Năm 2016, Nhà nước bồi thường 53 tỷ, buộc bồi hoàn 60 triệu
Số tiền bồi thường lớn, nhưng trách nhiệm hoàn trả được áp cho các cơ quan gây oan sai lại không cao
Tổng số tiền Nhà nước phải bồi thường công dân là trên 53 tỷ đồng, tăng 11 tỷ so với năm 2015, Chính phủ báo cáo Quốc hội công tác bồi thường của Nhà nước năm 2016.
Số tiền bồi thường lớn, nhưng trách nhiệm hoàn trả được áp cho các cơ quan gây oan sai lại không cao.
Ít cơ quan gây oan sai phải bồi hoàn
Dẫn số liệu tổng hợp từ các báo cáo của Toà án Nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao và các bộ, ngành, UBND cấp tỉnh, Chính phủ cho biết trong năm 2016, các cơ quan có trách nhiệm bồi thường trên cả nước đã thụ lý, giải quyết tổng số 105 vụ việc (có 53 vụ việc thụ lý mới).
44/105 vụ việc đã có quyết định giải quyết, thực hiện bồi thường, đạt tỉ lệ 41,9%. Số tiền Nhà nước phải bồi thường là gần 26,4 tỷ đồng. Còn 61 vụ việc khác đang tiếp tục giải quyết.
Ngoài ra, toà án nhân dân các cấp đã thụ lý giải quyết 30 vụ án dân sự (có 16 vụ án thụ lý mới) mà người bị thiệt hại khởi kiện yêu cầu toà phân xử vì không đồng ý với hướng giải quyết của cơ quan có trách nhiệm bồi thường.
Trong số đó, có 20 vụ việc thuộc hoạt động tố tụng hình sự, 3 vụ việc trong thi hành án dân sự, 6 vụ việc hành chính...
Toà án các cấp giải quyết xong 16/30 vụ việc với số tiền là 27,3 tỷ đồng, còn 14 vụ đang tiếp tục giải quyết.
Như vậy, tổng số tiền Nhà nước phải bồi thường trong năm 2016 được xác định là trên 53 tỷ đồng, tăng 11 tỷ so với năm 2015.
Về tình hình cấp phát kinh phí và chi trả tiền bồi thường, tính đến thời điểm này, Bộ Tài chính đã tiếp nhận và thực hiện cấp phát đối với 27 hồ sơ đề nghị cấp phát kinh phí chi trả tiền bồi thường, với tổng số tiền là gần 29 tỷ đồng, tăng 15 tỷ so với cùng kỳ năm 2015.
Số tiền đã chi trả chủ yếu nằm trong các trường hợp bồi thường của Toà án Nhân dân Tối cao (15 trường hợp với số tiền 26 tỷ đồng). Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao có 10 trường hợp, với số tiền phải bồi thường là 2,4 tỷ đồng.
Báo cáo cũng cho biết, những vụ việc oan sai phức tạp, dư luận quan tâm như vụ việc của ông Lương Ngọc Phi tỉnh Thái Bình, ông Huỳnh Văn Nén tỉnh Bình Thuận, ông Trần Văn Thêm tỉnh Bắc Ninh đã được Toà án Nhân dân Tối cao, Viện kiểm sát Nhân dân tối cao và một số bộ, ngành chủ động phối hợp với Bộ Tư pháp giải quyết.
Số tiền phải chi trả bồi thường lớn, nhưng trách nhiệm hoàn trả được áp cho các cơ quan gây oan sai cho công dân lại không cao.
Trong năm 2016, Nhà nước chỉ xem xét trách nhiệm, buộc cơ quan gây oan sai hoàn trả kinh phí bồi thường trong 5 vụ việc, với tổng số tiền là xấp xỉ 60 triệu đồng, trong đó có 1 vụ việc hành chính, 4 vụ dân sự. Không có vụ oan sai trong hoạt động tố tụng hình sự nào mà cơ quan làm oan bị buộc phải bồi hoàn kinh phí bồi thường.
Chưa phản ánh đúng tình hình vi phạm
Đánh giá chung về công tác bồi thường Nhà nước trong năm, Chính phủ nhận định, so với năm 2015, số lượng vụ việc yêu cầu bồi thường tăng (11 vụ việc). Hoạt động giải quyết bồi thường đã được các cơ quan có trách nhiệm bồi thường thực hiện nghiêm túc hơn, kịp thời thụ lý các vụ việc yêu cầu bồi thường khi có đủ căn cứ; giải quyết bồi thường đúng pháp luật.
Một số vụ việc phức tạp, kéo dài phát sinh đã được giải quyết dứt điểm, đã giải tỏa phần nào những bức xúc xã hội, được nhân dân đồng tình, ủng hộ, qua đó bù đắp, khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp cho người bị thiệt hại.
