 để hỗ trợ các nước nghèo hơn cắt giảm khí thải.
“Trung Quốc hiện đang cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính nhanh hơn dự báo”, bà Carlson nói.
Ông Li thì nói rằng chiến lược ngoại giao mới của Bắc Kinh trong vấn đề môi trường cũng có thể củng cố hình ảnh của Trung Quốc trên trường quốc tế. Ông Li nhấn mạnh việc đại sứ Trung Quốc tại Liên hiệp quốc hồi tháng 3 đã cam kết sẽ giữ vai trò cầu nối trong các cuộc đàm phán về khí hậu.
“Đây là một tiến bộ quan trọng so với chiến lược truyền thống là ‘giấu khả năng và chờ thời cơ’. Trung Quốc hiện đã giữ một vai trò quan trọng trong quản trị khí hậu đa phương. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang nắm lấy vị thế đi đầu trong vấn đề này”, ông Li nói. “Đây là một lĩnh vực mà những nỗ lực chính trị và kinh tế của Trung Quốc có thể phần nào bù đắp cho sự rút lui của Mỹ”.
Trong một động thái đã được dự báo từ trước nhưng vẫn gây thất vọng lớn, ông Trump ngày 1/6 tuyên bố sẽ rút Mỹ khỏi thỏa thuận Paris. Ông cho rằng thỏa thuận này gây tổn hại cho người lao động, doanh nghiệp, và tăng trưởng kinh tế của nước Mỹ. Gần 100% quốc gia trên thế giới tham gia thỏa thuận Paris, và việc ông Trump rút Mỹ khỏi thỏa thuận đã vấp phải phản ứng mạnh từ cả trong và ngoại nước.
Theo hãng tin CNBC, giới phân tích nhận định rằng sự kiện này mang lại vốn liếng chính trị quan trọng cho Trung Quốc, bởi đây chính là cơ hội để nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới củng cố hình ảnh của mình trên trường quốc tế.
“Khó khăn của nước Mỹ là cơ hội của Trung Quốc”, Giám đốc cấp cao phụ trách chính sách toàn cầu của tổ chức Hòa bình xanh tại khu vực Đông Á, ông Li Shuo, đánh giá.
Những năm gần đây, Trung Quốc đã thể hiện ít nhiều sự cam kết đối với cải cách môi trường thông qua những nỗ lực chống ô nhiễm không khí và giảm sử dụng than. Trong 2 tháng đầu năm nay, sản lượng than toàn quốc của Trung Quốc giảm 1,7%. Tuy vậy, nguồn nhiên liệu gây nhiều khí thải carbon này vẫn được sử dụng phố biến ở Trung Quốc, khiến nước này giữ vị trí là quốc gia phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính lớn nhất thế giới.
Tuy nhiên, ông Li nói rằng, sau sự ra đi của Mỹ khỏi thỏa thuận Paris chính là “thời điểm tốt nhất để Trung Quốc củng cố vai trò lãnh đạo của mình trong vấn đề chống biến đổi khí hậu.
“Trung Quốc đã đi từ chỗ một ‘cậu bé hư’ về khí hậu tại hội nghị thượng đỉnh về khí hậu ở Copenhagen vào năm 2009, thành một nhà lãnh đạo thận trọng trong thời gian tiến tới hội nghị Paris, và giờ đây thành một quốc gia với tiềm năng trở thành quốc gia đi đầu thực sự trong vấn đề này trong thời ông Trump lãnh đạo nước Mỹ”, ông Li nói.
Câu chuyện thậm chí còn bắt đầu từ trước quyết định mà ông Trump vừa đưa ra. Việc ông rút Mỹ khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) hồi đầu năm nay đã mở ra cơ hội để Trung Quốc chứng tỏ mình là quốc gia đi đầu về ủng hộ thương mại tự do trong bối cảnh sự vắng mặt của nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Phát biểu ngày 1/6, trước khi có tin về quyết định của nhà lãnh đạo nước Mỹ, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường nói nước này sẽ tuân thủ các nghĩa vụ được nêu trong thỏa thuận Paris, bao gồm giảm lượng phát thải khí carbon từ 60-65% trong thời gian đến năm 2030 so với mức của năm 2005.
