Hai định chế tài chính hàng đầu đồng loạt tiến vào Myanmar
Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vừa tuyên bố thiết lập văn phòng tại Myanmar
Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vừa tuyên bố thiết lập văn phòng tại Myanmar. Đây được xem là một bước tiến quan trọng mới trong tiến trình bình thường hóa quan hệ giữa Myanmar với phương Tây, cũng như với những nỗ lực cải cách ở nước này.
Thông cáo báo chí ngày 1/8 của WB cho biết, tổ chức này đang đẩy mạnh hỗ trợ Myanmar cải cách, đồng thời mở văn phòng quốc gia tại nước này. Ngoài ra, WB cũng dự kiến một khoản viện trợ không hoàn lại 85 triệu USD để giúp người dân Myanmar thông qua các dự án đầu tư vào trường học, đường xá, nước sạch…
"Chúng tôi cam kết tham gia xóa đói giảm nghèo. Văn phòng mới mở tại Myanmar sẽ cho phép chúng tôi tiếp cận được với một số những người nghèo nhất ở Đông Á. Họ đã bị tách biệt khỏi nền kinh tế toàn cầu quá lâu và việc họ nhận được lợi ích thực sự từ cải cách của chính phủ là rất quan trọng", ông Jim Yong Kim, Chủ tịch WB, phát biểu.
Theo tin từ Wall Street Journal, văn phòng của WB tại Myanmar đã được mở tại một trung tâm thương mại ở Yangon vào ngày 1/8.
Cùng với việc mở văn phòng và xem xét viện trợ không hoàn lại cho Myanmar, WB tuyên bố, quốc gia này sẽ đủ tiêu chuẩn để được cấp vốn vay không lãi suất từ Tổ chức Phát triển Quốc tế (IDA), một quỹ của WB dành cho các quốc gia nghèo nhất, một khi Myanmar trả hết số tiền 397 triệu USD còn thiếu nợ WB.
Bà Pamela Cox, Phó chủ tịch WB khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, nhấn mạnh rằng, WB sẽ không xóa nợ cho Myanmar, nhưng sẽ dàn xếp để Myanmar tìm được vốn vay để giải quyết số nợ này. Dự kiến, đến tháng 10 năm nay, WB sẽ hoàn thành một chiến lược tạm thời nhằm định hướng các hoạt động tương lai ở Myanmar.
Cùng với WB, ADB cũng vừa mở văn phòng ở Myanmar. Trong thông cáo báo chí ngày 1/8, định chế tài chính này cho biết đã tiến thêm một bước nữa theo hướng tái hòa nhập với Myanmar thông qua mở văn phòng và cử nhân viên đến quốc gia này.
Ông Stephen P. Groff, Phó chủ tịch ADB phụ trách các khu vực Đông Á, Đông Nam Á và Thái Bình Dương phát biểu: “Thiết lập văn phòng ở Myanmar cho phép chúng tôi tăng cường hiểu biết của mình về những thách thức đối với quốc gia này, và cách tốt nhất để hỗ trợ nhằm đạt được tăng trưởng kinh tế toàn diện và bền vững”.
“Myanmar là một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới, với 1/4 trong số 60 triệu dân của quốc gia này đang sống trong đói nghèo, 3/4 dân số không được sử dụng điện. Mặc dù quốc gia này cho thấy đã sẵn sàng cho một thời kỳ tăng trưởng kinh tế, nhưng vẫn cần phải thực hiện cải cách hơn nữa và phải thận trọng cân bằng tăng trưởng với sự bền vững nhằm hiện thực hóa các tiềm năng và giảm nghèo trên diện rộng”, ADB nhận định.
WB và ADB đã rút khỏi Myanmar từ hàng chục năm qua, do áp lực từ Mỹ và các nhà lãnh đạo toàn cầu khác muốn gây sức ép đối với chính quyền quân sự ở Myanmar kể từ sau cuộc đảo chính vào năm 1962.
Myanmar là thành viên của Ngân hàng Quốc tế Tái thiết và Phát triển (IBRD), một đơn vị của WB, từ năm 1952. Từ năm 1987, WB đã không phê duyệt thêm khoản vay mới nào cho nước này. Năm 1998, Chính phủ Myanmar tuy đã nợ quá hạn, nhưng vẫn là một thành viên của WB.
Tương tự, từ năm 1988, ADB đã không có hoạt động ở Myanmar, mặc dù quốc gia này là một thành viên trong chương trình Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng, đã tham gia các hoạt động khu vực được ADB tài trợ trong suốt 20 năm qua.
Sau khi chính quyền dân sự lên nắm quyền lực ở Myanmar từ năm ngoái và thực hiện mạnh mẽ các cải cách kinh tế và xã hội, Mỹ và các nước phương Tây đã bắt đầu nới lỏng các lệnh trừng phạt đối với Myanmar. Gần đây nhất, Mỹ đã bỏ lệnh cấm các doanh nghiệp nước này đầu tư vào Myanmar. Cũng chính Washington đã nhất trí để WB, ADB và một số định chế đa phương khác tái khởi động một số hoạt động ở Myanmar.
