Mỹ xóa lệnh cấm đầu tư vào Myanmar
Chính quyền Tổng thống Barack Obama vừa tuyên bố bãi bỏ lệnh cấm các công ty Mỹ đầu tư vào Myanmar
Chính quyền Tổng thống Barack Obama vừa tuyên bố bãi bỏ lệnh cấm các công ty Mỹ đầu tư vào Myanmar. Động thái này đáp ứng mong mỏi của các doanh nghiệp Mỹ, đồng thời được xem là một bước tiến quan trọng tới bình thường hóa quan hệ giữa hai nước.
“Nới lỏng cấm vận là dấu hiệu mạnh mẽ thể hiện sự ủng hộ của chúng tôi với cải cách, sẽ cung cấp ngay lập tức các ưu đãi cho những nhà cải cách và lợi ích quan trọng cho người dân Myanmar”, Tổng thống Obama nói trong một tuyên bố được Nhà Trắng phát đi ngày 11/7 theo giờ Mỹ.
Quyết định này được Tổng thống Mỹ đưa ra chỉ vài giờ sau khi đại sứ Mỹ đầu tiên tại Myanmar, ông Derek Mitchell, trình quốc thư lên Tổng thống Thein Sein để chính thức bắt đầu nhiệm vụ. Đây cũng là quyết định có tầm ảnh hưởng nhất tính đến thời điểm này của chính quyền ông Obama vốn đang đẩy nhanh tốc độ bình thường hóa quan hệ với Myanmar.
Việc xóa bỏ lệnh cấm các công ty Mỹ đầu tư vào Myanmar đã bị trì hoãn một thời gian. Hồi tháng 5 vừa qua, các quan chức Mỹ tuyên bố sẽ ngưng lệnh trừng phạt đối với Myanmar sau khi Chính phủ nước này công bố một loạt cải cách. Các công ty Mỹ đã nóng lòng chờ đợi thời điểm được mở cánh cửa vào Myanmar, một thị trường được đánh giá là đầy tiềm năng, nhất là trong lĩnh vực năng lượng.
Sau đó, khi chính quyền Tổng thống Obama trì hoãn xóa lệnh cấm đầu tư, một số doanh nghiệp Mỹ đã trở nên mất kiên nhẫn. Họ cho rằng, các công ty Mỹ sẽ mất cơ hội tiếp cận với các mỏ dầu của Myanmar nếu những hạn chế này không được xóa bỏ, và các công ty từ các quốc gia khác sẽ nhảy vào chiếm chỗ.
Tuy nhiên, theo báo Wall Street Journal, một số nhà quan sát cũng bày tỏ lo ngại rằng Chính phủ Mỹ đang nới lỏng các quy định quá nhanh, đặc biệt là liên quan tới công ty dầu khí quốc doanh Myanmar Oil & Gas Enterprise.
Cũng như ở nhiều nước khác trên thế giới, các công ty dầu lửa phương Tây thường thiết lập quan hệ đối tác với các công ty quốc doanh khi đầu tư vào những dự án lớn mới. Tuy nhiên, lãnh đạo phe đối lập ở Myanmar, bà Aung San Suu Kyi đã đưa ra những lo ngại về tính minh bạch và độ khả tin của công ty này, cũng như là những liên hệ của công ty này với giới quân sự ở Myanmar.
Trong phát biểu hồi tháng trước tại Geneva (Thụy Sĩ), bà Aung San Suu Kyi cho rằng, Myanmar Oil & Gas Enterprise “đến nay vẫn thiếu tính minh bạch và trách nhiệm”, đồng thời khuyên các quốc gia không nên cho phép doanh nghiệp làm ăn với Myanmar Oil & Gas Enterprise cho đến khi công ty này ký kết các tiêu chuẩn quốc tế được công nhận về sự minh bạch và trách nhiệm.
Vì vậy mà ở Washington và những nơi khác đã xuất hiện những lời kêu gọi về việc ngăn không cho các công ty năng lượng nước ngoài lập quan hệ đối tác với Myanmar Oil & Gas Enterprise.
