Myanmar, “sàn đấu” mới của Coca-Cola và Pepsi
Trong khi Coca-Cola rời Myanmar suốt 60 năm, thì Pepsi mới chỉ rút khỏi thị trường này từ năm 1997
Hôm 5/6, hãng nước giải khát lớn nhất thế giới Coca-Cola đã đánh dấu sự trở lại Myanmar sau 60 năm, bằng việc khánh thành một nhà máy đóng chai và cam kết đầu tư nhiều hơn vào nền kinh tế mới mở cửa này.
Hãng tin tài chính Bloomberg dẫn lời Giám đốc điều hành Coca-Cola, ông Muhtar Kent trong một cuộc phỏng vấn, rằng Coca-Cola sẽ đầu tư khoảng 200 triệu USD vào Myanmar trong vòng 5 năm tới và trực tiếp tạo ra khoảng 2.500 việc làm mới và hơn 20.000 việc làm trên toàn chuỗi cung ứng.
"Đây là một thời khắc lịch sử", ông Kent nói.
Coca-Cola hiện là hãng sản xuất nước giải khát lớn nhất thế giới và là một trong những tập đoàn đầu tiên của Mỹ đổ vốn đầu tư vào thị trường Myanmar, kể từ sau khi Washington quyết định dỡ bỏ các lệnh cấm vận đối với quốc gia này.
Trước đây, Coca-Cola từng có một nhà máy sản xuất tại Myanmar nhưng đã buộc phải đóng cửa, sau khi các lệnh trừng phạt được áp dụng đối với quốc gia Đông Nam Á này được thực thi vào những năm 1980.
Hàng chục năm qua, người dân ở đất nước Myanmar vẫn uống Coca-Cola, nhưng sản phẩm này hoàn toàn được nhập khẩu. Với việc chính thức trở lại bằng cách mở cửa nhà máy đóng chai ở ngoại ô Yangon, từ nay, người Myanmar sẽ không còn phải uống Coca-Cola nhập với giá cao như trước.
Kể từ khi lên nắm quyền hai năm trước, Tổng thống Myanmar Thein Sein đã cho phép tự do chính trị hơn, nới lỏng các biện pháp kiểm soát kinh tế, từ đó thu hút được nhiều công ty như Ford, MasterCard, Unilever.. Nước này hiện đang thúc đẩy các quan hệ kinh tế, quân sự và chính trị với phương Tây.
Sau nhiều năm bị cô lập, đất nước Myanmar 64 triệu dân đã bị đẩy vào hàng nghèo nhất ở châu Á. Tuy nhiên, hàng loạt thay đổi đáng kể đã được thực hiện sau suốt 5 thập kỷ quân đội thống trị, dẫn đến việc Mỹ nới lỏng các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Myanmar từ tháng 5 năm ngoái.
Thị trường Myanmar hấp dẫn còn nhờ tài nguyên thiên nhiên giàu có. Vị trí địa lý của quốc gia này cũng thuận lợi khi nằm giữa hai nền kinh tế lớn là Trung Quốc và Ấn Độ. Các luật mới, như cho phép nhà đầu tư ngoại sở hữu 100% vốn ở một số lĩnh vực, cho thấy các chính trị gia ở đây đang rất cởi mở.
Hãng tư vấn McKinsey từng đưa ra nhận định, đến năm 2030, Myanmar có thể thu hút được khoảng 170 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài.
Trong khi đó, theo nhận định của giới phân tích, việc Coca-Cola mở cửa nhà máy tại Myanmar là nhằm giúp cho hãng sản xuất đồ uống lớn nhất thế giới có thể khởi động cuộc đua với đối thủ Pepsi, nhằm giành được quyền kiểm soát thị trường đồ uống đầy tiềm năng ở quốc gia Đông Nam Á này.
Nói về chiến lược của hãng thời gian tới, ông Kent cho biết, Coca-Cola sẽ cần tập trung vào việc phân phối để thu hút khách hàng Myanmar. Pepsi hiện cũng đang xây dựng mạng lưới phân phối đồ uống ở nước này, sẽ sớm phân phối bánh snack ở đây, cũng như theo đuổi kế hoạch xây dựng một nhà máy.
Trong khi Coca-Cola rời thị trường Myanmar suốt 60 năm, thì Pepsi có vẻ nhiều kinh nghiệm hơn. Hãng mới rút khỏi Myanmar từ năm 1997, nhưng vào tháng 8/2012, Pepsi đã quay lại sau khi ký được thỏa thuận phân phối sản phẩm với công ty Diamond Star của Myanmar. Theo đó, Diamond Star sẽ được độc quyền nhập khẩu và phân phối ba sản phẩm giải khát của Pepsi, bao gồm Pepsi-Cola, 7-Up và Mirinda.
Pepsi cũng cho biết sẽ đánh giá các cơ hội ở Myanmar bao gồm việc mở nhà máy ở đây. Giám đốc điều hành của Pepsi, bà Indra Nooyi, nói Myanmar là “thị trường tiềm năng lớn”, và thỏa thuận với Diamond Star là bước quan trọng đầu tiên trong việc mở rộng hiện diện của Pepsi ở Myanmar.
Tiếp đó, tới tháng 11/2012, ông Saad Abdul-Latif, một quan chức của Pepsi, cho biết hãng đang đẩy nhanh kế hoạch hợp tác với các doanh nghiệp Myanmar.
Không có gì quá lời khi cho rằng, quyết định mở nhà máy ở ngoại ô Yangon của Coca-Cola sẽ đưa Myanmar trở thành sàn đấu mới nhất trong cuộc chiến khốc liệt giữa hai "gã khổng lồ" nước giải khát hàng đầu thế giới.