Dẫn lại vụ việc người tù qua hai thập kỷ Huỳnh Văn Nén ở Bình Thuận, vụ “tử tù” hai lần bị tuyên tử hình Trần Văn Thêm ở Bắc Ninh, Chính phủ nhấn mạnh, các cơ quan tố tụng đã chủ động giải quyết, tổ chức xin lỗi, thoả thuận và tiến hành các thủ tục giải quyết bồi thường.
Dù vậy, những hạn chế, bất cập được chỉ ra như, số vụ việc phải bồi thường công dân trong cả 3 lĩnh vực quản lý hành chính, tố tụng và thi hành án đều có chiều hướng tăng.
Con số thống kê 11 vụ việc tăng thêm được cho là cũng chưa phản ánh đúng thực chất tình hình vi phạm trong thực thi pháp luật của đội ngũ công chức, nhất là trong hoạt động quản lý hành chính, vì như báo cáo của Thanh Tra Chính phủ trình Quốc hội năm 2016, có đến trên 3.700 khiếu nại của công dân là đúng và xấp xỉ 3.000 khiếu nại có đúng, có sai.
Kết quả giải quyết xong dứt điểm các vụ việc bồi thường năm nay thấp hơn so với năm 2015. Có sự gia tăng vụ việc người bị thiệt hại không đồng ý với kết quả giải quyết bồi thường và khởi kiện ra tòa án đề nghị phân xử (30 vụ, tăng 9 vụ so với 2015).
Chính phủ cũng xác nhận, việc kiểm tra xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đề nghị cấp kinh phí bồi thường của cơ quan giải quyết bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính và thi hành án dân sự thường chậm, ảnh hưởng đến việc cấp kinh phí và chi trả tiền bồi thường cho người bị thiệt hại.
Điểm hạn chế khác là việc xem xét trách nhiệm hoàn trả của cơ quan có trách nhiệm bồi thường khi gây oan sai, thiệt hại cho công dân còn chậm và đạt tỷ lệ thấp cả về vụ việc và về giá trị tiền. Điều này làm cho tác dụng răn đe, giáo dục trong xử lý trách nhiệm người thi hành công vụ có hành vi trái pháp luật nói riêng và đội ngũ cán bộ, công chức nói chung chưa cao.
Đặc biệt, Chính phủ cũng chỉ rõ, trong hoạt động tố tụng, không phát sinh vụ việc công chức phải thực hiện trách nhiệm hoàn trả theo quy định hiện hành.
Số tiền bồi thường lớn, nhưng trách nhiệm hoàn trả được áp cho các cơ quan gây oan sai lại không cao.
Ít cơ quan gây oan sai phải bồi hoàn
Dẫn số liệu tổng hợp từ các báo cáo của Toà án Nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao và các bộ, ngành, UBND cấp tỉnh, Chính phủ cho biết trong năm 2016, các cơ quan có trách nhiệm bồi thường trên cả nước đã thụ lý, giải quyết tổng số 105 vụ việc (có 53 vụ việc thụ lý mới).
44/105 vụ việc đã có quyết định giải quyết, thực hiện bồi thường, đạt tỉ lệ 41,9%. Số tiền Nhà nước phải bồi thường là gần 26,4 tỷ đồng. Còn 61 vụ việc khác đang tiếp tục giải quyết.
Ngoài ra, toà án nhân dân các cấp đã thụ lý giải quyết 30 vụ án dân sự (có 16 vụ án thụ lý mới) mà người bị thiệt hại khởi kiện yêu cầu toà phân xử vì không đồng ý với hướng giải quyết của cơ quan có trách nhiệm bồi thường.
Trong số đó, có 20 vụ việc thuộc hoạt động tố tụng hình sự, 3 vụ việc trong thi hành án dân sự, 6 vụ việc hành chính...
Toà án các cấp giải quyết xong 16/30 vụ việc với số tiền là 27,3 tỷ đồng, còn 14 vụ đang tiếp tục giải quyết.
Như vậy, tổng số tiền Nhà nước phải bồi thường trong năm 2016 được xác định là trên 53 tỷ đồng, tăng 11 tỷ so với năm 2015.
Về tình hình cấp phát kinh phí và chi trả tiền bồi thường, tính đến thời điểm này, Bộ Tài chính đã tiếp nhận và thực hiện cấp phát đối với 27 hồ sơ đề nghị cấp phát kinh phí chi trả tiền bồi thường, với tổng số tiền là gần 29 tỷ đồng, tăng 15 tỷ so với cùng kỳ năm 2015.
