Nên áp biên độ giá cổ phiếu chưa niêm yết?
Theo ý kiến một số lãnh đạo công ty chứng khoán, trong phương án quản lý cổ phiếu chưa niêm yết cần xây dựng một biên độ giá cụ thể
Theo ý kiến một số lãnh đạo công ty chứng khoán, trong phương án quản lý cổ phiếu chưa niêm yết cần xây dựng một biên độ giá cụ thể.
Sáng 2/8, Ủy ban Chứng khoán đã tổ chức hội thảo lấy ý kiến xây dựng phương án tổ chức và quản lý giao dịch chứng khoán chưa niêm yết của công ty đại chúng.
Theo nội dung dự thảo của Ủy ban, việc giao dịch chứng khoán chưa niêm yết sẽ không quy định về đơn vị giao dịch, không có biên độ giao động giá, không có giá tham chiếu và các giao dịch được thực hiện theo phương thức thỏa thuận giữa các nhà đầu tư.
Trong quy định trên, đại diện một số công ty chứng khoán cho rằng cần thiết phải xây dựng một biên độ giao động giá, đi cùng đó là việc áp dụng mức giá tham chiếu để tạo thuận lợi và thống nhất trong giao dịch.
Ông Phạm Quang Huy, Phó tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), lo ngại rằng việc không có giá tham chiếu và biên độ giao động giá trên thị trường này sẽ tạo điều kiện để này sinh những tiêu cực. Nhà đầu tư có thể thông đồng và đưa ra những mức giá sai lệch, phục vụ cho ý đồ riêng, có thể tạo cái nhìn sai lệch về thực tế giá cổ phiếu trên thị trường.
Theo kiến nghị của ông Huy, Ủy ban Chứng khoán cần xem xét đưa ra biên động giao động giá, có thể từ 20 – 30%, rộng hơn biên độ 5% đối với giao dịch chứng khoán niêm yết trên sàn Tp.HCM và 10% trên sàn Hà Nội (cổ phiếu, chứng chỉ quỹ).
Ngoài ra, ông Huy còn đưa ra một đề nghị đáng chú ý là nên có cơ chế cho phép các công ty chứng khoán được quyền từ chối những giao dịch có nghi vấn về giá hoặc thấy những nghi vấn khác trong giao dịch đó.
Cùng quan điểm trên, ông Quách Mạnh Hào, Giám đốc khối phân tích, Công ty Chứng khoán Thăng Long (TSC), cũng đưa ra kiến nghị cần áp dụng biên độ giao động giá chứng khoán chưa niêm yết ở khoảng 20%, tạo thuận lợi cho nhà đầu tư và hạn chế yếu tố ảo, khả năng làm giá trên thị trường.
Hiện tại, giao dịch chứng khoán chưa niêm yết (chủ yếu là cổ phiếu) trên thị trường tự do (OTC) đang tiềm ẩn nhiều rủi ro; trong đó rủi ro về giá là vấn đề nhiều nhà đầu tư bức xúc. Là giao dịch thỏa thuận, không có giá tham chiếu nên khó xác định giá chính xác của các cổ phiếu. Theo đó, những kiến nghị trên sẽ được Ủy ban Chứng khoán tiếp nhận và xem xét để đi đến phương án cuối cùng.
Theo ông Vũ Bằng, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán, việc xây dựng và triển khai phương án tổ chức và quản lý giao dịch chứng khoán chưa niêm yết là cần thiết, nhằm tạo lập một thị trường minh bạch, phát huy kênh huy động vốn hiệu quả cho doanh nghiệp.
Ông Bằng cho biết hiện đã có trên 600 công ty đại chúng đã thực hiện đăng ký theo quy định. Quá trình đăng ký diễn ra khá chậm, theo giải thích của ông Bằng là do một số vướng mắc về kỹ thuật. Cụ thể là việc đăng ký trở thành công ty đại chúng phải đi cùng với yêu cầu kiểm toán; doanh nghiệp cần thời gian để chuẩn bị cho yêu cầu này.
Về phương án tổ chức và quản lý giao dịch nói trên, Ủy ban Chứng khoán sẽ tiếp tục lấy ý kiến rộng rãi các thành viên thị trường. Hai đầu mối chủ chốt là Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội và Trung tâm Lưu ký Chứng khoán cũng đã chuẩn bị để có thể nhập cuộc.
Dự kiến trong tháng 9/2007, các đầu mối liên quan sẽ tiến hành mua sắm thiết bị để chuẩn bị kết nối hệ thống. Và đến tháng 11/2007, Ủy ban sẽ lựa chọn một số công ty đại chúng (tập trung ở khối công ty chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm) để áp dụng thử nghiệm. Nếu thuận lợi, từ tháng 1/2008, phương án cuối cùng sẽ được áp dụng đồng loạt.