Trong một diễn biến khác, tập đoàn Unilever mới đây cũng cho biết sẽ tập trung vào những thị trường mới nổi tại Đông Nam Á như Myanmar, nơi được kỳ vọng sẽ là "Việt Nam thứ hai" trong những năm tới.
Hãng tin tài chính Bloomberg dẫn lời Giám đốc điều hành Coca-Cola, ông Muhtar Kent trong một cuộc phỏng vấn, rằng Coca-Cola sẽ đầu tư khoảng 200 triệu USD vào Myanmar trong vòng 5 năm tới và trực tiếp tạo ra khoảng 2.500 việc làm mới và hơn 20.000 việc làm trên toàn chuỗi cung ứng.
"Đây là một thời khắc lịch sử", ông Kent nói.
Coca-Cola hiện là hãng sản xuất nước giải khát lớn nhất thế giới và là một trong những tập đoàn đầu tiên của Mỹ đổ vốn đầu tư vào thị trường Myanmar, kể từ sau khi Washington quyết định dỡ bỏ các lệnh cấm vận đối với quốc gia này.
Trước đây, Coca-Cola từng có một nhà máy sản xuất tại Myanmar nhưng đã buộc phải đóng cửa, sau khi các lệnh trừng phạt được áp dụng đối với quốc gia Đông Nam Á này được thực thi vào những năm 1980.
Hàng chục năm qua, người dân ở đất nước Myanmar vẫn uống Coca-Cola, nhưng sản phẩm này hoàn toàn được nhập khẩu. Với việc chính thức trở lại bằng cách mở cửa nhà máy đóng chai ở ngoại ô Yangon, từ nay, người Myanmar sẽ không còn phải uống Coca-Cola nhập với giá cao như trước.
Kể từ khi lên nắm quyền hai năm trước, Tổng thống Myanmar Thein Sein đã cho phép tự do chính trị hơn, nới lỏng các biện pháp kiểm soát kinh tế, từ đó thu hút được nhiều công ty như Ford, MasterCard, Unilever.. Nước này hiện đang thúc đẩy các quan hệ kinh tế, quân sự và chính trị với phương Tây.
Sau nhiều năm bị cô lập, đất nước Myanmar 64 triệu dân đã bị đẩy vào hàng nghèo nhất ở châu Á. Tuy nhiên, hàng loạt thay đổi đáng kể đã được thực hiện sau suốt 5 thập kỷ quân đội thống trị, dẫn đến việc Mỹ nới lỏng các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Myanmar từ tháng 5 năm ngoái.
Thị trường Myanmar hấp dẫn còn nhờ tài nguyên thiên nhiên giàu có. Vị trí địa lý của quốc gia này cũng thuận lợi khi nằm giữa hai nền kinh tế lớn là Trung Quốc và Ấn Độ. Các luật mới, như cho phép nhà đầu tư ngoại sở hữu 100% vốn ở một số lĩnh vực, cho thấy các chính trị gia ở đây đang rất cởi mở.
Hãng tư vấn McKinsey từng đưa ra nhận định, đến năm 2030, Myanmar có thể thu hút được khoảng 170 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài.
Trong khi đó, theo nhận định của giới phân tích, việc Coca-Cola mở cửa nhà máy tại Myanmar là nhằm giúp cho hãng sản xuất đồ uống lớn nhất thế giới có thể khởi động cuộc đua với đối thủ Pepsi, nhằm giành được quyền kiểm soát thị trường đồ uống đầy tiềm năng ở quốc gia Đông Nam Á này.
Nói về chiến lược của hãng thời gian tới, ông Kent cho biết, Coca-Cola sẽ cần tập trung vào việc phân phối để thu hút khách hàng Myanmar. Pepsi hiện cũng đang xây dựng mạng lưới phân phối đồ uống ở nước này, sẽ sớm phân phối bánh snack ở đây, cũng như theo đuổi kế hoạch xây dựng một nhà máy.
Trong khi Coca-Cola rời thị trường Myanmar suốt 60 năm, thì Pepsi có vẻ nhiều kinh nghiệm hơn. Hãng mới rút khỏi Myanmar từ năm 1997, nhưng vào tháng 8/2012, Pepsi đã quay lại sau khi ký được thỏa thuận phân phối sản phẩm với công ty Diamond Star của Myanmar. Theo đó, Diamond Star sẽ được độc quyền nhập khẩu và phân phối ba sản phẩm giải khát của Pepsi, bao gồm Pepsi-Cola, 7-Up và Mirinda.
Pepsi cũng cho biết sẽ đánh giá các cơ hội ở Myanmar bao gồm việc mở nhà máy ở đây. Giám đốc điều hành của Pepsi, bà Indra Nooyi, nói Myanmar là “thị trường tiềm năng lớn”, và thỏa thuận với Diamond Star là bước quan trọng đầu tiên trong việc mở rộng hiện diện của Pepsi ở Myanmar.
Tiếp đó, tới tháng 11/2012, ông Saad Abdul-Latif, một quan chức của Pepsi, cho biết hãng đang đẩy nhanh kế hoạch hợp tác với các doanh nghiệp Myanmar.
Không có gì quá lời khi cho rằng, quyết định mở nhà máy ở ngoại ô Yangon của Coca-Cola sẽ đưa Myanmar trở thành sàn đấu mới nhất trong cuộc chiến khốc liệt giữa hai "gã khổng lồ" nước giải khát hàng đầu thế giới.
Trong một diễn biến khác, tập đoàn Unilever mới đây cũng cho biết sẽ tập trung vào những thị trường mới nổi tại Đông Nam Á như Myanmar, nơi được kỳ vọng sẽ là "Việt Nam thứ hai" trong những năm tới.