Số tiền đã chi trả chủ yếu nằm trong các trường hợp bồi thường của Toà án Nhân dân Tối cao (15 trường hợp với số tiền 26 tỷ đồng). Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao có 10 trường hợp, với số tiền phải bồi thường là 2,4 tỷ đồng.
Báo cáo cũng cho biết, những vụ việc oan sai phức tạp, dư luận quan tâm như vụ việc của ông Lương Ngọc Phi tỉnh Thái Bình, ông Huỳnh Văn Nén tỉnh Bình Thuận, ông Trần Văn Thêm tỉnh Bắc Ninh đã được Toà án Nhân dân Tối cao, Viện kiểm sát Nhân dân tối cao và một số bộ, ngành chủ động phối hợp với Bộ Tư pháp giải quyết.
Số tiền phải chi trả bồi thường lớn, nhưng trách nhiệm hoàn trả được áp cho các cơ quan gây oan sai cho công dân lại không cao.
Trong năm 2016, Nhà nước chỉ xem xét trách nhiệm, buộc cơ quan gây oan sai hoàn trả kinh phí bồi thường trong 5 vụ việc, với tổng số tiền là xấp xỉ 60 triệu đồng, trong đó có 1 vụ việc hành chính, 4 vụ dân sự. Không có vụ oan sai trong hoạt động tố tụng hình sự nào mà cơ quan làm oan bị buộc phải bồi hoàn kinh phí bồi thường.
Chưa phản ánh đúng tình hình vi phạm
Đánh giá chung về công tác bồi thường Nhà nước trong năm, Chính phủ nhận định, so với năm 2015, số lượng vụ việc yêu cầu bồi thường tăng (11 vụ việc). Hoạt động giải quyết bồi thường đã được các cơ quan có trách nhiệm bồi thường thực hiện nghiêm túc hơn, kịp thời thụ lý các vụ việc yêu cầu bồi thường khi có đủ căn cứ; giải quyết bồi thường đúng pháp luật.
Một số vụ việc phức tạp, kéo dài phát sinh đã được giải quyết dứt điểm, đã giải tỏa phần nào những bức xúc xã hội, được nhân dân đồng tình, ủng hộ, qua đó bù đắp, khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp cho người bị thiệt hại.
Dẫn lại vụ việc người tù qua hai thập kỷ Huỳnh Văn Nén ở Bình Thuận, vụ “tử tù” hai lần bị tuyên tử hình Trần Văn Thêm ở Bắc Ninh, Chính phủ nhấn mạnh, các cơ quan tố tụng đã chủ động giải quyết, tổ chức xin lỗi, thoả thuận và tiến hành các thủ tục giải quyết bồi thường.
Dù vậy, những hạn chế, bất cập được chỉ ra như, số vụ việc phải bồi thường công dân trong cả 3 lĩnh vực quản lý hành chính, tố tụng và thi hành án đều có chiều hướng tăng.
Con số thống kê 11 vụ việc tăng thêm được cho là cũng chưa phản ánh đúng thực chất tình hình vi phạm trong thực thi pháp luật của đội ngũ công chức, nhất là trong hoạt động quản lý hành chính, vì như báo cáo của Thanh Tra Chính phủ trình Quốc hội năm 2016, có đến trên 3.700 khiếu nại của công dân là đúng và xấp xỉ 3.000 khiếu nại có đúng, có sai.
Kết quả giải quyết xong dứt điểm các vụ việc bồi thường năm nay thấp hơn so với năm 2015. Có sự gia tăng vụ việc người bị thiệt hại không đồng ý với kết quả giải quyết bồi thường và khởi kiện ra tòa án đề nghị phân xử (30 vụ, tăng 9 vụ so với 2015).
Chính phủ cũng xác nhận, việc kiểm tra xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đề nghị cấp kinh phí bồi thường của cơ quan giải quyết bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính và thi hành án dân sự thường chậm, ảnh hưởng đến việc cấp kinh phí và chi trả tiền bồi thường cho người bị thiệt hại.
Điểm hạn chế khác là việc xem xét trách nhiệm hoàn trả của cơ quan có trách nhiệm bồi thường khi gây oan sai, thiệt hại cho công dân còn chậm và đạt tỷ lệ thấp cả về vụ việc và về giá trị tiền. Điều này làm cho tác dụng răn đe, giáo dục trong xử lý trách nhiệm người thi hành công vụ có hành vi trái pháp luật nói riêng và đội ngũ cán bộ, công chức nói chung chưa cao.
Đặc biệt, Chính phủ cũng chỉ rõ, trong hoạt động tố tụng, không phát sinh vụ việc công chức phải thực hiện trách nhiệm hoàn trả theo quy định hiện hành.