Quốc hội Myanmar thông qua luật đầu tư nước ngoài
Myanmar vừa thông qua luật đầu tư nước ngoài mới, đặt nền tảng pháp lý cho các công ty nước ngoài muốn đến làm ăn ở quốc gia này
Quốc hội Myanmar vừa thông qua luật đầu tư nước ngoài mới, đặt nền tảng pháp lý cho các công ty nước ngoài muốn đến làm ăn ở quốc gia vừa bắt đầu chính sách mở cửa này. Tuy nhiên, theo giới quan sát, luật này của Myanmar vẫn còn thiếu nhiều điểm mà nhiều doanh nghiệp nước ngoài mong muốn.
Báo Wall Street Journal cho biết, hiện luật đầu tư nước ngoài của Myanmar vẫn đang chờ được Tổng thống Thein Sein ký để chính thức thành luật. Nếu không được Tổng thống ký, thì luật này sẽ được đưa trở lại Quốc hội Myanmar trong kỳ họp diễn ra vào tháng 10 tới.
Chi tiết cụ thể của luật chưa được công bố. Tuy nhiên, theo thông tin từ một số quan chức Chính phủ Myanmar, luật thông qua vào ngày thứ Sáu (7/9) này cho phép phía nước ngoài nắm một nửa cổ phần hoặc hơn trong một số liên doanh với Myanmar và đầu tư vào nhiều lĩnh vực hơn so với quy định nêu trong những dự thảo luật trước đó.
Có vẻ như bộ luận này nằm ở điểm cân bằng giữa một dự thảo luật được thúc đẩy bởi một nhóm chính trị gia muốn sự thay đổi nhanh chóng mà dẫn đầu là Tổng thống Thein Sein, với một dự thảo khác đến từ các nhà làm luật có quan điểm bảo thủ và các lãnh đạo doanh nghiệp Myanmar vốn lo ngại đất nước mở cửa quá nhanh sẽ cho phép các công ty nước ngoài thống trị nền kinh tế.
Luật được thông qua không bao gồm một số điều khoản mang tính hạn chế cao mà nhiều nhà làm luật của Myanmar thúc đẩy trước đó. Chẳng hạn, trước đây có đề xuất về mức vốn đầu tư tối thiểu phải đạt 5 triệu USD. Theo các nhà phân tích, một quy định như thế sẽ chỉ cho phép các doanh nghiệp nước ngoài làm ăn với những công ty lớn nhất và có quan hệ thân thiết nhất với chính giới Myanmar.
Luật mới cũng cho phép người nước ngoài sở hữu cổ phần 50% trong một số lĩnh vực kinh doanh bị hạn chế, cao hơn so với mức giới hạn 49% trong các dự thảo trước. Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã kỳ vọng mức sở hữu cao hơn. Đối với một số lĩnh vực kinh doanh khác, tỷ lệ sở hữu của nước ngoài có thể vượt 50%, nhưng các quan chức cung cấp thông tin không nêu rõ đó là những lĩnh vực nào.
Quá trình soạn thảo luật đầu tư nước ngoài của Myanmar bắt đầu vào đầu năm nay nằm trong những nỗ lực của Tổng thống Thein Sein nhằm mở cửa nền kinh tế. Tuy nhiên, quá trình này nhanh chóng trở thành một “cuộc chiến” khi các doanh nhân ở Yangon lo ngại tốc độ cải cách sẽ diễn ra nhanh chóng, nguồn tin thân cận cho biết. Sau đó, các dự thảo luật này trở nên thận trọng hơn.
Bản dự thảo mới nhất của luật đã làm thất vọng nhiều nhà đầu tư nước ngoài và một số chuyên gia phân tích vốn hy vọng Myanmar sẽ mở cửa mạnh mẽ hơn để bù đắp cho nhiều năm phát triển bị mất mát trước đó.
Năm nay, một số nền kinh tế lớn như Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đã nới lỏng nhiều lệnh cấm vận chính đối với Myanmar, quốc gia đến năm ngoái vừa trải qua nửa thế kỷ nằm dưới sự kiểm soát của quân đội. Giới đầu tư quốc tế đã chờ đợi để xem luật đầu tư nước ngoài của Myanmar sẽ thế nào trước khi đổ tiền vào quốc gia giàu tài nguyên và có thị trường 55 triệu dân này.