Sáng 2/8, Ủy ban Chứng khoán đã tổ chức hội thảo lấy ý kiến xây dựng phương án tổ chức và quản lý giao dịch chứng khoán chưa niêm yết của công ty đại chúng.
Theo nội dung dự thảo của Ủy ban, việc giao dịch chứng khoán chưa niêm yết sẽ không quy định về đơn vị giao dịch, không có biên độ giao động giá, không có giá tham chiếu và các giao dịch được thực hiện theo phương thức thỏa thuận giữa các nhà đầu tư.
Trong quy định trên, đại diện một số công ty chứng khoán cho rằng cần thiết phải xây dựng một biên độ giao động giá, đi cùng đó là việc áp dụng mức giá tham chiếu để tạo thuận lợi và thống nhất trong giao dịch.
Ông Phạm Quang Huy, Phó tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), lo ngại rằng việc không có giá tham chiếu và biên độ giao động giá trên thị trường này sẽ tạo điều kiện để này sinh những tiêu cực. Nhà đầu tư có thể thông đồng và đưa ra những mức giá sai lệch, phục vụ cho ý đồ riêng, có thể tạo cái nhìn sai lệch về thực tế giá cổ phiếu trên thị trường.
Theo kiến nghị của ông Huy, Ủy ban Chứng khoán cần xem xét đưa ra biên động giao động giá, có thể từ 20 – 30%, rộng hơn biên độ 5% đối với giao dịch chứng khoán niêm yết trên sàn Tp.HCM và 10% trên sàn Hà Nội (cổ phiếu, chứng chỉ quỹ).
Ngoài ra, ông Huy còn đưa ra một đề nghị đáng chú ý là nên có cơ chế cho phép các công ty chứng khoán được quyền từ chối những giao dịch có nghi vấn về giá hoặc thấy những nghi vấn khác trong giao dịch đó.
Cùng quan điểm trên, ông Quách Mạnh Hào, Giám đốc khối phân tích, Công ty Chứng khoán Thăng Long (TSC), cũng đưa ra kiến nghị cần áp dụng biên độ giao động giá chứng khoán chưa niêm yết ở khoảng 20%, tạo thuận lợi cho nhà đầu tư và hạn chế yếu tố ảo, khả năng làm giá trên thị trường.
Hiện tại, giao dịch chứng khoán chưa niêm yết (chủ yếu là cổ phiếu) trên thị trường tự do (OTC) đang tiềm ẩn nhiều rủi ro; trong đó rủi ro về giá là vấn đề nhiều nhà đầu tư bức xúc. Là giao dịch thỏa thuận, không có giá tham chiếu nên khó xác định giá chính xác của các cổ phiếu. Theo đó, những kiến nghị trên sẽ được Ủy ban Chứng khoán tiếp nhận và xem xét để đi đến phương án cuối cùng.
Theo ông Vũ Bằng, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán, việc xây dựng và triển khai phương án tổ chức và quản lý giao dịch chứng khoán chưa niêm yết là cần thiết, nhằm tạo lập một thị trường minh bạch, phát huy kênh huy động vốn hiệu quả cho doanh nghiệp.
Ông Bằng cho biết hiện đã có trên 600 công ty đại chúng đã thực hiện đăng ký theo quy định. Quá trình đăng ký diễn ra khá chậm, theo giải thích của ông Bằng là do một số vướng mắc về kỹ thuật. Cụ thể là việc đăng ký trở thành công ty đại chúng phải đi cùng với yêu cầu kiểm toán; doanh nghiệp cần thời gian để chuẩn bị cho yêu cầu này.
Về phương án tổ chức và quản lý giao dịch nói trên, Ủy ban Chứng khoán sẽ tiếp tục lấy ý kiến rộng rãi các thành viên thị trường. Hai đầu mối chủ chốt là Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội và Trung tâm Lưu ký Chứng khoán cũng đã chuẩn bị để có thể nhập cuộc.
Dự kiến trong tháng 9/2007, các đầu mối liên quan sẽ tiến hành mua sắm thiết bị để chuẩn bị kết nối hệ thống. Và đến tháng 11/2007, Ủy ban sẽ lựa chọn một số công ty đại chúng (tập trung ở khối công ty chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm) để áp dụng thử nghiệm. Nếu thuận lợi, từ tháng 1/2008, phương án cuối cùng sẽ được áp dụng đồng loạt.