Các quan chức Nhà Trắng thì tuyên bố, họ đã tìm ra đúng điểm cân bằng. Những quy định mới cho phép đầu tư, nhưng đòi hỏi các công ty Mỹ công bố thông tin mới về việc làm ăn ở Myanmar. Chính phủ Mỹ sẽ tiếp tục cấm công ty nước này đầu tư vào các cơ sở do quân đội Myanmar nắm quyền sở hữu. Bên cạnh đó, chính quyền ông Obama cũng mở rộng các lệnh trừng phạt hiện có đối với những đối tượng cản trở tiến trình cải cách ở Myanmar.
Chính phủ mới lên nắm quyền vào năm ngoái ở Myanmar đã khiến giới quan sát ngạc nhiên khi đưa ra một loạt cải cách sau 5 thập kỷ nước này nằm dưới sự kiểm soát của quân đội. Myanmar đã nới lỏng một số hạn chế đối với báo giới, mở rộng khả năng tiếp cận Internet, đồng thời cho phép những người đối lập, bao gồm bà Suu Kyi, được tự do bày tỏ quan điểm hơn.
Chính quyền mới của Myanmar đã tuyên bố, các công ty Mỹ với vốn đầu tư mới trên 500.000 USD sẽ phải nộp báo cáo hàng năm về các vấn đề nhân quyền, thâu tóm đất đai, môi trường, số tiền nộp cho các cơ quan chính phủ Myanmar. Ngoài ra, các công ty cũng phải báo cáo với Chính phủ Mỹ trong vòng 60 ngày nếu đầu tư vào Myanmar Oil & Gas Enterprise.
Ông Tommy Vietor, một phát ngôn viên của Hội đồng An ninh Quốc gia Nhà Trắng, tuyên bố, Chính phủ Mỹ chia sẻ những lo ngại về công ty dầu khí quốc doanh Myanmar, nhưng tin rằng, các điều kiện đi kèm với việc dỡ bỏ lệnh cấm đầu tư sẽ giúp giữ mọi thứ trong tầm kiểm soát.
“Chúng tôi tin là sự hợp tác kinh tế giữa Mỹ và Myanmar sẽ là nhân tố thúc đẩy những thay đổi tích cực”, ông Vietor phát biểu.
“Nới lỏng cấm vận là dấu hiệu mạnh mẽ thể hiện sự ủng hộ của chúng tôi với cải cách, sẽ cung cấp ngay lập tức các ưu đãi cho những nhà cải cách và lợi ích quan trọng cho người dân Myanmar”, Tổng thống Obama nói trong một tuyên bố được Nhà Trắng phát đi ngày 11/7 theo giờ Mỹ.
Quyết định này được Tổng thống Mỹ đưa ra chỉ vài giờ sau khi đại sứ Mỹ đầu tiên tại Myanmar, ông Derek Mitchell, trình quốc thư lên Tổng thống Thein Sein để chính thức bắt đầu nhiệm vụ. Đây cũng là quyết định có tầm ảnh hưởng nhất tính đến thời điểm này của chính quyền ông Obama vốn đang đẩy nhanh tốc độ bình thường hóa quan hệ với Myanmar.
Việc xóa bỏ lệnh cấm các công ty Mỹ đầu tư vào Myanmar đã bị trì hoãn một thời gian. Hồi tháng 5 vừa qua, các quan chức Mỹ tuyên bố sẽ ngưng lệnh trừng phạt đối với Myanmar sau khi Chính phủ nước này công bố một loạt cải cách. Các công ty Mỹ đã nóng lòng chờ đợi thời điểm được mở cánh cửa vào Myanmar, một thị trường được đánh giá là đầy tiềm năng, nhất là trong lĩnh vực năng lượng.
Sau đó, khi chính quyền Tổng thống Obama trì hoãn xóa lệnh cấm đầu tư, một số doanh nghiệp Mỹ đã trở nên mất kiên nhẫn. Họ cho rằng, các công ty Mỹ sẽ mất cơ hội tiếp cận với các mỏ dầu của Myanmar nếu những hạn chế này không được xóa bỏ, và các công ty từ các quốc gia khác sẽ nhảy vào chiếm chỗ.