Ông Kenneth Stevens, một nhà quản lý của công ty đầu tư Leopard Capital cho rằng, luật đầu tư nước ngoài của Myanmar đem đến nhiều khuyến khích cho các nhà đầu tư nước ngoài hơn so với một số quốc gia có truyền thống ưu ái giới đầu tư nước ngoài như Thái Lan hay Trung Quốc. Tuy nhiên, luật này của Myanmar vẫn còn kém hấp dẫn so với luật đầu tư nước ngoài của những thị trường mới nổi khác như Campuchia hay Lào.
“Không ai thực sự kỳ vọng luật của Myanmar sẽ được như luật của Campuchia hay Lào, nhưng họ đã hy vọng các nhà đầu tư nước ngoài có thể nắm cổ phần đa số ở hầu hết các lĩnh vực”, ông Stevens nói.
Tuy nhiên, một số nhà phân tích cho rằng, môi trường đầu tư nói chung ở Myanmar, cũng như việc các quy định được áp dụng thực tế ra sao, mới là điều quan trọng hơn chi tiết cụ thể của luật đầu tư nước ngoài.
Đầu năm nay, lãnh đạo phe đối lập ở Myanmar, bà Aung San Suu Kyi đã cảnh báo các lãnh đạo doanh nghiệp tham dự hội nghị của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tại Bangkok cần thận trọng khi đầu tư vào Myanmar. Bà Aung San Suu Kyi khi đó nói rằng, tốc độ cải cách và hiện đại hóa hệ thống pháp lý của Myanmar chậm hơn so với những thay đổi chóng mặt của thế giới, và rằng, Myanmar vẫn thiếu những quy định luật pháp đáng tin cậy cũng như khả năng giải quyết hợp tình hợp lý các tranh chấp trong hợp đồng kinh doanh.
Một số nhà đầu tư đồng tình với quan điểm này của bà Aung San Suu Kyi. “Luật đầu tư thì có tốt gì nếu bạn không thể bảo vệ được quyền của mình ở tòa”, ông Thomas Holland, Giám đốc đầu tư của quỹ Cube Asia Frontier Fund chuyên đầu tư vào các thị trường mới nổi, nhận xét.
Tuy nhiên, ông Holland vẫn cho rằng, luật đầu tư nước ngoài của Myanmar mở ra một điểm khởi đầu mới cho nước này. Quỹ của ông Holland và nhiều nhà đầu tư khác cũng đang thúc đẩy kế hoạch đầu tư vào Myanmar.
Hãng nước giải khát Pepsi mới đây cho biết đã đạt thỏa thuận phân phối đồ uống ở Myanmar thông qua một đối tác địa phương. Hãng thẻ MasterCard thì cho biết đã cấp phép cho một trong những ngân hàng lớn nhất của Myanmar, đưa nước này tiến gần hơn tới việc gia nhập vào hệ thống tài chính toàn cầu.
Báo Wall Street Journal cho biết, hiện luật đầu tư nước ngoài của Myanmar vẫn đang chờ được Tổng thống Thein Sein ký để chính thức thành luật. Nếu không được Tổng thống ký, thì luật này sẽ được đưa trở lại Quốc hội Myanmar trong kỳ họp diễn ra vào tháng 10 tới.
Chi tiết cụ thể của luật chưa được công bố. Tuy nhiên, theo thông tin từ một số quan chức Chính phủ Myanmar, luật thông qua vào ngày thứ Sáu (7/9) này cho phép phía nước ngoài nắm một nửa cổ phần hoặc hơn trong một số liên doanh với Myanmar và đầu tư vào nhiều lĩnh vực hơn so với quy định nêu trong những dự thảo luật trước đó.
Có vẻ như bộ luận này nằm ở điểm cân bằng giữa một dự thảo luật được thúc đẩy bởi một nhóm chính trị gia muốn sự thay đổi nhanh chóng mà dẫn đầu là Tổng thống Thein Sein, với một dự thảo khác đến từ các nhà làm luật có quan điểm bảo thủ và các lãnh đạo doanh nghiệp Myanmar vốn lo ngại đất nước mở cửa quá nhanh sẽ cho phép các công ty nước ngoài thống trị nền kinh tế.
Luật được thông qua không bao gồm một số điều khoản mang tính hạn chế cao mà nhiều nhà làm luật của Myanmar thúc đẩy trước đó. Chẳng hạn, trước đây có đề xuất về mức vốn đầu tư tối thiểu phải đạt 5 triệu USD. Theo các nhà phân tích, một quy định như thế sẽ chỉ cho phép các doanh nghiệp nước ngoài làm ăn với những công ty lớn nhất và có quan hệ thân thiết nhất với chính giới Myanmar.