Trung Quốc và Liên minh châu Âu (EU) cũng đã quyết định thúc đẩy thỏa thuận Paris mà không cần có sự tham gia của Washington - theo một tuyên bố của cao ủy viên EU về khí hậu Miguel Aris Canete. Theo dự kiến, đây sẽ là vấn đề chính trong cuộc thảo luận giữa ông Lý Khắc Cường với các quan chức EU trong ngày 2/6 nhân chuyến thăm của ông tới châu Âu.
Sự rút lui của Washington khỏi thỏa thuận Paris cũng có thể mang lại những lợi thế kinh tế cho Bắc Kinh.
“Nếu chính sách của Mỹ dịch chuyển theo hướng ủng hộ nhiên liệu hóa thạch và phản đối những nguồn năng lượng tái sinh, thì trong dài hạn Trung Quốc sẽ chiếm thế thượng phong trong xu hướng không thể đảo ngược của thế giới tiến tới những nguồn năng lượng sạch hơn”, giáo sư Ann Carlson thuộc Đại học California, Los Angeles, nhận định. “Sự rút lui này của Mỹ khỏi cộng đồng toàn cầu mở ra nhiều cơ hội hơn cho Trung Quốc”.
“Những nước còn ở lại trong thỏa thuận Paris sẽ là những nước gặt hái lợi ích về việc làm và những ngành công nghiệp được tạo ra nhờ thỏa thuận”, cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama nói trong một tuyên bố sau quyết định của ông Trump.
Tổng thống Trump không chịu sự ràng buộc pháp lý phải tôn trọng lời hứa của người tiền nhiệm về cắt giảm 1/3 lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính trong thời gian đến năm 2025 so với mức của năm 2005. Tuy nhiên, vào ngày 1/6, ông Trump nói rằng nước Mỹ vẫn sẽ là một quốc gia thân thiện với môi trường.
Theo giáo sư kinh tế học Randy Kroszner thuộc Đại học Chicago, giá khí đốt tự nhiên thấp được dự báo sẽ hỗ trợ cho việc giảm khí thải carbon ở Mỹ. Trong khi đó, Trung Quốc mới là nước cần cải cách nhiều nhất về khí hậu: “Chìa khóa chống biến đổi khí hậu của thế giới chính là Trung Quốc”, ông Kroszner nói.
Về phần mình, Trung Quốc đã có những bước đi nhằm giảm ảnh hưởng từ việc Mỹ rút khỏi thỏa thuận Paris.
Theo dự kiến, EU và Trung Quốc sẽ công bố các biện pháp tăng cường nhằm giảm khí thải carbon trong một tuyên bố ra ngày 2/6, bao gồm phát triển hơn nữa công nghệ xanh và giúp huy động 100 tỷ USD mỗi năm trong thời gian từ nay đến năm 2020 để hỗ trợ các nước nghèo hơn cắt giảm khí thải.
“Trung Quốc hiện đang cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính nhanh hơn dự báo”, bà Carlson nói.
Ông Li thì nói rằng chiến lược ngoại giao mới của Bắc Kinh trong vấn đề môi trường cũng có thể củng cố hình ảnh của Trung Quốc trên trường quốc tế. Ông Li nhấn mạnh việc đại sứ Trung Quốc tại Liên hiệp quốc hồi tháng 3 đã cam kết sẽ giữ vai trò cầu nối trong các cuộc đàm phán về khí hậu.
“Đây là một tiến bộ quan trọng so với chiến lược truyền thống là ‘giấu khả năng và chờ thời cơ’. Trung Quốc hiện đã giữ một vai trò quan trọng trong quản trị khí hậu đa phương. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang nắm lấy vị thế đi đầu trong vấn đề này”, ông Li nói. “Đây là một lĩnh vực mà những nỗ lực chính trị và kinh tế của Trung Quốc có thể phần nào bù đắp cho sự rút lui của Mỹ”.