Với nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng cùng một thị trường tiềm năng chưa được đánh thức, Myanmar đang được xem là sẽ mở ra những cơ hội lớn cho các doanh nghiệp nước ngoài.
Thông cáo báo chí ngày 1/8 của WB cho biết, tổ chức này đang đẩy mạnh hỗ trợ Myanmar cải cách, đồng thời mở văn phòng quốc gia tại nước này. Ngoài ra, WB cũng dự kiến một khoản viện trợ không hoàn lại 85 triệu USD để giúp người dân Myanmar thông qua các dự án đầu tư vào trường học, đường xá, nước sạch…
"Chúng tôi cam kết tham gia xóa đói giảm nghèo. Văn phòng mới mở tại Myanmar sẽ cho phép chúng tôi tiếp cận được với một số những người nghèo nhất ở Đông Á. Họ đã bị tách biệt khỏi nền kinh tế toàn cầu quá lâu và việc họ nhận được lợi ích thực sự từ cải cách của chính phủ là rất quan trọng", ông Jim Yong Kim, Chủ tịch WB, phát biểu.
Theo tin từ Wall Street Journal, văn phòng của WB tại Myanmar đã được mở tại một trung tâm thương mại ở Yangon vào ngày 1/8.
Cùng với việc mở văn phòng và xem xét viện trợ không hoàn lại cho Myanmar, WB tuyên bố, quốc gia này sẽ đủ tiêu chuẩn để được cấp vốn vay không lãi suất từ Tổ chức Phát triển Quốc tế (IDA), một quỹ của WB dành cho các quốc gia nghèo nhất, một khi Myanmar trả hết số tiền 397 triệu USD còn thiếu nợ WB.
Bà Pamela Cox, Phó chủ tịch WB khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, nhấn mạnh rằng, WB sẽ không xóa nợ cho Myanmar, nhưng sẽ dàn xếp để Myanmar tìm được vốn vay để giải quyết số nợ này. Dự kiến, đến tháng 10 năm nay, WB sẽ hoàn thành một chiến lược tạm thời nhằm định hướng các hoạt động tương lai ở Myanmar.
Cùng với WB, ADB cũng vừa mở văn phòng ở Myanmar. Trong thông cáo báo chí ngày 1/8, định chế tài chính này cho biết đã tiến thêm một bước nữa theo hướng tái hòa nhập với Myanmar thông qua mở văn phòng và cử nhân viên đến quốc gia này.
Ông Stephen P. Groff, Phó chủ tịch ADB phụ trách các khu vực Đông Á, Đông Nam Á và Thái Bình Dương phát biểu: “Thiết lập văn phòng ở Myanmar cho phép chúng tôi tăng cường hiểu biết của mình về những thách thức đối với quốc gia này, và cách tốt nhất để hỗ trợ nhằm đạt được tăng trưởng kinh tế toàn diện và bền vững”.
“Myanmar là một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới, với 1/4 trong số 60 triệu dân của quốc gia này đang sống trong đói nghèo, 3/4 dân số không được sử dụng điện. Mặc dù quốc gia này cho thấy đã sẵn sàng cho một thời kỳ tăng trưởng kinh tế, nhưng vẫn cần phải thực hiện cải cách hơn nữa và phải thận trọng cân bằng tăng trưởng với sự bền vững nhằm hiện thực hóa các tiềm năng và giảm nghèo trên diện rộng”, ADB nhận định.
WB và ADB đã rút khỏi Myanmar từ hàng chục năm qua, do áp lực từ Mỹ và các nhà lãnh đạo toàn cầu khác muốn gây sức ép đối với chính quyền quân sự ở Myanmar kể từ sau cuộc đảo chính vào năm 1962.
Myanmar là thành viên của Ngân hàng Quốc tế Tái thiết và Phát triển (IBRD), một đơn vị của WB, từ năm 1952. Từ năm 1987, WB đã không phê duyệt thêm khoản vay mới nào cho nước này. Năm 1998, Chính phủ Myanmar tuy đã nợ quá hạn, nhưng vẫn là một thành viên của WB.
Tương tự, từ năm 1988, ADB đã không có hoạt động ở Myanmar, mặc dù quốc gia này là một thành viên trong chương trình Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng, đã tham gia các hoạt động khu vực được ADB tài trợ trong suốt 20 năm qua.
Sau khi chính quyền dân sự lên nắm quyền lực ở Myanmar từ năm ngoái và thực hiện mạnh mẽ các cải cách kinh tế và xã hội, Mỹ và các nước phương Tây đã bắt đầu nới lỏng các lệnh trừng phạt đối với Myanmar. Gần đây nhất, Mỹ đã bỏ lệnh cấm các doanh nghiệp nước này đầu tư vào Myanmar. Cũng chính Washington đã nhất trí để WB, ADB và một số định chế đa phương khác tái khởi động một số hoạt động ở Myanmar.
Với nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng cùng một thị trường tiềm năng chưa được đánh thức, Myanmar đang được xem là sẽ mở ra những cơ hội lớn cho các doanh nghiệp nước ngoài.