Tuy nhiên, theo báo Wall Street Journal, một số nhà quan sát cũng bày tỏ lo ngại rằng Chính phủ Mỹ đang nới lỏng các quy định quá nhanh, đặc biệt là liên quan tới công ty dầu khí quốc doanh Myanmar Oil & Gas Enterprise.
Cũng như ở nhiều nước khác trên thế giới, các công ty dầu lửa phương Tây thường thiết lập quan hệ đối tác với các công ty quốc doanh khi đầu tư vào những dự án lớn mới. Tuy nhiên, lãnh đạo phe đối lập ở Myanmar, bà Aung San Suu Kyi đã đưa ra những lo ngại về tính minh bạch và độ khả tin của công ty này, cũng như là những liên hệ của công ty này với giới quân sự ở Myanmar.
Trong phát biểu hồi tháng trước tại Geneva (Thụy Sĩ), bà Aung San Suu Kyi cho rằng, Myanmar Oil & Gas Enterprise “đến nay vẫn thiếu tính minh bạch và trách nhiệm”, đồng thời khuyên các quốc gia không nên cho phép doanh nghiệp làm ăn với Myanmar Oil & Gas Enterprise cho đến khi công ty này ký kết các tiêu chuẩn quốc tế được công nhận về sự minh bạch và trách nhiệm.
Vì vậy mà ở Washington và những nơi khác đã xuất hiện những lời kêu gọi về việc ngăn không cho các công ty năng lượng nước ngoài lập quan hệ đối tác với Myanmar Oil & Gas Enterprise.
Các quan chức Nhà Trắng thì tuyên bố, họ đã tìm ra đúng điểm cân bằng. Những quy định mới cho phép đầu tư, nhưng đòi hỏi các công ty Mỹ công bố thông tin mới về việc làm ăn ở Myanmar. Chính phủ Mỹ sẽ tiếp tục cấm công ty nước này đầu tư vào các cơ sở do quân đội Myanmar nắm quyền sở hữu. Bên cạnh đó, chính quyền ông Obama cũng mở rộng các lệnh trừng phạt hiện có đối với những đối tượng cản trở tiến trình cải cách ở Myanmar.
Chính phủ mới lên nắm quyền vào năm ngoái ở Myanmar đã khiến giới quan sát ngạc nhiên khi đưa ra một loạt cải cách sau 5 thập kỷ nước này nằm dưới sự kiểm soát của quân đội. Myanmar đã nới lỏng một số hạn chế đối với báo giới, mở rộng khả năng tiếp cận Internet, đồng thời cho phép những người đối lập, bao gồm bà Suu Kyi, được tự do bày tỏ quan điểm hơn.
Chính quyền mới của Myanmar đã tuyên bố, các công ty Mỹ với vốn đầu tư mới trên 500.000 USD sẽ phải nộp báo cáo hàng năm về các vấn đề nhân quyền, thâu tóm đất đai, môi trường, số tiền nộp cho các cơ quan chính phủ Myanmar. Ngoài ra, các công ty cũng phải báo cáo với Chính phủ Mỹ trong vòng 60 ngày nếu đầu tư vào Myanmar Oil & Gas Enterprise.
Ông Tommy Vietor, một phát ngôn viên của Hội đồng An ninh Quốc gia Nhà Trắng, tuyên bố, Chính phủ Mỹ chia sẻ những lo ngại về công ty dầu khí quốc doanh Myanmar, nhưng tin rằng, các điều kiện đi kèm với việc dỡ bỏ lệnh cấm đầu tư sẽ giúp giữ mọi thứ trong tầm kiểm soát.
“Chúng tôi tin là sự hợp tác kinh tế giữa Mỹ và Myanmar sẽ là nhân tố thúc đẩy những thay đổi tích cực”, ông Vietor phát biểu.