Luật mới cũng cho phép người nước ngoài sở hữu cổ phần 50% trong một số lĩnh vực kinh doanh bị hạn chế, cao hơn so với mức giới hạn 49% trong các dự thảo trước. Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã kỳ vọng mức sở hữu cao hơn. Đối với một số lĩnh vực kinh doanh khác, tỷ lệ sở hữu của nước ngoài có thể vượt 50%, nhưng các quan chức cung cấp thông tin không nêu rõ đó là những lĩnh vực nào.
Quá trình soạn thảo luật đầu tư nước ngoài của Myanmar bắt đầu vào đầu năm nay nằm trong những nỗ lực của Tổng thống Thein Sein nhằm mở cửa nền kinh tế. Tuy nhiên, quá trình này nhanh chóng trở thành một “cuộc chiến” khi các doanh nhân ở Yangon lo ngại tốc độ cải cách sẽ diễn ra nhanh chóng, nguồn tin thân cận cho biết. Sau đó, các dự thảo luật này trở nên thận trọng hơn.
Bản dự thảo mới nhất của luật đã làm thất vọng nhiều nhà đầu tư nước ngoài và một số chuyên gia phân tích vốn hy vọng Myanmar sẽ mở cửa mạnh mẽ hơn để bù đắp cho nhiều năm phát triển bị mất mát trước đó.
Năm nay, một số nền kinh tế lớn như Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đã nới lỏng nhiều lệnh cấm vận chính đối với Myanmar, quốc gia đến năm ngoái vừa trải qua nửa thế kỷ nằm dưới sự kiểm soát của quân đội. Giới đầu tư quốc tế đã chờ đợi để xem luật đầu tư nước ngoài của Myanmar sẽ thế nào trước khi đổ tiền vào quốc gia giàu tài nguyên và có thị trường 55 triệu dân này.
Ông Kenneth Stevens, một nhà quản lý của công ty đầu tư Leopard Capital cho rằng, luật đầu tư nước ngoài của Myanmar đem đến nhiều khuyến khích cho các nhà đầu tư nước ngoài hơn so với một số quốc gia có truyền thống ưu ái giới đầu tư nước ngoài như Thái Lan hay Trung Quốc. Tuy nhiên, luật này của Myanmar vẫn còn kém hấp dẫn so với luật đầu tư nước ngoài của những thị trường mới nổi khác như Campuchia hay Lào.
“Không ai thực sự kỳ vọng luật của Myanmar sẽ được như luật của Campuchia hay Lào, nhưng họ đã hy vọng các nhà đầu tư nước ngoài có thể nắm cổ phần đa số ở hầu hết các lĩnh vực”, ông Stevens nói.
Tuy nhiên, một số nhà phân tích cho rằng, môi trường đầu tư nói chung ở Myanmar, cũng như việc các quy định được áp dụng thực tế ra sao, mới là điều quan trọng hơn chi tiết cụ thể của luật đầu tư nước ngoài.
Đầu năm nay, lãnh đạo phe đối lập ở Myanmar, bà Aung San Suu Kyi đã cảnh báo các lãnh đạo doanh nghiệp tham dự hội nghị của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tại Bangkok cần thận trọng khi đầu tư vào Myanmar. Bà Aung San Suu Kyi khi đó nói rằng, tốc độ cải cách và hiện đại hóa hệ thống pháp lý của Myanmar chậm hơn so với những thay đổi chóng mặt của thế giới, và rằng, Myanmar vẫn thiếu những quy định luật pháp đáng tin cậy cũng như khả năng giải quyết hợp tình hợp lý các tranh chấp trong hợp đồng kinh doanh.
Một số nhà đầu tư đồng tình với quan điểm này của bà Aung San Suu Kyi. “Luật đầu tư thì có tốt gì nếu bạn không thể bảo vệ được quyền của mình ở tòa”, ông Thomas Holland, Giám đốc đầu tư của quỹ Cube Asia Frontier Fund chuyên đầu tư vào các thị trường mới nổi, nhận xét.
Tuy nhiên, ông Holland vẫn cho rằng, luật đầu tư nước ngoài của Myanmar mở ra một điểm khởi đầu mới cho nước này. Quỹ của ông Holland và nhiều nhà đầu tư khác cũng đang thúc đẩy kế hoạch đầu tư vào Myanmar.
Hãng nước giải khát Pepsi mới đây cho biết đã đạt thỏa thuận phân phối đồ uống ở Myanmar thông qua một đối tác địa phương. Hãng thẻ MasterCard thì cho biết đã cấp phép cho một trong những ngân hàng lớn nhất của Myanmar, đưa nước này tiến gần hơn tới việc gia nhập vào hệ thống tài chính toàn cầu.